Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có rất nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ như Trình bày ý kiến về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại, việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Trình bày ý kiến về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại.... Trong bài viết này, Taimienphi.vn gợi ý viết bài văn theo từng chủ đề này, các em cùng tham khảo để làm văn hay, hoàn chỉnh.
Đề bài: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
Bài văn mẫu Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
Đề 1: Trình bày ý kiến về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Thú Chơi Tranh Dân Gian Trong Đời Sống Hiện Đại
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại:
+ Tranh dân gian dần bị thay thế bởi tranh khảm, tranh sứ, tranh đá,...
+ Song, vẫn có rất nhiều người đam mê, thích thú với tranh dân gian.
- Ý kiến của em về vấn đề được bàn:
+ Tranh dân gian xuất hiện ở nhiều vùng miền: từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam. Tranh dân gian được dùng cho nhiều mục đích: thờ cúng, chúc tụng, gửi gắm mong ước,...
+ Chơi tranh dân gian là cách để chúng ta giữ gìn, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Cần tìm hiểu rõ ràng về nguồn gốc của tranh, tránh tranh giả, tranh sao chép.
+ Cần có ý thức hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông dày công xây dựng.
3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.
II. Bài nói trình bày ý kiến về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
Trong buổi học Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày quan điểm của mình về vấn đề: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại. Kính mong cô cùng các bạn chú ý lắng nghe.
Mọi người thân mến, hiện nay, nước ta có 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kính Nam Bộ, tranh Kim Hoàng, tranh Thập vật, tranh làng Sình, tranh Đồ thế Nam Bộ, tranh Thờ miền núi, tranh Gói vải, tranh Thờ đồng bằng và tranh Vải. Có thể thấy, tranh dân gian xuất hiện ở nhiều vùng miền: từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam.
Bài văn mẫu Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại hay nhất
Tuy nhiên, theo thời gian, những dòng tranh này dần bị mai một và đi vào lãng quên. Người ta ít nói tới tranh dân gian hay tranh Tết, tranh thờ. Thay vào đó, một vài gia đình lựa chọn treo những loại tranh khác. Song, nhiều người vẫn dành một tình cảm đặc biệt cho dòng tranh dân gian. Họ sẵn sàng bỏ ra công sức để tìm hiểu về các tác phẩm có giá trị cao.... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
Đề 2: Trình bày ý kiến về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Việc Sử Dụng Các Sản Phẩm Thủ Công Truyền Thống:
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm:
+ Sản phẩm thủ công truyền thống là những hàng hóa được sản xuất bởi người dân trong các làng nghề truyền thống.
+ Một số sản phẩm thủ công truyền thống mà ta thường bắt gặp: bình gốm, bát sứ, rổ tre, giỏ mây, tranh Đông Hồ, đồ gỗ mĩ nghệ,...
- Ý kiến của em về vấn đề được bàn:
Sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống giúp
+ Đem lại nguồn lợi kinh tế cho các làng nghề.
+ Góp phần bảo tồn những phong tục, tập quán truyền thống của đất nước.
+ Sử dụng sản phẩm làm từ mây, tre để thay thế cho nhựa -> giúp bảo vệ môi trường.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Mong muốn: Các sản phẩm thủ công truyền thống sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa trong đời sống con người.
+ Giải pháp: các địa phương cần có kế hoạch, chương trình phát triển làng nghề truyền thống.
- Trao đổi thêm với các bạn khác.
3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.
II. Bài nói Trình bày ý kiến về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Đông My. Hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của mình về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Nói về sản phẩm thủ công truyền thống, mọi người sẽ nghĩ tới thứ gì đầu tiên? Mình thì nhớ ngay tới gốm sứ, mây tre đan, vải dệt, tranh dân gian,... Những sản phẩm này đa phần được tạo nên bằng chính đôi bàn tay của người thợ. Theo thời gian, một số sản phẩm truyền thống sẽ được cải tiến để phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng không làm mất đi cái gốc vốn có.
Các bạn thân mến, sản phẩm thủ công đã được lưu truyền, giữ gìn từ đời này qua đời khác. Bởi vậy, việc sử dụng các sản phẩm này còn góp phần lưu giữ những phong tục, tập quán truyền thống của đất nước.
Dẫu biết máy móc, kĩ thuật hiện đại đang chiếm ưu thế to lớn nhưng hi vọng rằng, các làng nghề truyền thống vẫn tồn tại, phát triển. Mong rằng, nhà nước, địa phương sẽ có thêm các chính sách, chương trình phát triển để khôi phục, phát huy các giá trị truyền thống ở một số làng nghề.... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
Đề 3: Trình bày ý kiến về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Vấn Đề Giới Trẻ Và Việc Thưởng Thức Các Loại Hình Nghệ Thuật Truyền Thống
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống:
+ Nhiều bạn trẻ yêu thích, hứng thú với nghệ thuật truyền thống -> xây dựng, sáng tạo các dự án để tuyên truyền và giữ gìn.
+ Các bạn trẻ đã có những thay đổi mới mẻ, vừa không làm mất đi "cái hồn, cái gốc" vốn có, vừa phù hợp với thị hiếu của thanh niên hiện nay.
- Ý kiến của em về vấn đề được bàn:
+ Việc giới trẻ yêu thích thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống đã cho thấy ý thức, trách nhiệm của thế hệ sau trong việc giữ gìn, phát huy những văn hóa tốt đẹp.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Người trẻ tuổi sẽ đam mê, hứng thú hơn với các loại hình nghệ thuật truyền thống.
+ Nhà trường, thầy cô cần tăng cường giáo dục học sinh về truyền thống, văn hóa của đất nước.
3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.
II. Bài nói trình bày ý kiến về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
Xin chào cô và các bạn. Tên em là Phương Thảo. Hôm nay, em xin trình bày ý kiến của mình về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kính mong mọi người lắng nghe.
Trong cuộc sống hiện đại có muôn màu loại hình giải trí khác nhau, việc các bạn trẻ cùng nhau lan tỏa vẻ đẹp văn hóa dân tộc qua một số dự án: "Chèo khám phá", "Gánh hát lưu diễn muôn phương",... làm chúng ta thấy thật xúc động, tự hào. Có thể thấy, nghệ thuật truyền thống vẫn giữ một sức hút nào đó với con người hiện đại.
Dàn ý và bài văn Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại mẫu đạt điểm cao
Hiện nay, giới trẻ - thế hệ năng động, sáng tạo đã không ngừng "làm mới" nghệ thuật dân tộc. Họ chọn cách thay đổi phù hợp để không đánh mất đi vẻ đẹp vốn có mà vẫn thu hút được sự chú ý ở người tiếp nhận. Họ xây dựng nên vô vàn dự án nhằm giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc.... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
Đề 4: Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Truyền Thống Đối Với Du Khách
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm:
+ Ngày nay, các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống vẫn có sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Nhiều điểm đến được du khách yêu thích như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,...
- Ý kiến của em về vấn đề được bàn:
+ Nước ta có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa truyền thống, trải dài khắp 3 miền đất nước: Hoàng thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,...
+ Các khu di tích thường chứa đựng những câu chuyện xa xưa của thế hệ ông cha.
+ Du khách tìm đến các di tích này để tham quan, tìm hiểu lịch sử và văn hóa.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
Các địa phương sẽ có kế hoạch phát triển bền vững khu di tích lịch sử - văn hóa, tăng cường tuyên truyền, quảng bá tới du khách.
3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.
II. Trình Bày Ý Kiến Về Sức Hấp Dẫn Của Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Truyền Thống Đối Với Du Khách
Xin chào cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày các ý kiến của mình về vấn đề "sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách". Kính mong mọi người theo dõi, lắng nghe.
Trước hết, nước ta có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trải dài khắp 3 miền Tổ quốc: Hoàng thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,... Mỗi di tích mang một vẻ đẹp riêng biệt, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của từng vùng miền. Ngày nay, các di tích lịch sử - văn hóa vẫn có sức hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Khách thập phương thường tìm đến những địa điểm này để tham quan, vãn cảnh và tìm hiểu.
Có thể nói, di tích lịch sử - văn hóa truyền thống là tài sản vô giá mà cha ông để lại cho chúng ta. Thông qua các di tích, ta có thể hiểu hơn về kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán,... Đồng thời, phần nào thấy được quá trình dựng xây và phát triển quê hương, đất nước trong lịch sử. Như vậy, việc ghé thăm di tích lịch sử - văn hóa cũng được coi là cách để chúng ta hướng về cội nguồn, nhớ tới tổ tiên..... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách
Đề 5: Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Giá Trị Của Các Làng Nghề Truyền Thống
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm:
+ Ở Việt Nam, có gần 2000 làng truyền thống, thuộc các nhóm nghề như: gốm sứ, vàng bạc, mây tre đan, tranh dân gian,...
+ Các làng nghề thường phản ánh cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và đời sống tinh thần của một cộng đồng, bộ phận cư dân nào đó.
- Ý kiến của em về vấn đề:
+ Các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Nhiều địa phương đã tận dụng lợi thế về cảnh quan, lịch sử để phát triển mô hình du lịch làng nghề.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Các địa phương cần lên kế hoạch phát triển làng nghề gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
+ Mỗi người cần biết chung tay với cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ các giá trị tốt đẹp mà cha ông tạo nên.
3. Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề.
II. Trình Bày Ý Kiến Về Giá Trị Của Các Làng Nghề Truyền Thống Đối Với Sự Phát Triển Văn Hóa
Chào cô và các bạn. Em tên là Ngọc Trang. Đứng trước vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa", em xin trình bày một vài ý kiến như sau:
Trước hết, các bạn hiểu thế nào là "làng nghề truyền thống"? Theo mình, làng nghề truyền thống là một địa danh có một hoặc một số nghề truyền thống được truyền lại cho thế hệ sau. Những làng nghề nổi tiếng mà chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới: làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội),...
Dàn ý, bài văn mẫu Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại của học sinh giỏi
Có thể thấy, các làng nghề này đã tồn tại rất lâu đời. Trải qua thời gian, các làng nghề vẫn lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp. Trước hết, giá trị văn hóa được thể hiện ở chính những sản phẩm thủ công truyền thống - thứ được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc thông tuệ của người thợ. Tiếp đến, không gian kiến trúc làng nghề như đền thờ Tổ mẫu, cổng làng,... là minh chứng sắc nét cho niềm tin, tín ngưỡng của mỗi làng nghề. Ngoài ra, những lễ hội, nghi thức thờ cúng, phong tục tập quán,... cũng là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây..... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa
Đề 6: Trình bày ý kiến về sức cuốn hút của đặc sản địa phương
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Sức Cuốn Hút Của Đặc Sản Địa Phương:
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: sức cuốn hút của đặc sản địa phương.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm:
+ Đặc sản địa phương: chỉ những sản vật, sản phẩm hoặc hàng hóa đặc trưng của từng vùng, miền. Các đặc sản này thường mang đặc điểm riêng biệt, đặc thù.
+ Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có một hay một số đặc sản nào đó.
- Ý kiến của em về vấn đề được bàn:
+ Các đặc sản đã và đang thu hút, hấp dẫn khách du lịch tới thăm và khám phá địa phương.
+ Một số đặc sản còn được xuất khẩu ra nước ngoài, vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa giúp ích cho việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Các địa phương sẽ có những chính sách phù hợp để lưu giữ, phát triển đặc sản quê hương mình.
+ Mỗi người cần ý thức hơn nữa trong việc bảo tồn, lưu giữ những đặc sản quê hương.
3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.
II. Trình Bày Ý Kiến Về Sức Cuốn Hút Của Đặc Sản Địa Phương
Xin chào cô và các bạn lớp 7C. Tên em là Thảo Trang. Hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề "sức cuốn hút của đặc sản địa phương". Kính mong cô và các bạn theo dõi, lắng nghe.
Trước hết, mọi người hiểu thế nào là đặc sản địa phương? Theo mình, đặc sản địa phương chính là sản vật, sản phẩm hay hàng hóa tiêu biểu, mang đặc trưng riêng của từng vùng, miền. Khi nhắc tới đặc sản, chúng ta thường nghĩ tới món ăn nổi bật của địa phương ấy. Ví dụ như: bánh đa cua (Hải Phòng), thịt dê (Ninh Bình), cá kho (Hà Nam), cá bống kho dừa nước (Bến Tre),... Các món ăn đó thường chứa đựng hương vị riêng biệt. Vì thế, khách du lịch một khi đã thưởng thức thì đều lưu luyến, không thể nào quên..... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về sức cuốn hút của đặc sản địa phương
Đề 7: Trình bày ý kiến về vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương
I. Dàn Ý Trình Bày Ý Kiến Về Vai Trò Kết Nối Tình Thân Của Những Món Ăn Truyền Thống
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.
2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm:
+ Các món ăn truyền thống địa phương là món ăn đặc trưng của từng vùng miền.
- Ý kiến của em về vấn đề được bàn: Vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống:
+ Món ăn truyền thống là sợi dây gắn kết những con người có chung khẩu vị.
+ Khiến mỗi người con xa quê luôn nhớ về quê hương ruột thịt của mình.
+ Gắn kết, thắt chặt tình cảm gia đình.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Mỗi người sẽ dành nhiều thời gian bên gia đình: cùng nhau nấu ăn, cùng ăn bữa cơm thơm ngon.
+ Luôn ý thức, trân trọng những món ăn quê hương bình dị, dân dã.
3. Kết thúc: Khái quát nội dung đã trình bày.
Bài văn Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại hay, đạt điểm cao
II. Bài Nói Trình Bày Ý Kiến Về Vai Trò Kết Nối Tình Thân Của Những Món Ăn Truyền Thống Địa Phương
Xin chào cô và các bạn. Em là Minh Đức. Hôm nay, đến với vấn đề "vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương", em xin trình bày một vài ý kiến như sau:
Các bạn thân mến, mỗi địa phương trên đất nước ta lại có cách chế biến món ăn theo những cách khác nhau. Chẳng hạn như món cá kho, có nơi cho thêm nghệ, có nơi bỏ thêm riềng hoặc thịt ba chỉ,... Như vậy, từ nguyên liệu chính là cá, người dân ở mỗi vùng đã kết hợp thêm các nguyên liệu, gia vị khác nhau. Từ đây, chúng ta gọi đó là món ăn truyền thống địa phương.
Các món ăn truyền thống thường là món ăn dân dã, bình dị và hay xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày. Những món ăn này được tạo nên bởi đôi tay khéo léo cùng tình cảm chân thành của người nấu. Vì thế, khi nhìn thấy món ăn, ta sẽ nhớ tới bữa cơm gia đình ấm cúng, tới hình bóng người thân đảm đang bên bếp lửa. Để rồi, sau này khôn lớn, chúng ta vẫn luôn hướng về hương vị thân quen của quê nhà..... (Còn tiếp)
>> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Trình bày ý kiến về vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống
https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-trinh-bay-y-kien-ve-van-de-van-hoa-truyen-thong-trong-xa-hoi-hien-dai-73734n.aspx
Với những dàn ý và bài văn mẫu Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại mà Taimienphi.vn tổng hợp và chia sẻ trên đây, hy vọng các em đã có thể làm bài văn của mình tốt nhất, hiểu được bài văn này.