Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa

Các làng nghề truyền thống thường lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Mời em tham khảo bài văn mẫu Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì I để hiểu hơn về vấn đề này.

Đề bài: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa.

trinh bay y kien ve gia tri cua cac lang nghe truyen thong doi voi su phat trien van hoa

Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa

Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống nằm trong chủ đề Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại Ngữ văn 7, thường xuyên có trong đề thi, bài kiểm tra. Do đó, các em hãy trau dồi kỹ năng viết văn trình bày ý kiến này để làm văn dễ dàng, hoàn chỉnh.
 

I. Dàn ý trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống

1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa.
- Nêu lí do trình bày vấn đề.

2. Nội dung chính:
- Những thông tin đáng quan tâm:
+ Ở Việt Nam, có gần 2000 làng truyền thống, thuộc các nhóm nghề như: gốm sứ, vàng bạc, mây tre đan, tranh dân gian,...
+ Các làng nghề thường phản ánh cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và đời sống tinh thần của một cộng đồng, bộ phận cư dân nào đó.
- Ý kiến của em về vấn đề:
+ Các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Nhiều địa phương đã tận dụng lợi thế về cảnh quan, lịch sử để phát triển mô hình du lịch làng nghề.
- Mong muốn của em và những giải pháp đề xuất:
+ Các địa phương cần lên kế hoạch phát triển làng nghề gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
+ Mỗi người cần biết chung tay với cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ các giá trị tốt đẹp mà cha ông tạo nên.

3. Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề.
 

II. Bài nói mẫu Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa
 

1. Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa - mẫu số 1

Chào cô và các bạn. Em tên là Ngọc Trang. Đứng trước vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa", em xin trình bày một vài ý kiến như sau:

Trước hết, các bạn hiểu thế nào là "làng nghề truyền thống"? Theo mình, làng nghề truyền thống là một địa danh có một hoặc một số nghề truyền thống được truyền lại cho thế hệ sau. Những làng nghề nổi tiếng mà chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới: làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội),...

Có thể thấy, các làng nghề này đã tồn tại rất lâu đời. Trải qua thời gian, các làng nghề vẫn lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp. Trước hết, giá trị văn hóa được thể hiện ở chính những sản phẩm thủ công truyền thống - thứ được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc thông tuệ của người thợ. Tiếp đến, không gian kiến trúc làng nghề như đền thờ Tổ mẫu, cổng làng,... là minh chứng sắc nét cho niềm tin, tín ngưỡng của mỗi làng nghề. Ngoài ra, những lễ hội, nghi thức thờ cúng, phong tục tập quán,... cũng là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây.

Mỗi làng nghề địa phương lại chứa đựng một nét đẹp đặc trưng, riêng biệt. Từ đây, ta thấy được sự đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của người dân. Như vậy, các giá trị văn hóa ở làng nghề truyền thống đã và đang góp phần tô đậm nền văn hóa Việt Nam.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước cần có ý thức hơn nữa trong việc tìm hiểu, khám phá về làng nghề truyền thống. Từ đó, biết chung tay với cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ các giá trị tốt đẹp mà cha ông tạo nên.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Nghe truyen thong o Ha Noi dem lai nhung gia tri gi ve van hoa kinh te du lich

Trình bày ý kiến về Vai trò của nghề truyền thống đối với địa phương
 

2. Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa - mẫu số 2

Em chào cô và các bạn. Em xin tự giới thiệu, em tên là Minh Trang. Hôm nay, trong tiết thực hành nói và nghe, em sẽ trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa".

Như mọi người đã biết, nhiều thế kỉ trôi qua, các làng nghề thủ công truyền thống - tinh hoa dân tộc do ông cha dựng xây vẫn tồn tại và phát triển rực rỡ cho tới ngày nay. Những làng nghề này không chỉ là nơi sản xuất, cung cấp sản phẩm thủ công mà còn là nơi bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa xa xưa.

Ngày nay, nhiều địa phương biết tận dụng lợi thế về cảnh quan, lịch sử để phát triển mô hình du lịch làng nghề. Các cấp quản lí, người dân trong vùng đã biết kết hợp nhiều hoạt động như: xem nghệ nhân làm ra sản phẩm, mua sắm, tìm hiểu đời sống sinh hoạt, lao động, khám phá làng nghề. Thậm chí, một số làng nghề còn đẩy mạnh tổ chức, khôi phục lại lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ông tổ nghề để phục vụ nhu cầu của khách thập phương. Có thể thấy, những giá trị văn hóa tốt đẹp đã góp phần thu hút, hấp dẫn khách du lịch ghé thăm làng nghề truyền thống. Từ đó, giúp ích cho quá trình phát triển làng nghề gắn với hoạt động kinh tế - du lịch.

Để giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa mà cha ông để lại, các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chi tiết. Từ đó, đưa ra những phương án phù hợp khi khai thác làng nghề và phát triển du lịch. Ngoài ra, nên đầu tư về cơ sở vật chất, truyền thông quảng bá nhằm giới thiệu tinh hoa văn hóa đến du khách trong nước và quốc tế.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Rất cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.
 

3. Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa - mẫu số 3

Xin chào cô và các bạn. Tên em là Huyền My. Hôm nay, em xin được trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa". Kính mong cô và các bạn theo dõi, lắng nghe.

Trong tạp chí "Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể", tác giả Lê Thị Minh Lý đã chỉ ra "Theo Courrier du Vietnam (17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000 làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%).". Như vậy, nước ta là đất nước có nhiều làng nghề truyền thống. Trong cuộc sống hiện nay, các làng nghề đã và đang mang tới nhiều giá trị vật chất, tăng lợi nhuận kinh tế cho địa phương. Ngoài ra, những làng nghề này còn là nơi gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa mà cha ông dày công dựng nên.

Như mọi người đã biết, mỗi sản phẩm thủ công thường có nét đặc trưng riêng biệt, đại diện cho từng làng nghề. Để làm nên sự khác biệt ấy, các nghệ nhân, thợ thủ công đã phải kiên trì sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, kĩ thuật trong quá trình lao động. Từ đó, tạo nên các bí quyết để truyền lại cho con cháu, thế hệ mai sau. Có thể nói, đôi bàn tay tài hoa cùng trí óc mẫn tuệ chính là "tài sản văn hóa" của làng nghề truyền thống. Không chỉ vậy, di sản văn hóa còn được thể hiện qua đời sống sinh hoạt, sản xuất và tinh thần của cư dân làng nghề. Những sản phẩm thủ công được làm bởi các nguyên liệu truyền thống, dân dã cũng góp phần tô đậm vẻ đẹp văn hóa làng nghề.

Vài năm trở lại đây, các làng nghề truyền thống đã biết nắm bắt cơ hội, tận dụng tài nguyên để phát triển kinh tế, đồng thời giới thiệu tới du khách gần xa những nét đẹp tinh hoa. Một số địa phương còn đẩy mạnh mô hình du lịch làng nghề dưới dạng tham quan - tìm hiểu và trải nghiệm. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho việc tuyên truyền, bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/trinh-bay-y-kien-ve-gia-tri-cua-cac-lang-nghe-truyen-thong-doi-voi-su-phat-trien-van-hoa-73617n.aspx
Trong quá trình thuyết trình, em cần trình bày một cách đầy đủ, hợp lí những nội dung mà mình đã chuẩn bị. Em có thể tham khảo thêm văn mẫu lớp 7 tương tự trong chương trình như:
- Trình bày ý kiến về sức cuốn hút của đặc sản địa phương
- Trình bày ý kiến về vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

gia tri cua cac lang nghe truyen thong doi voi su phat trien van hoa

, trinh bay y kien ve gia tri cua cac lang nghe truyen thong doi voi su phat trien van hoa, y kien ve gia tri cua cac lang nghe truyen thong doi voi su phat trien van hoa,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới