Nghị luận về đức tính khiêm nhường hay, ngắn gọn nhất

Khiêm nhường là đức tính quan trọng của con người thời đại mới. Bài văn mẫu Nghị luận về đức tính khiêm nhường do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ cung cấp thêm cho em những kiến thức về định nghĩa, ý nghĩa của đức tính này trong đời sống thực tế nhé!.

Đề bài: Nghị luận về đức tính khiêm nhường

nghi luan ve duc tinh khiem nhuong hay ngan gon nhat

Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn chọn lọc hay nhất

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
III. Bài văn mẫu.

 

I. Dàn ý Nghị luận về đức tính khiêm nhường:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: đức tính khiêm nhường.
2. Thân bài:
a) Giải thích:
- Khiêm nhường là khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao mình.
b) Biểu hiện:
- Người có thái độ hòa đồng, nhã nhặn với mọi người.
- Luôn có tinh thần nỗ lực, học hỏi không ngừng để bản thân tiến bộ hơn.
c) Ý nghĩa:
- Tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh.
- Giúp con người tự nhận ra những mặt còn hạn chế, thiếu sót, từ đó thay đổi và hoàn thiện bản thân
- Học tập được nhiều điều hay lẽ phải nhờ tinh thần "Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học".
=> Khiêm nhường là một đức tính đẹp, là phẩm chất cần có của con người hiện đại .
d) Phản đề:
- Thói kiêu ngạo, tự coi mình là nhất sẽ khiến con người đánh mất bạn bè, mãi sống trong "chiếc giếng" của mình.
- Khiêm nhường cũng khác với e dè, sợ sệt, nhút nhát, luôn nghĩ bản thân kém cỏi, không làm được gì.
e) Bài học nhận thức và hành động:
- Luôn lắng nghe góp ý, nhắc nhở của mọi người xung quanh.
- Sống chan hòa, cởi mở, hòa đồng với mọi người.
3. Kết bài:
- Khái quát lại về ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
 

II. Đoạn văn Nghị luận về đức tính khiêm nhường siêu hay:

 

1. Viết đoạn văn nghị luận xã hội về đức tính khiêm nhường - mẫu số 1:

Khiêm nhường là đức tính cần có của con người trong xã hội ngày nay. "Khiêm" có nghĩa là khiêm tốn, không khoe khoang về những gì mình có. "Nhường" nghĩa là nhường nhịn, không tranh giành, đôi khi có thể chịu phần thiệt về mình. Hai chữ "khiêm nhường" dùng để chỉ tính cách khiêm tốn, không khoe mẽ, luôn biết vị trí của bản thân, sống đúng với những gì mình có. Người có đức tính này thường có thái độ biết ơn, sống chan hòa với mọi người. Vì người khiêm nhường ý thức được khả năng, giới hạn của mình nên họ luôn cố gắng không ngừng để cải thiện bản thân. Những người như vậy thường học hỏi được rất nhiều điều hay lẽ phải từ mọi người xung quanh. Trái lại, có người vẫn giữ thói kiêu căng, tự mãn. Họ sẽ không chịu học hỏi, phát triển bản thân, mãi như "con ếch" ngồi trong "chiếc giếng". Cũng có những người đánh đồng sự khiêm nhường với e dè, nhút nhát, khiến người khác hiểu sai về đức tính tốt đẹp này. Trong thời đại hội nhập ngày nay, sự khiêm nhường lại càng cần thiết, là yếu tố quan trọng để con người tiến bước tới thành công. Vậy nên mỗi người cần phải giữ cho mình thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi. Hãy sống cởi mở, hòa đồng với tập thể để rèn luyện đức tính khiêm nhường, hoàn thiện và phát triển bản thân hơn từng ngày.

----------------------------

Mời em tham khảo các bài văn mẫu khác trên Taimienphi.vn nhé: Nghị luận về cho và nhận, Nghị luận về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, Nghị luận về niềm tin vào bản thân Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người; Nghị luận về câu nói Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học....

 

2. Đoạn văn Nghị luận về đức tính khiêm nhường ngắn gọn, hay - mẫu số 2:

"Đức tính khiêm nhường là một điều thật lạ lùng. Ngay giây phút bạn nghĩ bạn đạt được nó, thì cũng ngay giây phút đó, bạn đã đánh mất nó". Vậy khiêm nhường là gì? Đó là khiêm tốn và nhường nhịn, không khoe mẽ, không phán xét hay chê bai người khác. Người khiêm nhường có cách nhìn nhận đúng đắn về vị trí của mình. Vậy nên họ luôn có lời nói, hành động, cách ứng xử từ tốn, không tranh giành. Cũng vì nhận thấy được sự thiếu sót của mình nên người có đức tính này luôn giữ tinh thần "muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học". Họ luôn luôn học hỏi mọi điều từ những người xung quanh, thu nạp cho mình thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Đức tính khiêm nhường được biểu hiện qua thái độ lịch sự, nhã nhặn, hòa đồng trong giao tiếp. Thế nên, ta sẽ có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người yêu quý. Bất cứ người nào cũng cần có sự khiêm nhường, cho dù họ là người dân bình thường hay chủ tịch một công ty. Bởi vì "núi cao còn có núi cao hơn", ta không thể kiêu căng, tự mãn, coi thường người khác chỉ vì mình có địa vị cao. Thế giới này có vô vàn người tài giỏi và cũng có cả kho tri thức chờ ta khám phá. Hãy biết giữ cho mình tính khiêm nhường để bản thân có thể phát triển, tiến tới chinh phục thành công.

Nghi luan xa hoi ve duc tinh khiem ton chon loc hay nhat

Top bài văn Nghị luận xã hội: Đức tính khiêm nhường hay

 

III. Bài mẫu Nghị luận về đức tính khiêm nhường hay nhất:

Thế giới hiện nay đã có hơn 8 tỉ người, trong đó có vô vàn người tài. Cho dù chúng ta có cảm thấy mình giỏi giang tới đâu thì cũng nên khiêm nhường. Vì thực chất, ta chỉ là hạt cát nhỏ bé trong sa mạc rộng lớn.

Khiêm nhường là có cái nhìn đúng về những gì mình đang có, từ đó thấy được sự chênh lệch giữa bản thân và những người khác xã hội. Phân tích sâu hơn, ta thấy "khiêm" có nghĩa là khiêm tốn, còn "nhường" là nhường nhịn. Ta có thể hiểu đơn giản hai từ khiêm tốn và nhường nhịn là không tranh giành với người khác mà tập trung vào phát triển bản thân trở nên tốt hơn. Khiêm nhường là sự hội tụ của rất nhiều nét tính cách đẹp, một đức tính giúp định hình giá trị con người. Người có đức tính này thường biểu hiện sự nhã nhặn, lịch sự với người khác, giúp họ kéo gần mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Một ví dụ là điển hình cho đức tính khiêm nhường là MC Khánh Vy. Nổi lên là "hot girl 7 thứ tiếng" qua những video khi còn học cấp 3, Khánh Vy đỗ vào Học viện Ngoại giao và bắt đầu sử dụng tài năng ngôn ngữ của mình để phát triển. Ngay từ năm đầu đại học, cô cộng tác với Đài truyền hình VTV, tham gia nhiều chương trình về tiếng Anh trên VTV7. Sau đó, cô bắt đầu phát triển hình ảnh cá nhân, trở thành một Youtuber có tiếng tăm. Nhờ sự khiêm nhường trong tính cách, Khánh Vy đã học hỏi và nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã mua xe ô tô năm 19 tuổi, tốt nghiệp cử nhân loại giỏi và trở thành MC/Host của rất nhiều chương trình nổi tiếng.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống vẫn còn có nhiều người mang thói kiêu căng, tự mãn. Họ dễ đánh mất thiện cảm của cộng đồng, dần thụt lùi và lạc hậu so với xã hội vì không kịp học hỏi kiến thức mới. Ngoài ra, cũng có người tự hạ thấp bản thân, cho rằng mình vô dụng, không làm được gì. Từ đó, họ trở nên tự ti, không dám mở lòng giao tiếp với mọi người, chỉ biết nằm trong "chiếc kén" của mình và oán trách số phận.

Mỗi người chúng ta đều mang một giá trị riêng, quan trọng là phải biết rèn luyện để phát huy tài năng của bản thân. Hãy tiếp thu ý kiến nhận xét của mọi người xung quanh với thái độ cầu tiến, có ý thức thay đổi tích cực để từng ngày hoàn thiện chính mình. Có như vậy, con người mới có thể hòa nhập với cộng đồng, bắt kịp sự phát triển của thời đại.

Khiêm nhường là đức tính cần thiết để con người có thể hòa đồng và bắt kịp với thời đại. Nó giúp cho chúng ta ngày càng phát triển hơn, thấy được thế giới rộng lớn và tươi đẹp. Vậy nên, mọi người cần cố gắng trau dồi bản thân để có được sư khiêm nhường.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-duc-tinh-khiem-nhuong-75670n.aspx
Hi vọng rằng qua bài viết mẫu Nghị luận về đức tính khiêm nhường, em đã có thêm kiến thức về đức tính tốt đẹp này.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn
Nghị luận xã hội Đức tính khiêm tốn
Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
Nghị luận về tính tự lập hay nhất (các bài văn mẫu, đoạn văn mẫu của học sinh giỏi)
Nghị luận về trang phục và văn hóa hay nhất, ngắn gọn
Từ khoá liên quan:

Nghi luan ve duc tinh khiem nhuong

, dan y Nghi luan xa hoi Duc tinh khiem nhuong, Nghi luan xa hoi ve duc tinh khiem ton chon loc hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

    Hướng dẫn làm văn nghị luận xã hội hay

    Những bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ và hơn 200 chữ dưới đây đều là những quan điểm, suy nghĩ của người viết về các vấn đề xã hội quan trọng, cần đưa ra để bàn luận nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc hoàn thành các đề văn nghị luận xã hội đồng thời qua đó giúp nâng cao, mở rộng sự hiểu biết của các em đối với những vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Tin Mới

  • Bài văn tả một bạn học của em

    Tiếp theo chuỗi series bài viết tả bạn thân lớp 5, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các em dàn ý, một số bài văn mẫu tả một bạn học của em tiêu biểu. Tham khảo những bài văn mẫu này, các em học sinh sẽ nắm được mẹo, thủ thuật để viết một bài văn miêu tả ngắn hay, giàu cảm xúc và đạt điểm số cao trên lớp.

  • Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

    Đề bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6 rất rộng, có nhiều chủ đề. Ví dụ như tả cảnh chợ cá bên bờ biển, tả cảnh thu hoạch mùa màng, tả cảnh gói bánh chưng ngày tết, tả cảnh mua bán trong siêu thị.... Các em có

  • Cách mở bài nghị luận xã hội

    Em có gặp nhiều khó khăn khi viết phần mở bài cho dạng bài nghị luận xã hội hay không? Tham khảo nội dung Cách mở bài nghị luận xã hội do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để biết cách mở bài đúng và hay, em nhé.

  • Top 5 hệ sinh thái mới đáng để khám phá trong phiên bản Minecraft 1.19

    Kể từ khi phát hành phiên bản Minecraft 1.19, nhà phát hành Mojang đã bổ sung tổng cộng 14 hệ sinh thái mới. Tuy nhiên, nếu tính cả các biến thể khác nhau cho mỗi hệ sinh thái, con số này sẽ tăng lên 63. Trong bài viết này, cùng Taimienphi.vn tìm hiểu top 5 hệ sinh thái mới đáng để khám phá trong phiên bản 1.19 nhé.