Việc can thiệp vào BIOS không hề đơn giản và thậm chí còn đem lại rủi ro. Với các thông tin mà Taimienphi.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Khái niệm BIOS là gì? Cách sử dụng BIOS đúng cách, hiệu quả.
BIOS là một chương trình được cài đặt sẵn ở bên trong phần cứng máy tính, có chức năng đảm bảo máy tính khởi động an toàn và hoạt động hiệu quả. Thông qua BIOS, người dùng có thể can thiệp sâu hơn vào phần cứng máy tính cũng như thiết lập các cài đặt phần cứng ở mức độ nâng cao hơn.
BIOS là gì? Cách vào BIOS trên máy tính
Tìm hiểu về BIOS là gì, cách truy cập BIOS trên máy tính
1. Khái niệm BIOS là gì?
BIOS là phần mềm cấp thấp, và là phần mềm khởi chạy đầu tiên ngay sau khi máy tính được bật. Để hiểu rõ hơn về phần mềm cấp thấp, các chương trình mà bạn sử dụng thường xuyên trên máy tính như trình duyệt web, trình phát đa phương tiện được gọi là phần mềm cấp thấp.
Ngược lại các phần mềm như office, ... là các phần mềm cấp cao, đơn giản vì các phần mềm này tương tác với hệ điều hành. Hệ điều hành có thể được coi là phần mềm trung gian vì tương tác được với cả phần mềm cấp cao cũng như tương tác trực tiếp với các thành phần phần cứng thông qua driver và BIOS.
Nói cách khác, BIOS là phần mềm cấp thấp vì trực tiếp kiểm soát cách thức hoạt động của các thành phần phần cứng bên trong máy tính. BIOS cung cấp một số dịch vụ cho phép người dùng và phần mềm cấp cao hơn cấu hình cài đặt các thành phần phần cứng bên trong máy tính và nhận thông tin trực tiếp từ các thành phần phần cứng đó.
2. Dual BIOS là gì?
Về bản chất, BIOS là một chip bộ nhớ chỉ đọc được gắn trên bo mạch chủ. Phần mềm được cài đặt trên chip bộ nhớ này (BIOS) được tạo ra bởi chính nhà sản xuất bo mạch chủ đó.
Trong trường hợp nếu con chip này bị hỏng, bo mạch chủ cũng trở thành "sắt vụn". Đây cũng là lý do vì sao một số nhà sản xuất bo mạch chủ lại sử dụng cấu hình Dual BIOS trên bo mạch chủ của họ.
Cụ thể, Dual BIOS dùng 2 chip để lưu BIOS, trong đó một chip là BIOS chính, chip còn lại chứa bản sao dự phòng. Trong trường hợp BIOS chính bị hỏng, bạn có thể tiếp tục sử dụng bo mạch chủ bằng chip dự phòng.
3. Chức năng chính của BIOS
BIOS có kích thước chỉ khoảng 16MB. Các BIOS đời mới đã được tích hợp giao diện người dùng để bạn có thể thiết lập cấu hình phần cứng theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, laptop và máy tính bảng lại được trang bị các BIOS đơn giản hơn, chỉ cho phép thay đổi thời gian hay thứ tự boot mà thôi.
Ngược lại, BIOS trên các bo mạch chủ đời mới, ví dụ như trên máy tính gaming thường rất phức tạp và có thể can thiệp vào các thông số như đồng hồ và CPU, độ trễ RAM, tốc độ PCI Express, ....
Mặc dù được phép nhưng bạn cũng không nên tùy tiện thay đổi các thông số này. Trường hợp nếu thiết lập giá trị ngoài mức giới hạn, phần cứng máy tính có thể hoạt động không như ý muốn hoặc thậm chí khiến máy tính không thể khởi động.
Ví dụ, nếu như bạn bắt CPU hoạt động quá công suất tối đa, CPU sẽ bị quá nhiệt và khiến máy tính của bạn khởi động lại vô số lần. Để an toàn, bạn chỉ nên chỉnh sửa BIOS sau khi đã tham khảo thông số của hệ thống cũng như giới hạn của các phần cứng.
Một chức năng khác của BIOS là lưu lại cấu hình thiết bị sau khi bạn tắt máy nhờ vào bộ nhớ CMOS. CMOS là viết tắt của Complementary Metal-Oxide-Semiconductor, cũng chính là dây chuyền công nghệ để tạo ra chip nhớ này. Trên PC, CMOS lưu lại toàn bộ cài đặt phần cứng của BIOS.
Nếu như pin cấp nguồn cho CMOS bị hết, BIOS sẽ buộc phải dùng các thiết lập mặc địch vì lúc này BIOS không thể lưu lại các thiết lập mà bạn đã thực hiện trước đó nữa.
4. Phân biệt BIOS và UEFI
BIOS là viết tắt của Basic Input/Output System, là phần mềm được lưu trữ trên một con chip của bo mạch chủ. Khi bạn mở máy, máy tính sẽ chạy BIOS để thiết lập các cài đặt cho phần cứng trước khi chạy hệ điều hành.
UEFI là viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface, là phiên bản mới hơn của BIOS. Khác với BIOS truyền thống, UEFI hỗ trợ dung lượng ổ cứng lên tới 2TB và hỗ trợ tới 4 phân vùng mỗi ổ cứng. UEFI cũng hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao hơn, ví dụ như Secure Boot để bảo vệ quá trình cài đặt khỏi các rootkit.
Việc máy tính của bạn sở hữu BIOS hay UEFI không phải là vấn đề quá quan trọng. Cả 2 đều là phần mềm cấp thấp có chức năng thiết lập cấu hình phần cứng và đều cho phép bạn thay đổi cài đặt của hệ thống như thứ tự boot, cài đặt boot password, bật hỗ trợ phần cứng ảo, ....
5. Hướng dẫn vào BIOS trên máy tính
Trên các dòng máy khác nhau, cách vào hay truy cập BIOS sẽ khác nhau. Bên cạnh hướng dẫn truy cập, vào BIOS trên Windows 11, bạn đọc có thể tham khảo thêm cách vào BIOS trên các dòng máy khác nhau tại đây để áp dụng nhé.
- Xem thêm: Cách vào BIOS các dòng máy tính
https://thuthuat.taimienphi.vn/khai-niem-bios-cach-su-dung-bios-dung-cach-hieu-qua-22542n.aspx
Như vậy, Taimienphi.vn đã giải thích cho bạn khái niệm BIOS là gì? Cách vào BIOS từ đó có thể chỉnh BIOS khởi động máy tính nhanh hơn, tăng tốc làm việc của máy tính lên cao hơn.