Trong chương trình toán học lớp 4, chúng ta đã biết đến khái niệm hình thoi là hình có 4 cạnh bên bằng nhau. Vậyy cách tính chu vi hình thoi có giống như cách tính chu vi hình vuông hay không, mời các bạn và các em học sinh cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hình thoi là một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau, tên tiếng Anh là Rhombus, làm thế nào để tính chu vi hình thoi? luôn là câu hỏi băn khoăn của các em học sinh khi học về phần kiến thức này. Nếu em còn thắc mắc về câu hỏi này, em cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để bổ sung và trau dồi cho mình những kiến thức hữu ích về hình thoi cũng như cách tính chu vi của hình thoi.
Công thức tính chu vi hình Thoi và ví dụ minh họa
1. Công thức tính chu vi hình thoi
Cũng giống như cách tính chu vi của hình vuông, hình thoi cũng có cách tính như sau:
P = a x 4
Trong đó:
- P là chu vi của hình thoi
- a là độ dài cạnh
Công thức trên được phát biểu như sau: Chu vi của hình thoi bằng độ dài một cạnh nhân với 4 hoặc bằng 4 lần độ dài một cạnh.
2. Bài tập tính chu vi hình thoi
2.1. Tính chu vi hình thoi khi biết độ dài cạnh
Phương pháp giải: Áp dụng công thức: P = a x 4
Bài 1: Tính chu vi của hình thoi biết độ dài cạnh = 10 dm.
Giải : Áp dụng cách tính chu vi của hình thoi, ta có:
Chu vi hình thoi đó là: 10 x 4 = 40 (dm)
Bài 2: Dựa vào hướng dẫn bài trên, em làm bài tập tìm chu vi của hình thoi, biết độ dài cạnh lần lượt là:
a) 9 cm b) 20 dm c) 3/4 m d) 5, 6 cm
Giải:
a) Chu vi của hình thoi là: 9 x 4 = 36 (cm)
b) Chu vi của hình thoi là: 20 x 4 = 80 (dm)
c) Chu vi của hình thoi là: 3/4 x 4 = 4 (m)
d) Chu vi của hình thoi là: 5, 6 x 4 = 22, 4 (cm)
2.2. Tính chu vi hình thoi khi biết diện tích, độ dài 2 đường chéo
Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính diện tích và chu vi hình thoi: P = a x 4 và S = 1/2 x d1 x d2
Bài 3: Tính chu vi hình thoi biết các đường chéo bằng 16 cm và 30cm
Gọi cạnh hình thoi bằng a, các đường chéo lần lượt là d1 và d2
- Áp dụng định lý Py-ta-go trong tam giác vuông bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Ta có: a2 = (d1/2)2 + (d2/2)2= (8)2 + (15)2 hay a = 17
Chu vi hình thoi: P = 4 x a = 68.
3. Những lưu ý về hình thoi
- Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau và đường chéo chính là đường phân giác các góc của hình thoi.
- Hai đường chéo của hình thoi chính là hai trục đối xứng, giao điểm hai đường chéo chính là tâm đối xứng.
- Nếu hình thoi có 1 góc vuông thì nó cũng chính là hình vuông (3 góc còn lại cũng sẽ vuông).
=> Những kiến thức này cũng khá hữu ích cho các em, giúp em dễ dàng hơn trong việc giải các bài toán tính chu vi hình thoi.
4. Cách vẽ hình thoi ABCD chuẩn, nhanh chóng và đơn giản nhất
Cách 1 : Vẽ hình thoi bằng thước kẻ và êke
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AC bất kì và xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó.
Bước 2: Dùng êke vẽ đoạn thẳng BD vuông góc với AC tại O và nhận trung điểm O là trung điểm của BD.
Bước 3: Nối các đỉnh A với B, B với C, C với D, D với A => được hình thoi ABCD.
Cách 2 : Vẽ hình thoi bằng thước kẻ và compa
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AC có độ dài bất kì.
Bước 2: Dùng compa, mở rộng độ mở compa lớn hơn 1/2 AC. Vẽ cung tròn tâm A và tâm C sao cho hai cung tròn cắt nhau tại hai điểm, hai giao điểm này gọi là B và D.
Bước 3: Nối các điểm A, B, C, D với nhau => được hình thoi ABCD.
Bài viết trên đây, chúng tôi không chỉ cung cấp cho các bạn và các em học sinh công thức tính chu vi hình thoi, chữa các dạng bài tập tính chu vi hình thoi mà còn hướng dẫn các em cách vẽ hình thoi đơn giản và nhanh nhất, hi vọng đây là những kiến thức bổ ích cho các em học sinh khi học về hình thoi. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo bài viết công thức tính diện tích hình thoi của chúng tôi để giúp con mình học bài ở nhà cho hiệu quả nhất.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cong-thuc-tinh-chu-vi-hinh-thoi-34051n.aspx
Các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm bài viết cách tính đường chéo hình thoi khi biết cạnh và góc, đây cũng là một dạng bài tập khá phổ biến mà các em có thể hay gặp trong các bài toán liên quan đến hình thoi đây.