Công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Online của JobOKO đang là một công cụ hữu ích giúp bạn có thể tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng, chính xác nhất. Cùng Taimienphi.vn đi tìm hiểu chi tiết về công cụ tính mức lương BHTN Online.
Hầu hết những người lao động đều quan tâm tới mức bảo hiểm thất nghiệp được hưởng. Tùy vào mức đóng và thời gian đóng mà số tiền được hưởng sẽ khác nhau. Các bạn có thể sử dụng công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Online của JobOKO để nắm bắt mức BHTN nhanh nhất này.
Công cụ tính bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là hình thức mà bảo hiểm giúp người lao động nhận hỗ trợ một phần thu nhập sau khi mất việc làm khi đã tham gia bảo hiểm trước đó. Ngoài mức tiền được hưởng thì khi tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp, bạn sẽ hưởng rất nhiều quyền lợi như:
- Hỗ trợ về tư vấn, giới thiệu các việc làm.
- Hỗ trợ về học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo và nâng cao được trình độ nghề nghiệp.
Dù khoản tiền trợ cấp thất nghiệp theo tháng từ bảo hiểm thất nghiệp là không nhiều nhưng nó góp phần giúp cho người lao động có thể duy trì được cuộc sống ở mức nào đó, nhất là trong tình huống người lao động bị mất việc bất ngờ.
- Tham khảo: Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì?
2. Những người được nhận tiền từ bảo hiểm thất nghiệp?
Theo quy định của điều 49 Luật Việc làm năm 2013, những người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần phải đáp ứng được điều kiện sau:
- Tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu là 12 tháng trong 24 tháng trước khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không thời gian; tham gia BHTN tối thiểu là 12 tháng trong 36 tháng trước khi tiến hành chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ, theo công việc nhất định với thời hạn dưới 12 tháng.
- Có thông báo thôi việc, chấm dứt hợp đồng từ phía công ty.
- Tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc tham gia đóng BHTN.
- Trong thời hạn 3 tháng tính từ lúc bạn chấm dứt hợp đồng lao động cần phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đến cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Chưa tìm được việc sau 15 ngày, tính từ ngày nộp hồ sơ tại cơ quan, trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng thất nghiệp.
3. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Quy định cách tỉnh BHTN rất rõ ràng và chi tiết tại điều 50 Luật Việc làm năm 2013, các bạn áp dụng là có thể tính được mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Mức hưởng hàng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN trong 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Lưu ý: Số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người làm nhà nước không được vượt quá 5 lần mức lương cơ sở; với người làm việc tại doanh nghiệp thì không vượt quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng với mức lương là 13,7 triệu đồng/tháng. Do đó, công thức tính bảo hiểm của bà A là:
* Mức tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp đối ta = 5 x lương cơ sở = 1,49 x 5 =7,45 triệu đồng 1 tháng.
* Mức trợ cấp thất nghiệp theo công thức là 60% x 13,7 = 8,22 triệu đồng/tháng.
Ta thấy, mức trợ cấp thất nghiệp theo công thức vượt qua mức tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa nên bà A sẽ nhận được 7,45 triệu đồng/tháng trong thời hạn là 3 tháng. Tính ra, bà A sẽ nhận được 22,35 triệu đồng tất cả.
Ví dụ 2: Ông B đóng bảo hiểm được 62 tháng với mức lương là 6 triệu đồng/tháng. Do đó, tiền hưởng trợ cấp của ông B là:
- 36 tháng đầu tiên: Ông B hưởng 3 tháng trợ cấp.
- 24 tháng tiếp theo: Ông B sẽ hưởng thêm 2 tháng trợ cấp.
- 2 tháng còn lại: Sẽ cộng dồn vào cho lần hưởng BHTN lần sau.
Do đó, ông B sẽ nhận 5 tháng trợ cấp với mức hưởng BHTN cho 1 tháng là 60% x 6 triệu = 3,6 triệu đồng/tháng. Vì thế, ông B sẽ nhận 18 triệu đồng từ bảo hiểm.
Ví dụ 3: Bà C làm việc tại doanh nghiệp tư nhân đóng bảo hiểm được 16 tháng với mức lương là 36 triệu đồng/tháng. Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp của bà C là:
* Mức lương trợ cấp thất nghiệp tối đa ở vùng 2 là 5 x lương tối thiểu vùng = 5x 3,92 = 19,6 triệu đồng/tháng.
* Mức hưởng trợ cấp TN theo công thức là 60% x 36 = 21,6 triệu đồng/tháng.
Do đó, bà C sẽ hưởng trợ cấp là 19,6 triệu đồng/tháng trong vòng 3 tháng.
Nếu bạn đang có ý định tính lương Gross sang Net và ngược lại thì bạn đừng bỏ qua Phần mềm tính lương gross sang net Online. Phần này sẽ giúp bạn có kết quả chính xác, nhanh chóng.- Xem thêm: Phần mềm tính lương gross sang net Online
4. Công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Online
Sử dụng công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp online JobOKO dựa trên các quy định trong Luật Việc làm mới nhất
https://vn.joboko.com/tinh-muc-huong-bao-hiem-that-nghiep
Công cụ còn diễn giải rất chi tiết về lương cơ sở theo chế độ tiền lương, mức lương tháng được đóng BHTN, mức lương tháng áp dụng tính BHTN, mức lương trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng... giúp bạn hiểu rõ hơn về mức hưởng này.
Với công cụ, hệ thống tính bảo hiểm thất nghiệp này, bạn chỉ cần nhập thông tin tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp thực tế rồi số tháng mà bạn đóng bảo hiểm, sau đó bạn chọn vùng... theo yêu cầu của hệ thống. Cuối cùng là click vào "Tính bảo hiểm". Bạn sẽ biết được mức lương của mình.
5. Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trong điều 50 của Luật Việc làm 2013 có quy định thời gian hưởng BHTN nghiệp như sau. Các bạn có thể căn cứ thời gian mình đóng bảo hiểm thất nghiệp để biết được thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng hay nhiều hơn.
- Từ 12 - 36 tháng: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Thêm 12 tháng nữa thì thêm 1 tháng thất nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp không được vượt quá 12 tháng.
Theo như quy định trên, nếu như bạn đóng được 48 tháng BHTN, bạn sẽ được hưởng 4 tháng hỗ trợ thất nghiệp, đóng được 60 tháng thì hưởng 5 tháng thất nghiệp.
Lưu ý: Thời gian, số tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là khác nhau. Để tiết kiệm thời gian, công sức, bạn đọc cần tham khảo các cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để nắm được quá trình đóng BHTN cũng như đối chiếu thông tin, chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm theo đúng quy định.
6. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Theo Điều 16 trong Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm nhiều loại giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu.
- Giấy tờ liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng như quyết định thôi việc, quyết định sa thả, quyết định thôi việc... (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
- Sổ bảo hiểm.
- Giấy tờ tùy thân.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cong-cu-tinh-huong-bao-hiem-that-nghiep-online-68788n.aspx
Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã biết được quy định về bảo hiểm thất nghiệp cũng như nắm rõ cách sử dụng công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp online của JobOKO. Từ đó, các bạn nhanh chóng tính được mức hưởng thất nghiệp chính xác và nhanh chóng.