Nếu bạn đang chuẩn bị CV xin việc để ứng tuyển vị trí thiết kế đồ họa thì bạn có thể tạo ấn tượng bằng cách nêu mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa trong đó. Mục tiêu nghề nghiệp tuyệt vời có thể giúp bạn ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và thôi thúc họ đọc những phần tiếp theo trong CV. Cơ hội được mời phỏng vấn cũng gần như là chắc chắn khi mà bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua CV.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa trong CV
1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa
Điều quan trọng nhất khi viết mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa là phải làm nổi bật được trình độ, kĩ năng, và cả kinh nghiệm của mình và ý nghĩa của nó đối với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Để có thể tạo ra mục tiêu nghề nghiệp hoàn hảo nhất và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin trong bản mô tả công việc do nhà tuyển dụng cung cấp trước, và từ đó phân tích xem đâu là điều cần thiết nhất đối với công việc này. Bước tiếp theo, bạn cần phải tìm ra những kĩ năng, kinh nghiệm, kiến thức, trình độ, ... nào của bản thân là phù hợp với yêu cầu nhất, và chọn một vài điểm trong đó làm điểm tựa để quảng cáo bản thân trong CV.
Làm được như vậy, bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng ngay từ những bước đầu tiên vì về cơ bản, bạn đã chứng minh được mình có những kĩ năng phù hợp và sẽ làm tốt công việc thiết kế đồ họa này.
2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa
Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa theo đánh giá của phần mềm phần mềm tạo CV Online Joboko https://vn.joboko.com (tiền thân là GoodCv.vn) giúp bạn viết vào CV và trình bày khi phỏng vấn hay nhất:
- Trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp để được phát huy 5 năm kinh nghiệm thiết kế thương hiệu, web, và biển quảng cáo cho 2 công ty khác nhau.
Tìm kiếm công việc thiết kế đồ họa trong môi trường năng động, được cùng với những người đồng nghiệp khác tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
- Vận dụng 2 năm kinh nghiệm làm thương mại nghệ thuật và khả năng phát triển chiến lược nghệ thuật vào thực tế công việc thiết kế đồ họa.
- Trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, tiếp tục phát huy 5 năm kinh nghiệm làm thiết kế cũng như khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm trong bộ Adobe Creative Suite như Photoshop, Acrobat, Illuminator, và InDesign.
- Được tiếp tục sáng tạo nên những bản thiết kế chất lượng cao trong một môi trường làm việc làm việc năng động với những người đồng nghiệp đầy nhiệt huyết.
- Vận dụng kiến thức về thiết kế đồ họa, email, HTML và CSS cũng như 3 năm làm việc trong nghề để tiếp tục sáng tạo, đưa ra những sáng kiến sản xuất mới để hoàn thành mục tiêu mà công ty giao phó.
- Tìm kiếm công việc thiết kế đồ họa trong một công ty năng động, được vận dụng những kinh nghiệm thiết kế sản phẩm web và thiết bị di động của mình để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo hơn.
- Được trải nghiệm các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa cho các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau.
- Trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, làm việc vì mục tiêu của công ty và sự gắn bó của người dùng.
- Lên ý tưởng quảng cáo và thiết kế đồ họa cho các chương trình quảng cáo; góp phần vào quá trình nhận diện thương hiệu cũng như đưa sản phẩm tới tay người dùng.
- Trở thành nhà thiết kế đồ họa trong một công ty thời trang thân thiện với môi trường để góp phần tạo ra những sản phẩm vừa an toàn vừa phong cách.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-viet-muc-tieu-nghe-nghiep-thiet-ke-do-hoa-trong-cv-56750n.aspx
Với việc đưa mục tiêu nghề nghiệp thiết kế đồ họa vào CV, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khác về trình độ cũng như sự tâm huyết của bạn với công ty; cơ hội trúng tuyển của bạn cũng vì thế mà nâng cao đáng kể. Nghề thiết kế đồ họa có đặc trưng là đòi hỏi sự sáng tạo từ phía ứng viên; tuy nhiên, tinh thần quyết tâm học hỏi và sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng không kém phần quan trọng. Cho dù bạn mới bắt đầu bước chân vào nghề thiết kế đồ họa hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, thì những mục tiêu trên đây cũng sẽ đều đóng vai trò kim chỉ nam cho sự nghiệp của bạn trong tương lai. Ngoài ra, nếu bạn đã từng làm công việc giao dịch viên, hãy tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên trong CV tại đây.