Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV

Cũng như các ngành nghề khác, CV ứng tuyển vị trí kế toán cũng nên được bắt đầu bằng mục tiêu nghề nghiệp. Đây chính là phần lý tưởng để bạn làm nổi bật các mục tiêu kế hoạch của bạn trong tương lai và thu hút nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV xin việc và một vài ví dụ mục tiêu nghề nghiệp kế toán hay nhất nhé!

cach viet muc tieu nghe nghiep ke toan trong cv

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV
 

Mục Lục bài viết:
I. Tầm quan trọng của mục tiêu.
II. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp.
III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán.

I. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV cho phép bạn thể hiện những tham vọng cụ thể trong công việc và những gì bạn mong muốn và có thể làm được nếu trúng tuyển. Khi mục tiêu nghề nghiệp được đặt trên đầu CV, nó sẽ giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Theo đánh giá của công cụ tìm kiếm việc làm Joboko (website: https://vn.joboko.com, tiền thân là GoodCV) nếu được chuẩn bị tốt, nó sẽ trở thành đòn bẩy giúp bạn tạo ấn tượng sâu sắc ngay từ những bước đầu tiên; nhưng ngược lại, nó sẽ khiến bạn bị loại ngay khỏi danh sách ứng viên.

cach viet muc tieu nghe nghiep ke toan trong cv

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần cực kì cần thiết đối với những ứng viên mới ra trường, hoặc những người vừa mới chuyển từ một ngành nghề khác sang. Phần này không quá dài nhưng sẽ góp phần làm nổi bật kỹ năng của bạn, cũng như những gì bạn có thể làm được cho ngành kế toán. Những ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng có thể tóm tắt thành tích của mình trong phần này.
 

II. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV, bạn cần tuân thủ 6 quy tắc sau:

- Viết ngắn gọn, chính xác: Mục tiêu nghề nghiệp phải đảm bảo đi trực tiếp vào vấn đề và trình bày ngắn gọn nhất có thể (không quá 2-3 câu). Khi đó, kể cả những nhà tuyển dụng bận rộn nhất cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được ý chính và sẵn sàng xem xét toàn bộ CV của bạn.

- Thông tin thuyết phục: Do nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều CV khác nhau, bạn cần phải tỏ ra mình là người nổi bật trong cuộc thi này. Mục tiêu nghề nghiệp thuyết phục sẽ giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, và giúp bạn lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng. Đưa ra mục tiêu ấn tượng, chuyên nghiệp, kết hợp với một vài thành tích tiêu biểu, bạn chắc chắn sẽ chinh phục được trái tim nhà tuyển dụng.

- Nêu thế mạnh của bản thân: Trong phần này, bạn vẫn có thể nêu thế mạnh của mình - điểm mà bạn cho là quan trọng nhất đối với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, như kỹ năng mềm, khả năng phân công công việc, cẩn thận, tính toán nhanh, ....

- Khẳng định giá trị bản thân: Khi viết về mục tiêu nghề nghiệp kế toán, đừng quên khẳng định những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty. Ví dụ, bạn đã hoàn thành một mục tiêu đặc biệt nào đó nhờ những kỹ năng mà không phải ai cũng có được.

cach viet muc tieu nghe nghiep ke toan trong cv 2

- Nhấn mạnh mục tiêu nghề nghiệp: Cuối cùng, xác định chức danh hoặc vị trí mà bạn muốn đạt được hoặc những gì bạn muốn làm trong sự nghiệp kế toán của mình, để giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu bạn có phải là ứng viên lý tưởng cho vị trí này hay không.

- Tập trung vào kỹ năng kế toán: Khi ứng tuyển vị trí kế toán, mọi thông tin trên CV, bao gồm mục tiêu, kinh nghiệm, học vấn, .... đều phải liên quan đến lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ bản mô tả công việc để đưa thông tin sát với yêu cầu của nhà tuyển dụng nhất có thể.
 

III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán

1. Trợ lý kế toán

Khi ứng tuyển vị trí trợ lý kế toán, bạn chắc hẳn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Khi đó, hãy tập trung vào những kỹ năng mềm mà bạn đã tích lũy được như sự tỉ mỉ, tính khoa học, .... Đồng thời, trình bày ngắn gọn những bằng cấp mà bạn đã học được và thể hiện quyết tâm cống hiến cho công ty. Hãy đưa ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt.

- Tìm kiếm công việc trợ lý kế toán trong môi trường làm việc năng động, được vận dụng kinh nghiệm phân tích tài chính, đồng thời học hỏi nhiều kỹ năng mới.

- Trở thành trợ lý kế toán để bước đầu thực hiện các công việc đơn giản như cân đối thu chi, làm báo cáo tài chính, .... và dần dần tích lũy thêm nhiều kiến thức chuyên môn khác cũng như phát huy tính cẩn thận, tỉ mỉ của mình.

2. Kế toán thuế

Để tạo mục tiêu nghề nghiệp kế toán thuế ấn tượng, bạn nên nhấn mạnh những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan của mình trước. Bạn đã làm việc bao lâu trong ngành ngày? Bạn có chứng chỉ về kế toán thuế nào không? Hãy cố gắng chèn các từ khóa có trong bản mô tả công việc vào trong câu trả lời để khẳng định giá trị bản thân và những gì bạn có thể làm được.

- Vận dụng kiến thức và 10 năm kinh nghiệm trong việc khai báo thuế quan, làm báo cáo tài chính, lập báo cáo tổng hợp thuế định kỳ, ..... để hoàn thành tốt công việc của một kế toán thuế.

- Đóng góp những kiến thức và 4 năm kinh nghiệm làm kế toán thuế của mình để hoàn thiện quy trình kế toán của công ty.

- Hoàn thành tốt công việc của một kế toán thuế chuyên nghiệp trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoàn thiện chứng chỉ ACCA.

3. Trưởng phòng kế toán

Để ứng tuyển thành công vị trí trưởng phòng kế toán, bạn cần phải làm nổi bật những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được ngay cả trong phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán để chứng minh bạn hoàn toàn phù hợp với công việc khá áp lực này.

- Trở thành Trưởng phòng Kế toán của công ty ABC để áp dụng những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học chứng chỉ CPA cũng như 3 năm kinh nghiệm làm giám sát viên của - mình.

- Hoàn thành tốt mọi công việc của một Trưởng phòng Kế toán nhờ vận dụng 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và phân tích tài chính.

- Phát huy tối đa kỹ năng phân tích tài chính, tổ chức và quản lý công việc của mình trong vai trò Trưởng phòng Kế toán.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-viet-muc-tieu-nghe-nghiep-ke-toan-trong-cv-56753n.aspx
Kế toán là một trong những ngành vất vả nhất trong thị trường lao động do đòi hỏi kiến thức uyên bác về rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trợ lý kế toán, kế toán thuế, trưởng phòng kế toán, .... mỗi vị trí lại có những yêu cầu riêng. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp kế toán của mình sao cho phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Đồng thời, hãy chọn ra một vài điểm mạnh nhất của mình để đưa vào CV nhằm chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng nhất. Ngoài ra, các bạn tham khảo Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng trong CV tại đây.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ trong CV
Cách viết CV xin việc lễ tân hành chính, khách sạn
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv, hồ sơ xin việc
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh trong CV
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng trong CV
Từ khoá liên quan:

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV

, mục tiêu của nhân viên kế toán, mục tiêu công việc của nhân viên kế toán,

SOFT LIÊN QUAN
  • CV xin việc

    Mẫu đơn xin việc dành cho sinh viên, người xin việc

    Bạn đang tìm kiếm mẫu CV xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Hãy khám phá bộ sưu tập mẫu CV chuyên nghiệp, dễ dàng tải về và chỉnh sửa. Tạo ấn tượng đầu tiên hoàn hảo với những thiết kế sáng tạo, giúp bạn nổi bật trong thị trường lao động cạnh tranh.

Tin Mới