Viết mục tiêu nghề nghiệp thuyết phục và trùng khớp với yêu cầu của nhà tuyển dụng là một trong những cách tốt nhất để thu hút sự quan tâm của họ, đặc biệt là khi bạn ứng tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì và làm thế nào để tạo mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc thuyết phục nhất nhé!
Để tạo hứng thú cho nhà tuyển dụng đọc toàn bộ CV, theo kinh nghiệm của những người sử dụng phần mềm tìm kiếm việc làm Joboko https://vn.joboko.com (trước đây là GoodCV) bạn cần phải tạo nên những điểm nổi bật và khác biệt mà họ có thể nhận thấy ngay khi từ cái nhìn đầu tiên. Dưới đây là Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng trong CV cùng tham khảo để có những mục tiêu vừa ý nhà tuyển dụng nhé.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng trong CV
1. Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là một phần quan trọng trong CV, thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm, và kiến thức bạn sẽ đóng góp cho vị trí ứng tuyển nói riêng và công ty nói chung. Mục tiêu nghề nghiệp nên được đặt ngay trên đầu CV, chỉ sau phần tên và thông tin liên hệ. Khi đặt ở vị trí này, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ nhìn vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn đầu tiên. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp nhân viên bán hàng chỉ nên được thể hiện bằng 1 - 2 câu và chiếm tối đa 2 - 3 dòng trong CV.
Đặc biệt, mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố bắt buộc khi:
- Bạn chuyển nghề: Khi chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn khác thì việc liệt kê những kỹ năng, kinh nghiệm, và kiến thức trên đầu CV sẽ giúp chứng minh rằng bạn đã sẵn sàng để chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới.
- Bạn mới ra trường: Nếu như bạn mới ra trường hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong ngành này, thì mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp thể hiện quyết tâm làm việc và cống hiến cho công ty.
- Bạn chuyển đến nơi ở mới: Khi chuyển đến nơi ở mới, bạn có thể đã có đầy đủ những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc. Hãy giải thích lý do tại sao bạn cần tìm một công việc mới, nhà tuyển dụng sẽ có thể cảm thấy hứng thú và tiếp tục xem xét những thông tin bạn trình bày phía dưới.
Sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau cần được cân nhắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng. Ví dụ, đối với mỗi công việc mà bạn ứng tuyển, bạn cần viết một mục tiêu nghề nghiệp khác hay; tùy chỉnh mục tiêu sao cho nó vừa phù hợp với yêu cầu công việc, lại vừa thể hiện được nhiệt huyết của bạn. Luôn nhớ xem xét thật kĩ bản mô tả công việc để tìm ra từ khóa quan trọng nhất, và đưa chính từ khóa đó vào trong mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Khi gửi CV trực tuyến hoặc tham gia hội chợ việc làm, sẽ rất khó có thể tùy chỉnh mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí cụ thể. Trong trường hợp này, bạn nên đặt ra một mục tiêu chung, tập trung chủ yếu vào thế mạnh và những gì bạn có thể làm được cho nhà tuyển dụng và công ty họ.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng
Dưới đây là một số quy tắc để viết một mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng đơn giản, ngắn gọn, mà vẫn đảm bảo tính thuyết phục:
- Vị trí: Mục tiêu nghề nghiệp phải được đặt trên đầu CV, ngay sau phần tên và thông tin liên lạc. Đây là phần mà nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến đầu tiên.
- Độ dài: Bạn nên trình bày trong 2 - 3 câu và cố gắng thể hiện nội dung chuyên nghiệp, súc tích nhất có thể.
- Từ khóa: Trước khi bắt tay vào viết, hãy đọc thật kỹ bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng, tìm từ khóa chính trong đó mà bạn có thể sử dụng để thể hiện kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ, nếu bản mô tả có đề cập đến vấn đề hỗ trợ kĩ thuật, thì bạn có thể nêu trong mục tiêu nghề nghiệp rằng bạn đã có 4 năm kinh nghiệm làm dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đối với sản phẩm phần mềm.
- Học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm: Hãy kể ra những bằng cấp hoặc kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn đã tích lũy được để nhà tuyển dụng biết rằng bạn đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu nhất trong công việc.
- Trình độ: Hãy mô tả những kiến thức và kinh nghiệm khiến cho bạn nổi bật hơn những ứng viên khác; bạn có thể sử dụng từ ngữ trong chính bản mô tả công việc.
- Thông tin khác: Hãy viết một lượng vừa đủ thông tin về những thành công mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Ví dụ, trong quá trình làm việc, bạn đã không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng hoặc cố gắng làm giảm thời gian chờ của họ xuống mức thấp nhất. Đồng thời, đưa ra một số liệu cụ thể, như thời gian chờ đợi của khách hàng đã giảm 13% chỉ trong 1 tháng.
3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng
Với những hướng dẫn chi tiết như trên, chắc hẳn bạn đã hình thành suy nghĩ nên viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào trong CV. Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng hay nhất bạn có thể tham khảo:
- Là một chuyên gia chăm sóc khách hàng với không ít thành công đã được ghi nhận, tôi muốn tìm một vị trí công việc có thể giúp phát huy 5 năm kinh nghiệm làm việc trong một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam.
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và đáng tin cậy đối với từng khách hàng của công ty; được vận dụng kỹ năng giải quyết xung đột cũng như 3 năm kinh nghiệm làm việc của mình.
- Trở thành Trưởng phòng Quan hệ Khách hàng để mang sự lạc quan và nhiệt huyết trong công việc truyền lại cho nhân viên, đồng thời phát huy 9 năm kinh nghiệm để xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng.
- Xây dựng dịch vụ chăm sóc đáng tin cậy và chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng.
- Đạt tỷ lệ tối thiểu 35% khách hàng hài lòng và tiếp tục quay trở lại; đồng thời, vận dụng kỹ năng giao tiếp và công nghệ để tối ưu hóa quy trình làm việc.
- Trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng ưu tú của công ty ABC; vận dụng 7 năm kinh nghiệm làm trợ lý giám đốc và kỹ năng quản trị kinh doanh đã học được ở trường.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-viet-muc-tieu-nghe-nghiep-cham-soc-khach-hang-trong-cv-56752n.aspx
Cách tốt nhất để tìm được một công việc tốt là tỏ ra chuyên nghiệp ngay từ những bước ứng tuyển đầu tiên. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ tự tạo cho mình một mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng nói riêng và CV nói chung chuyên nghiệp nhất, vừa khẳng định được bản thân, lại vừa tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, các bạn tham khảo Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV tại đây.