Zona thần kinh, nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Zona thần kinh, tiếng anh là shingles, là bệnh nhiễm trùng do virus gây nên. Mặc dù bệnh zona có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể (ở mắt, ở miệng, zona thần kinh trên mặt, ...), nhưng nó thường xuất hiện dưới dạng một dải mụn nước ở bên trái hoặc bên phải cơ thể bạn. Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Zona thần kinh do virus varicella zoster gây ra (đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Sau khi bạn bị thủy đậu, virus này trở nên bất động trong mô thần kinh gần tủy sống và não bộ của bạn. Nhiều năm sau, nó hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh.

zona thần kinh: nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Mặc dù zona thần kinh không đe dọa đến tính mạng, nhưng nó gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh. Có thể giảm nguy cơ mắc zona bằng cách tiêm vắc xin. Khi đã mắc bệnh, cần phải điều trị sớm để giảm nhẹ tình trạng nhiễm trùng và nguy cơ biến chứng. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh zona thần kinh. Vậy, triệu chứng của bệnh này là gì và làm thế nào để phòng ngừa nó? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
 

Mục Lục bài viết:
1. Triệu chứng bệnh zona thần kinh.
2. Nguyên nhân zona thần kinh.
3. Zona thần kinh có lây không?.
4. Biến chứng bệnh zona thần kinh.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ.
6. Cách phòng bệnh.

1. Triệu chứng bệnh zona thần kinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của zona thần kinh thường chỉ xuất hiện trên một phần nhỏ ở một bên của cơ thể bạn. Có thể có những triệu chứng như:
- Đau, nóng rát, tê hoặc ngứa ran
- Nhạy cảm khi chạm vào
- Xuất hiện phát ban đỏ một vài ngày sau khi bị đau
- Các mụn nước bắt đầu vỡ ra và xuất hiện vảy cứng
- Ngứa

Một số người sẽ trải qua những triệu chứng như:
- Sốt
- Đau đầu
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mệt mỏi

Đau thường là biểu hiện đầu tiên của zona thần kinh, một số người có thể đau dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí đau, zona có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề ảnh hưởng đến tim, phổi, hoặc thận. Nhiều người bị đau do zona mà không bị phát ban.

Thông thường, phát ban do zona xuất hiện dưới dạng dải mụn nước bao quanh ở bên trái hoặc bên phải cơ thể bạn. Đôi khi, nó có thể xuất hiện ở quanh mắt hoặc ở một bên cổ hoặc mặt.
 

2. Nguyên nhân zona thần kinh

Zona thần kinh do virus varicella zoster gây ra - đây là loại virus gây bệnh thủy đậu. Do vậy, bất cứ ai mắc thủy đậu cũng có nguy cơ bị zona thần kinh. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, loại virus này có thể xâm nhập vào hệ thần kinh của bạn và không hoạt động trong nhiều năm. Sau đó, nó sẽ hoạt động trở lại và di chuyển dọc theo các dây thần kinh của bạn đến da, gây nên bệnh zona. Tuy nhiên, không phải ai bị thủy đậu cũng sẽ bị zona thần kinh.

zona than kinh nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể là do suy giảm khả năng miễn dịch bị bạn già đi. Bệnh zona khá phổ biến ở những người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch.
 

3. Zona thần kinh có lây không?

Một người bị zona thần kinh có thể truyền virus varicella zoster cho người khác, nếu người này chưa miễn dịch với bệnh thủy đâu. Điều này thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với vết phát ban hở. Khi bị lây nhiễm, người kia sẽ bị thủy đậu, chứ không bị zona thần kinh.

Do vậy, người bị zona nên tránh tiếp xúc trực tiếp với những người chưa bị thủy đậu, người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai, và trẻ sơ sinh.
 

4. Biến chứng bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh có thể gây ra các biến chứng như:
- Chứng đau thần kinh sau zona. Đối với một số người, cơn đau vẫn kéo dài kể cả khi mụn nước đã hết. Tình trạng này thường xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương gửi thông điệp sai lệch hoặc đã bị phóng đại về não của bạn.
- Mất thị lực. Zona thần kinh ở mắt có thể gây nhiễm trùng mắt và mất thị lực.
- Vấn đề về thần kinh. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng, zona có thể gây ra viêm não, liệt mặt, các vấn đề về thính giác và cân bằng.
- Nhiễm trùng da. Nếu zona thần kinh không được chữa trị đúng cách, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và gây nhiễm trùng da.
 

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

cach dieu tri benh zona than kinh

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị zona thần kinh, đặc biệt trong những trường hợp sau:
- Đau hoặc phát ban ở gần mắt. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng và làm hỏng mắt hoàn toàn.
- Bạn đã ngoài 60 tuổi, vì tuổi tác sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng
- Bạn hoặc người nào đó trong gia đình bạn có sức đề kháng yếu (do ung thư, sử dụng thuốc, hoặc bệnh mãn tính)
- Vết phát ban lan nhanh và gây đau.
 

6. Cách phòng bệnh zona thần kinh hay không?

Zona thần kinh hoàn toàn có thể phòng chống được. Phương pháp quan trọng nhất là tiêm vắc xin. Nó sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên bắt đầu tiêm vắc xin ở tuổi 60. Sau tuổi 70, vắc xin không còn hiệu quả nhưng vẫn có những lợi ích nhất định. Vắc xin phòng zona sẽ có tác dụng tốt nhất trong vòng 5 năm.

Bên cạnh tiêm vắc xin, có rất nhiều cách khác nhau để phòng bệnh, như:
- Ngủ đủ giấc
- Không hút thuốc
- Điều trị các vấn đề sức khỏe kịp thời
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên nếu bị bệnh liên quan đến hệ miễn dịch
- Chữa trị các rối loạn liên quan đến hệ miễn dịch
- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị nếu đã bị chuẩn đoán mắc bệnh zona
- Khi mắc bệnh, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh zona thần kinh phải kiêng những thực phẩm chứa nhiều đường, chất kích thích, đậu nành, thức ăn chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, .....

https://thuthuat.taimienphi.vn/zona-than-kinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-55738n.aspx
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do vậy, ngay từ bây giờ, hãy thực hiện một lối sống sinh hoạt lành mạnh để tránh lây nhiễm vi khuẩn và bảo vệ thật tốt hệ miễn dịch của mình nhé! Bên cạnh đó, các bạn tham khảo thêm về bệnh Rối loạn tiền đình để tìm hiểu Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị kịp thời nhé.

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản, những điều người bệnh cần biết
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Văn Hóa TPHCM 2022
Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng
Triệu chứng bệnh Corona, dấu hiệu phát hiện
Từ khoá liên quan:

zona than kinh la gi

, nguyen nhan benh zona than kinh, trieu chung cua zona than kinh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bệnh học tiêu hóa

    Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh về tiêu hóa

    Bệnh học tiêu hóa là cuốn sách cung cấp những kiến thức vô cùng bổ ích cho bạn về các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, loại bệnh hay gặp nhất trong đời sống hằng ngày của con người. Người đọc sẽ nắm vững được nguyên n ...

Tin Mới