Bệnh trầm cảm, nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị

Trầm cảm là một căn bệnh gây rối loạn tâm thần, tạo cảm giác buồn bã và mất mát. Hiện nay có rất nhiều ca bệnh được ghi nhận thế nhưng một số người lại không nhận thức được những triệu chứng này, vậy để hiểu rõ hơn về bệnh cùng với các triệu chứng ra sao, khi nào nên đi khám bác sĩ mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Taimienphi.vn nhé!

bệnh trầm cảm: nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị
 

Mục Lục bài viết:
1. Bệnh trầm cảm là gì?.
2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ.
4. Cách điều trị bệnh.

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trạng thái rối loạn tâm lý, gây nên cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm làm ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, và hành động, và có thể dẫn đến một loạt vấn đề về thể chất và tinh thần khác. Bạn có thể sẽ gặp phải khó khăn trong các hoạt động thường ngày và đôi khi cảm thấy như cuộc sống này không đáng sống.

Trầm cảm không phải là một điểm yếu mà bạn có thể vượt qua một cách dễ dàng. Trầm cảm cần phải được điều trị trong một thời gian dài. Tuy nhiên, đừng nản lòng, hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc, điều trị tâm lý, hoặc kết hợp cả hai liệu pháp này.
 

2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm

Mặc dù trầm cảm có thể chỉ xảy ra một lần trong đời, nhưng mỗi lần sẽ có nhiều giai đoạn khác nhau. Trong những giai đoạn này, các triệu chứng dưới đây dường như sẽ xảy ra hàng ngày:
- Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng hoặc vô vọng
- Giận dữ, cáu kỉnh hoặc thất vọng mặc dù vấn đề rất nhỏ
- Mất hứng thú và niềm vui trong những hoạt động bình thường
- Rối loạn giấc ngủ, bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng, và phải nỗ lực rất nhiều dù là với những nhiệm vụ nhỏ nhất
- Chán ăn và giảm cân hoặc ăn quá nhiều và tăng cân
- Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn
- Suy nghĩ, nói, và vận động chậm chạp
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, mặc cảm về những thất bại trong quá khứ hoặc tự trách mình
- Khó khăn trong suy nghĩ, tập trung, ra quyết định và ghi nhớ
- Thường xuyên nghĩ đến cái chết, tự tử hoặc cố gắng tự tử
- Gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân như đau lưng hoặc đau đầu

Nếu những người miễn dịch tốt sẽ phòng ngừa dịch bệnh này. Do đó, miễn dịch là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy thực sự miễn dịch là gì, tại sao thường được các bác sĩ và mọi người hay nhắc đến. Các bạn tham khảo bài Miễn dịch là gì để biết thêm. 

benh tram cam nguyen nhan trieu chung va phuong phap dieu tri

Đối với nhiều bệnh nhân trầm cảm, các triệu chứng có thể nặng đến nỗi gây nên các trở ngại nghiêm trọng trong hoạt động hằng ngày như làm việc, học tập, hoạt động xã hội hoặc mối quan hệ xung quanh. Nhiều người cảm thấy đau khổ hoặc buồn bã mà không hiểu lý do tại sao.

Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng giống như người lớn, nhưng có một số điểm khác biệt như:
- Ở trẻ em, triệu chứng trầm cảm có thể bao gồm buồn bã, cáu kỉnh, đeo bám, lo lắng, đau nhức, không chịu đến trường hoặc bị thiếu cân.
- Ở thanh thiếu niên, triệu chứng có thể là buồn bã, cáu kỉnh, suy nghĩ tiêu cực và vô dụng, tức giận, kết quả học tập kém, cảm thấy bị hiểu nhầm, cực kỳ nhạy cảm, sử dụng thuốc hoặc rượu, ăn và ngủ quá mức, tự làm hại bản thân, mất hứng thú trong những hoạt động thông thường, và tránh giao tiếp xã hội.

Triệu chứng trầm cảm ở người trưởng thành

Chúng ta không bao giờ được phép xem nhẹ bệnh trầm cảm. Không may là khi trầm cảm ở người lớn tuổi thường không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, và họ cũng cảm thấy miễn cưỡng khi phải tìm kiếm sự giúp đỡ. Các triệu chứng trầm cảm thường khác nhau và ít rõ ràng ở người lớn tuổi, chẳng hạn như:
- Gặp vấn đề về trí nhớ hoặc thay đổi tính cách
- Cơ thể đau nhức
- Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ
- Thường muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài và thực hiện những công việc mới
- Bệnh trầm cảm nặng có thể dẫn đến cảm giác muốn tự tử, đặc biệt là bệnh trầm cảm ở nam giới cao tuổi.
 

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

cach dieu tri benh tram cam

Nếu bạn cảm thấy như mình đang bị trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn cảm thấy miễn cưỡng khi phải chữa bệnh trầm cảm ở bệnh viện, bạn có thể tâm sự với một người bạn hoặc người thân, bất cứ người bạn nào có chuyên môn y tế hoặc người mà bạn tin tưởng, họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.
 

4. Cách điều trị bệnh trầm cảm

Do mỗi người bị trầm cảm theo một cách khác nhau, nên sẽ không có phương pháp điều trị nào là phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi nắm rõ những thông tin về phương pháp điều trị, bạn có thể giúp mình tự vượt qua trầm cảm và cảm thấy hạnh phúc hơn. Hãy thực hiện các biện pháp sau đây để một lần nữa lấy lại hy vọng cho cuộc sống nhé!

- Cố gắng tìm hiểu thật nhiều thông tin về bệnh trầm cảm
- Dành thời gian lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất
- Không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc
- Tham gia các hoạt động xã hội
- Kiên trì trong quá trình điều trị
- Thay đổi thói quen sinh hoạt

- Luyện tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục thường xuyên làm sẽ làm tăng số lượng tế bào và kết nối trong não bộ của bạn, giúp bạn cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng. Sự cô lập cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Do vậy, hãy cố gắng giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè, tham gia vào các hoạt động tập thể, .....

- Ăn uống đủ chất. Điều này có tầm quan trọng đặt biệt với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Ăn các bữa nhỏ và đủ dinh dưỡng trong ngày sẽ giúp tăng cường năng lượng và hạn chế thay đổi tâm trạng.

- Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ có tác động mạnh đến tâm trạng con người. Khi bạn không ngủ đủ giấc, các triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thiếu ngủ cũng làm tăng cảm giác mệt mỏi, buồn bực, cáu gắt, .... Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

- Giảm căng thẳng. Quá căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và làm cho các triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, hãy cố gắng thư giãn mỗi khi bị quá tải trong công việc hay cuộc sống.

Trầm cảm không phải là một bệnh lý chúng ta có thể coi nhẹ, nhưng nó cũng có thể dễ dàng chữa khỏi nếu người bệnh quyết tâm và sử dụng đúng phương pháp. Dù mắc phải trầm cảm nhẹ hay nặng thì cơ thể và trí não chúng ta là những thứ bị tổn hại đầu tiên, do vậy, tốt nhất hãy thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học để duy trì sức khoẻ dẻo dai nhé! Đừng đợi đến khi ốm yếu rồi mới biết quý trọng sức khỏe của mình. Ngoài ra, đừng quên theo dõi và kiểm tra để biết mình có bị những triệu chứng bệnh Corona đang rất nguy hiểm hiện nay không nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/benh-tram-cam-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-55739n.aspx
Địa long là một trong những từ mà nhiều tìm kiếm hiện nay khi nhiều người đồn thổi về tác dụng chữa bệnh rất tốt. Các bạn cũng đang muốn tìm hiểu địa long là gì thì hãy tham khảo bài viết của Taimienphi.vn để giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm này. 

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Triệu chứng sốt xuất huyết, chẩn đoán, cách điều trị
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bệnh viện truyền máu huyết học HCM TP. HCM
Bệnh viện 103 Quân đội nhân dân Việt Nam Hà Nội
Từ khoá liên quan:

benh tram cam la gi

, nguyen nhan benh tram cam, trieu chung benh tram cam,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bệnh học và Điều trị Đông Y

    Ebook trị bệnh bằng Đông y

    Bệnh học và Điều trị Đông Y là cuốn sách dành cho các bác sĩ Y học cổ truyền, tuy nhiên, nếu như bạn muốn có thêm những kiến thức về Y học để phục vụ cho công việc và chăm sóc sức khỏe cho gia đình, bạn cũng có thể tham ...

Tin Mới