Triệu chứng sốt xuất huyết, chẩn đoán, cách điều trị

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở các khu vực có môi trường vệ sinh kém, tiềm tàng các loại muỗi, nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân, vậy triệu chứng sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh này nhé!

trieu chung sot xuat huyet

Triệu chứng sốt xuất huyết là gì?

 

Mục Lục bài viết:
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết.
    2.1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn.
    2.2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em.
3. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết.
4. Sốt xuất huyết có lây không?.
5. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết.
6. Cách để phòng bệnh sốt xuất huyết.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết tiếng Anh là Dengue fever hoặc viral hemorrhagic fever(VHF), là bệnh truyền nhiễm do các virus Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết lây truyền vào cơ thể người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes (hay còn gọi là muỗi vằn) mang theo virut sốt xuất huyết Dengue.

trieu chung sot xuat huyet

Ước tính có khoảng 400 triệu ca mắc sốt xuất huyết xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, với số lượng bệnh nhân khoảng 96 triệu người. Căn bệnh này thường gặp ở các khu vực nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết

2.1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Người bệnh sẽ bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh sốt xuất huyết sau 4-6 ngày bị muỗi cắn và kéo dài đến 10 ngày kèm theo các triệu chứng như:
- Sốt cao đột ngột
- Nhức đầu dữ dội
- Đau mắt
- Đau cơ, khớp
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Phát ban trên da (xuất hiện sau 2-5 ngày bị sốt)
- Chảy máu nhẹ (chảy máu mũi, chảy máu nướu hoặc dễ bầm tím)

2.2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em không biểu hiện rõ như ở người lớn vì dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm thông thường khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện các bé bị muỗi đốt và sau đó có các triệu chứng dưới đây thì bố mẹ cần đưa bé đi viện ngay để xét nghiệm sốt xuất huyết vì sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng do sốt xuất huyết gây nên.

trieu chung sot xuat huyet 2

- Sốt cao trên 38 độ
- Quấy khóc bất thường, buồn ngủ hoặc không chịu ăn
- Phát ban

3. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm sốt xuất huyết bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra virus hoặc kháng thể đi kèm với nó. Nếu bạn bị bệnh sau khi đến một khu vực nhiệt đới hay khu vực đang có dịch sốt xuất huyết thì hãy cho bác sĩ biết vì điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn xem bạn có bị sốt xuất huyết hay không dựa trên các triệu chứng mà bạn cung cấp.

4. Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên nhiều người vẫn thường thắc mắc việc thường xuyên tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết thì có bị lây nhiễm bệnh không. Câu trả lời là không nhé! Sốt xuất huyết không lây truyền từ người bị bệnh sang người khoẻ mạnh qua các con đường như hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc thân thể. Bạn chỉ bị lây nhiễm sốt xuất huyết khi bị muỗi mang virus sốt xuất huyết. Đó là lý do vì sao bạn không nên cách ly với bệnh nhân sốt xuất huyết và nên tự bảo vệ bản thân khi đang trong khu vực có dịch sốt xuất huyết vì đây là những nơi tiềm tàng muỗi nhiễm virus.

5. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh sốt xuất huyết. Nếu nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau với acetaminophen và tránh dùng thuốc với aspirin bởi vì nó có thể khiến bạn bị chảy máu nặng hơn. Bạn cũng nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đi khám bác sĩ. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy bệnh nặng hơn trong 24 giờ đầu sau khi hết sốt, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

6. Cách để phòng bệnh sốt xuất huyết

trieu chung sot xuat huyet 3

Năm 2019, FDA đã phê duyệt một loại vắc-xin có tên là Dengvaxia để giúp ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết dành cho thanh thiếu niên từ 9 đến 16 tuổi đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết. Tuy nhiên, hiện tại chưa có loại vắc-xin để ngăn chặn dịch bệnh này. Do vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết là bảo vệ bản thân để không bị muỗi đốt. Theo đó, mỗi người trong chúng ta nên bảo vệ chính mình bằng cách:
- Sử dụng thuốc chống muỗi, ngay cả khi ở trong nhà.
- Khi ở ngoài trời, mặc quần áo dài tay
- Khi ở trong nhà, sử dụng điều hòa nếu có
- Sử dụng màn chống muỗi khi ngủ
- Đến bác sỹ kiểm tra khi nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết

Bên cạnh đó, một cách phòng chống hữu hiệu khác là mọi người nên vệ sinh môi trường sống xung quanh mình sao cho sạch sẽ, gọn gàng và thoáng mát để muỗi không sinh sản được. Nếu đang ở trong khu vực có bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì bạn cũng nên cẩn thận, chú ý bảo vệ bản thân vì nơi đây có thể đang tiềm ẩn rất nhiều muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Virus Corona hiện đang là gây ra dịch viêm phổi nguy hiểm chết người trên toàn thế giới hiện nay, để có những hiểu biết và cách phòng chống cho bản thân và gia đình, các bạn cùng tìm hiểu các triệu chứng bệnh Corona tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/trieu-chung-sot-xuat-huyet-55179n.aspx
Cholesterol là gì, có quan trọng với cơ thể con người của chúng ta hay không, nếu chưa hiểu kỹ về hợp chất này, các bạn đọc bài về Cholesterol là gì tại đây nhé.

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Hà Nội
Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng
Bảng giá dịch vụ bệnh viện Medlatec
APTT là gì? có quan trọng không?
Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội
Từ khoá liên quan:

trieu chung sot xuat huyet

, trieu chung sot xuat huyet o tre em, trieu chung sot xuat huyet o nguoi ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mẫu bệnh án huyết học truyền máu

    Hồ sơ bệnh án trong khoa xét nghiệm máu

    Mẫu bệnh án huyết học truyền máu là mẫu bệnh án dành riêng cho các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa xét nghiệm máu. Các nội dung chính của mẫu bệnh án huyết học truyền máu bao gồm các thông tin cá nhân của bệnh nhân và c ...

Tin Mới