Viêm gan B tiếng anh là Hepatitis B, là một loại bệnh nhiễm trùng gan. Nó có thể gây ra sẹo trên gan, suy gan và ung thư gan. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây tử vong. Viêm gan B lây truyền khi tiếp xúc với máu, vết thương hở hoặc dịch cơ thể của người nhiễm virus. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh nhé!
Viêm gan B và những điều cần biết
1. Triệu chứng của viêm gan B
Khi mới bị nhiễm virus viêm gan B, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu như:
- Vàng da. Da hoặc lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng
- Nước tiểu chuyển sang màu nâu
- Phân màu cam nhạt
- Sốt
- Mệt mỏi kéo dài
- Các vấn đề về dạ dày như chán ăn, buồn nôn, và nôn
- Đau bụng
Phải từ 1 - 6 tháng sau khi bị nhiễm virus thì các triệu chứng mới rõ ràng. Bạn có thể sẽ không cảm nhận được những triệu chứng trên (1/3 số người mắc bệnh không phát hiện được) cho đến khi làm xét nghiệm viêm gan B.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Viêm gan B do virus HBV gây nên.
3. Bệnh viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?
Virus viêm gan B lây từ người sang người qua máu, tinh dịch, và các chất dịch cơ thể khác. Nó không lây lan qua đường ho hoặc hắt hơi. Viêm gan B có thể lây qua những con đường chủ yếu sau:
- Tình dục: Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người nào đó và virus có trong máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn.
- Dùng chung kim tiêm: Virus có thể dễ dàng lây lan qua kim và ống tiêm dính máu.
- Vô tình bị đâm kim tiêm: Bất cứ ai, đặc biệt là nhân viên y tế, những người phải tiếp xúc với máu của người khác có thể bị lây nhiễm theo cách này.
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền virus sang con khi sinh. Nhưng, hiện đã có vắc xin để phòng bệnh ở trẻ sơ sinh.
4. Bệnh viêm gan B có phổ biến hay không?
Số lượng người mắc viêm gan B đã giảm xuống, từ mức trung bình 200.000 người mỗi năm vào những năm 1980 xuống còn 20.000 người mỗi năm vào năm 2016. Những người nằm trong độ tuổi 20 - 49 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
5. Chuẩn đoán viêm gan B
Khi nghi ngờ, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm viêm gan B để xem bạn có bị nhiễm loại virus này hay không. Nếu bạn có triệu chứng và nồng độ men gan cao, bạn sẽ được kiểm tra:
- Kháng nguyên bề mặt của siêu vi B (HBsAg). Kháng nguyên là protein có trong vius viêm gan B. Kháng thể là protein được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch của bạn. Chúng xuất hiện trong máu của bạn trong 1 - 10 tuần sau khi phơi nhiễm. Nếu bạn hồi phục hoàn toàn, chúng sẽ biến mất sau 4 - 6 tháng, nhưng nếu chúng vẫn còn tồn tại sau 6 tháng, thì tình trạng của bạn là mãn tính.
- Kháng thể viêm gan B (anti-HBs). Kháng thể này xuất hiện sau khi HBsAg biến mất, giúp bạn miễn dịch với viêm gan B trong phần đời còn lại.
Nếu bệnh của bạn trở thành mãn tính, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ gan của bạn, gọi là sinh thiết, để biết được tình trạng của bạn có nghiêm trọng hay không.
6. Điều trị viêm gan B
Nếu bạn nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm với virus viêm gan B, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn điều trị càng sớm thì tình hình sẽ càng khả quan hơn. Bác sĩ sẽ cho bạn tiêm vắc xin và globulin để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại virus.
Nếu bạn bị bệnh, bác sĩ có thể cho bạn nhập viện để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Bạn sẽ phải bỏ những thói quen gây hại cho gan như uống rượu bia. Đồng thời, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc, thảo dược, hay thực phẩm bổ sung nào vì chúng có thể làm hại lá gan của bạn. Cũng đừng quên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.
7. Biến chứng của viêm gan B
Viêm gan B mãn tính có thể gây nên các bệnh như:
- Xơ gan hoặc sẹo ở gan
- Ung thư gan
- Suy gan
- Bệnh liên quan đến thận
- Bệnh về mạch máu
8. Bị viêm gan B khi mang thai
Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể truyền virus cho em bé khi sinh. Điều này ít xảy ra trong quá trình mang thai.
Nếu em bé bị lây nhiễm virus và không được chữa trị, bé sẽ gặp phải nhiều vấn đề về gan khi lớn lên. Những em bé có mẹ bị nhiễm viêm gan B cần phải được tiêm vắc xin và globulin ngay khi vừa sinh và trong năm đầu tiên.
9. Phòng bệnh viêm gan B
Để phòng bệnh viêm gan B, cần thực hiện những biện pháp sau đây:
- Tiêm vắc xin (nếu bạn chưa bị phơi nhiễm)
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Sử dụng găng tay khi dọn dẹp, đặc biệt là khi bạn phải chạm vào bông băng y tế, băng vệ sinh, khăn trải giường, ...
- Che kín vết cắt hoặc vết thương hở
- Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng tay hoặc khuyên tai với bất kì ai
- Không ăn chung kẹo cao su và không nhai thức ăn cho em bé
- Hãy đảm bảo kim tiêm, khuyên tai, dụng cụ làm móng, .. đều được khử trùng đúng cách
- Làm sạch máu bằng thuốc tẩy gia dụng và thật nhiều nước sạch.
10. Viêm gan B có chữa được không?
Viêm gan B không chữa được. Nhưng, virus gây bệnh thường biến mất sau một vài tháng. Đôi khi, virus biến mất ở cả những bệnh nhân mãn tính.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm gan B mà bất cứ ai cũng cần hiểu rõ. Hãy nhớ, khi bị viêm gan B, không hiến máu, huyết tương, các bộ phận cơ thể, mô hoặc tinh trùng cho bất cứ ai. Đồng thời, cho những người xung quanh, những người có nguy cơ lây nhiễm cao như bạn tình, bác sĩ, nha sĩ, ... biết để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
https://thuthuat.taimienphi.vn/viem-gan-b-va-nhung-dieu-can-biet-55741n.aspx
Ngoài ra, virus Corona là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cấp đang được mọi người đặc biệt chú ý hiện nay, các bạn tham khảo triệu chứng bệnh Corona tại đây để có biện pháp phòng tránh cho bản thân.