Bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng

Bài viết sau đây, Taimienphi.vn tổng hợp những bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng hay, có sức lan tỏa rộng giúp bạn nhanh chóng tuyên truyền được bệnh Tay Chân Miệng để mọi người dân biết được biểu hiện, cách phòng bệnh cũng như biết được nên làm gì khi trẻ mắc bệnh.

Hiện nay, bệnh Tay Chân Miệng là một đại dịch hoành hành mỗi năm nên việc thức tỉnh cũng như cảnh báo người dân về đại dịch này là điều cần thiết. Để cảnh báo người dân, bạn có thể sử dụng các bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng sau đây.

bai tuyen truyen ve benh tay chan mieng

Kế hoạch truyền thông phòng chống bệnh Tay Chân Miệng

Mục Lục bài viết:
  * Bài tuyên truyền số 1.
  * Bài tuyên truyền số 2.
  * Bài tuyên truyền số 3.
  * Bài tuyên truyền số 4.

Tổng hợp những bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng

Bài tuyên truyền 1:

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Biểu hiện của bệnh Thời gian ủ bệnh: từ 3 - 6 ngày. Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt ...

Nguyên nhân

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh, nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Virut đường ruột là nguyên nhân chính gây bệnh Virut Entero 71 được xác định gây bệnh chân tay miệng là một loại virut đường ruột, gây bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát.

Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.

Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị.

Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.

Biến chứng

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện, phòng tránh và điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim... có thể gây tử vong. Dịch tễ học Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi.

Điều trị

Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là:

- Chăm sóc bệnh nhân.
- Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.
- Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu;
- Thường xuyên vệ sinh miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

Phòng ngừa

Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

- Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân
- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.
- Rửa tay kỷ với xà phòng bằng các bước như sau:

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng, nhất thiết cần tuân thủ đầy đủ trình tự 6 bước như trên mới có thể đảm bảo tiêu diệt tối đa vi khuẩn, giảm xuống tối thiểu khả năng mắc bệnh và lây lan bệnh tật qua những bàn tay bẩn.

Khi tuân thủ đúng các bước này và rửa tay nhiều lần trong ngày, dịch bệnh lây truyền sẽ không còn là nỗi lo của bạn và những người xung quanh bạn nữa.

Trên đây là những thông tin cần thiết về dịch bệnh tay chân miệng. Cán bộ giáo viên, nhân viên và quý phụ huynh cần lưu ý chăm sóc tốt cho trẻ và học sinh, tránh để trẻ lây lan bệnh.

=> Đây là bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng trong nhà trường giúp các bé, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh nắm bắt được dịch bệnh Tay Chân Miệng và biết cách chăm sóc tốt cho trẻ giúp trẻ không bị mắc bệnh nay.

Bài tuyên truyền số 2:

PHÒNG NGỪA VÀ SỬ TRÍ BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG

1. Khái niệm:

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và dễ phát triển thành dịch.

2. Đối tượng mắc:

- Thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 3 tuổi

3. Biểu hiện:

- Ban đầu sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng nước.

- Phỏng nước trong miệng thường thấy ở lợi,lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét.

- Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay bàn chân..

4. Đường lây truyền:

Khả năng lây truyền cao nhất trong 1 tuần đầu của bệnh

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người

- Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ.

- Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế sàn nhà....bị nhiễm vi rút.

- Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm nhiễm vi rút.

5. Phòng bệnh:

- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Người chăm sóc trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

- Cho trẻ ăn chín uống chín và dùng riêng thìa bát.

- Thi gom xử lý phân chất thải của trẻ.

- Thường xuyên vệ sinh sàn nhà đồ chơi vật dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn thông thường.

6. Xử trí khi trẻ bị bệnh:

- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác.

- Không làm vỡ các nốt phỏng nước để tránh nhiễm khuẩn và lây lan bệnh.

- Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lỏng và mềm

Bài tuyên truyền số 3:

Kính thưa toàn thể CBVG, NV và các bậc phụ huynh học sinh than mếm! Hôm nay được sự nhất trí của BGH nhà trường . Nhà trường có tổ chức buổi nói chuyện phát thanh tuyên truyền về bệnh tay chân miệng.

Để chúng ta hiểu thêm về bệnh sau đây là một số thong tin về bệnh tay chân miệng .

Bệnh Tay chân miệng là bệnh do các vi-rút đường ruột gây ra, biểu hiện bằng trẻ sốt nhẹ, nổi bóng nước trong miệng, ở bàn tay, bàn chân, mông và gối. Nếu do nhiễm Enterovirus 71, là virus có độc lực rất mạnh, có thể gây ra biến chứng tim mạch, phù phổi, viêm não - màng não và tử vong.

Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành hoặc có thể lây lan qua vật dụng có dính chất tiết mũi họng và dịch ở các bóng nước. Không có côn trùng trung gian truyền bệnh. Nên có thể ngăn ngừa lây lan bệnh bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

Ba việc cần làm để phòng bệnh tay chân miệng.

Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ và cô giáo và người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau đây:

3.1 Ăn uống sạch:

- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;

- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.

- Trong nhà trẻ, mẫu giáo, mỗi em dùng chén, ly, muỗng riêng.

3.2. Ở sạch:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, ngay khi xong công việc;

- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày; Mỗi em dùng mỗi khăn riêng;

- Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng;

- Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối. Mỗi nhà nên có nhà tiêu hợp vệ sinh.

3.3. Đồ dùng vật dụng:

- Bàn ghế, đồ dùng hàng ngày phải sạch: phải được lau sạch hàng ngày; Riêng ở Nhà trẻ, mẫu giáo cần vệ sinh và sát khuẩn ít nhất mỗi lần/ ngày bằng dung dịch Cloramine B.

- Cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG HÃY RỬA TAY NHIỀU LẦN TRONG NGÀY BẰNG NƯỚC SẠCH VÀ XÀ PHÒNG.

=> Đây cũng là bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng trong nhà trường. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn để tuyên truyền về bệnh này trong trường học của mình.

Bài tuyên truyền số 4:

Như chúng ta đã biết bệnh "Tay - chân - miệng" là một đại dịch đã và đang được nói đến như một hồi chuông cảnh báo ngân dài trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng , tờ rơi, áp phích.

Bệnh "Tay, chân, miệng" là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước lọt dịch tiết mùi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường phần miệng qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.

Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh.Bệnh dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây nên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm xử trị kịp thời.

Những biểu hiện chính của bệnh tay - chân - miệng?

- Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.

- Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.

- Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng ban tay, lòng bàn chân...

Cách phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

+ Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh bằng 6 bước như sau:

bai tuyen truyen ve benh tay chan mieng 2

+ Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

+ Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

+ Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.

+ Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.

+ Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?

+ Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

+ Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp súc với trẻ khác.

+ Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

+ Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh tay - chân - miệng. Hy vọng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và thiết thực giúp các thầy cô và các em hiểu biết và có cách phòng tránh cũng như chữa trị dịch bệnh này.

Hi vọng với những bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng trên đây, bạn đã tìm được các bài tuyên truyền bênh Tay Chân Miệng hay để cảnh báo cũng như thức tỉnh được mọi người trong vấn đề phòng chống cũng như nắm bắt được biểu hiện của bệnh và cách chữa trị.

https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-tuyen-truyen-ve-benh-tay-chan-mieng-38895n.aspx
Mẫu sổ khám bệnh chính là mẫu sổ được các bệnh viện thiết lập ra nhằm đáp ứng được nhu cầu về thăm khám và chữa bệnh của các bệnh nhân, mẫu sổ khám bệnh cần chứa đầy đủ các thông tin của người bệnh để giúp bác sĩ nhanh chóng nắm bắt được thông tin bệnh nhân.

Tác giả: Ngọc Trinh     (3.8★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách hỏi thăm sức khỏe trong tiếng Anh và cách trả lời
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Tổng hợp mẫu đơn đề nghị, khởi kiện hay
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP. HCM
Bảng giá dịch vụ tại bệnh viện Vinmec
Từ khoá liên quan:

Bài tuyên truyền về bệnh Tay Chân Miệng

, bai tuyen truyen ve benh Tay Chan Mieng,

Tin Mới