Thoát vị đĩa đệm, triệu chứng, cách chữa

Hiện nay thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường xuất hiện ở cả người trẻ và người cao tuổi khiến bạn rất khó chịu. Hãy cùngTaimienphi.vn tìm hiểu về căn bệnh, cách phòng chống và điều trị để có một sức khỏe tốt hơn nhé.

thoat vi dia dem

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Mục Lục bài viết:
1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
4. Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm.
5. Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?.
    5.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật.
    5.2. Phẫu thuật.
6. Cách phòng tránh bệnh.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống của con người được hình thành từ một loạt các đốt sống xếp chồng lên nhau. Tính từ trên đầu xuống thì cột sống gồm có 7 đốt sống ở cột sống cổ, 12 ở cột sống ngực và 5 ở cột sống thắt lưng, xương mông và xương cụt ở dưới. Những đốt sống này được nâng đỡ và bảo vệ bởi các đĩa đệm.

thoat vi dia dem

Mỗi đĩa đệm gồm có 2 phần là nhân mềm, nhầy và vòng ngoài cứng. Đĩa đệm bảo vệ xương sống bằng cách hấp thụ các lực mạnh khi bạn làm các hoạt động hàng ngày như đi bộ, nâng vật hay vặn người. Tuy nhiên nếu thường xuyên làm các hoạt động tác động nhiều đến cột sống thì có thể làm cho phần bên trong của đĩa đệm nhô ra qua vòng ngoài, gây nên tình trạng đau đớn và khó chịu. Căn bệnh này người ta gọi ngắn gọn là thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh là slipped disc hay herniated disc).

Nếu đĩa đệm bị thoát vị đè ép lên một trong các dây thần kinh cột sống của bạn, bạn có thể bị tê và đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ hoặc sửa chữa đĩa đệm bị thoát vị.

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

- Tuổi cao: tình trạng lão hoá khiến đĩa đệm bị mất nước và dưỡng chất bảo vệ, dẫn đến chức năng bị suy yếu
- Chấn thương nặng: khi gặp phải tai nạn, thay đổi tư thế đột ngột
- Vận động nhiều: làm việc thường xuyên trong các tư thế như đứng, nâng vật, phải cúi nhiều, ngồi nhiều,..
- Thói quen sống xấu: đi cúi người, nằm không đúng tư thế, ngủ gối cao,...
- Một số nguyên nhân khác: béo phì, mang thai, di truyền,...

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, từ cổ đến lưng dưới. Các triệu chứng rất đa dạng tuỳ thuộc vào vị trí của đĩa đệm thoát vị và kích thước của thoát vị. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơ thể có một số dấu hiệu sau thì bạn nên đến bác sỹ kiểm tra ngay vì có thể bạn đang có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm:

- Đau và tê ở các vị trí như cổ, lưng, thắt lưng
- Cơn đau kéo dài đến cánh tay hoặc chân
- Cơn đau rõ rệt hơn vào ban đêm hoặc khi vận động
- Đau hơn sau khi đứng hoặc ngồi lâu
- Đau khi đi bộ khoảng cách ngắn
- Cơ bắp suy yếu
- Cảm giác ngứa ran, đau hoặc nóng rát ở vùng cổ, lưng, thắt lưng

4. Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm, bác sỹ sẽ thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân bằng cách hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng. Bác sỹ sẽ quan tâm đến thời điểm mà bạn lần đầu tiên cảm thấy có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và hoạt động khiến cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn. Để kết luận chính xác hơn, bác sỹ sẽ yêu cầu kiểm tra chức năng hệ thần kinh và cơ bắp của người bệnh bằng một số cách như: chụp X-quang, chụp CT, MRI,...

thoat vi dia dem 2

Tuỳ theo vị trí của đĩa đệm bị thoát vị, bác sỹ có thể kết luận bệnh nhân bị một trong số các loại thoát vị đĩa đệm sau:
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

5. Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Để xác định cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, bác sỹ sẽ xem xét các yếu tố như mức độ khó chịu mà bệnh nhân gặp phải và khoảng cách đĩa đệm bị trượt ra khỏi cột sống. Sẽ có một số cách chữa trị phổ biến như:

5.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Nếu mức độ bệnh nhẹ, bác sỹ thường khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh trong vài ngày hoặc vài tuần để thuyên giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Nếu cơn đau ở mức nhẹ đến trung bình, bệnh nhân có thể được kê cho các thuốc hoặc tiêm thuốc để giảm đau và phục hồi chức năng cho đĩa đệm.

Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu như được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng rất hữu ích khi kết hợp với các loại thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ.

5.2. Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu mà không thuyên giảm được tình trạng bệnh thì bệnh nhân sẽ được khuyên làm phẫu thuật. Trước khi quyết định phẫu thuật, bác sỹ sẽ căn cứ vào các yếu tố như sức khoẻ hiện tại của bệnh nhân, tuổi tác và rất nhiều vấn đề khác để xác định quy trình thích hợp.

6. Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

thoat vi dia dem 3

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, mỗi người trong chúng ta nên:
- Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện cơ bắp và cột sống
- Làm việc, sinh hoạt đúng tư thế: Điều này làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Hãy ngồi thẳng lưng, đặc biệt là khi làm việc trong thời gian dài và nâng vật nặng đúng cách.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì cân nặng, không bị béo phì
- Không uống nhiều rượu, hút thuốc

https://thuthuat.taimienphi.vn/thoat-vi-dia-dem-55178n.aspx
Ngoài ra, các bạn tìm hiểu thêm về Ung thư vòm họng tại đây.

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bảng giá dịch vụ bệnh viện Việt Đức
Tổng hợp mẫu đơn đề nghị, khởi kiện hay
Mức đóng BHYT hộ gia đình 2022, Mức hưởng bao nhiêu?
Bảng giá dịch vụ bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP. HCM
Từ khoá liên quan:

thoat vi dia dem la gi

, tim hieu ve benh thoat vi dia dem, trieu chung thoat vi dia dem,

SOFT LIÊN QUAN
  • Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT

    Hợp đồng khám bệnh the diện BHYT

    Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT được ký kết giữa bên cơ quan bảo hiểm và các cơ sở Y tế tại các địa phương nhằm đảm bảo được một số nội dung khám chữa bệnh cho những cá nhân tham gia bảo hiểm.

Tin Mới