Tham gia BHYT nói chung, BHYT hộ gia đình nói riêng mang lại nhiều quyền lợi cho người dân khi khám chữa bệnh. Vậy mức đóng BHYT hộ gia đình 2022 hiện nay là bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết thông tin chi tiết.
Danh mục từ viết tắt
- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- KCB: Khám chữa bệnh
- NLĐ: Người lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
Thông tin về mức đóng BHYT hộ gia đình mới nhất
1. Những ai được tham gia BHYT hộ gia đình?
- Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, những người tham gia BHYT được chia thành 05 nhóm:
+ Nhóm do NSDLĐ và NLĐ đóng;
+ Nhóm do tổ chức BHXH đóng;
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
+ Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Theo đó, những người tham gia BHYT hộ gia đình là những người không thuộc các nhóm tham gia BHYT do NSDLĐ, NLĐ hay tổ chức BHXH, ngân sách nhà nước đóng/hỗ trợ mức đóng.
- Những người tham gia BHYT hộ gia đình là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Mức đóng BHYT hộ gia đình 2022
- Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng BHYT hộ gia đình 2022 được xác định theo từng người đóng, giảm dần mức đóng từ người thứ 2 trở đi.
- Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng, mức đóng BHYT hộ gia đình 2022 được tính cụ thể qua bảng sau:
3. Mức hưởng BHYT hộ gia đình 2022
Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng BHYT như sau:
- Khi đi KCB đúng tuyến: 80% chi phí khám chữa bệnh;
Những trường hợp được xác định là đúng tuyến được quy định tại Thông tư 30/2020/TT-BYT gồm:
+ KCB đúng cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
+ Nơi đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện, mà đi KCB tại các cơ sở y tế cùng tuyến trong cùng địa bàn tỉnh.
+ Đi cấp cứu.
+ Được chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định.
+ Có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập theo chương trình đào tạo, tạm trú và KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
+ Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp họ đã được chuyển tuyến.
+ Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
+ Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
- Khi đi khám chữa bệnh trái tuyến: Mức hưởng = Mức hưởng khám đúng tuyến nhân với tỷ lệ sau:
+ 40% chi phí điều trị nội trí nếu đi trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương;|
+ 100% chi phí điều trị nội trú nếu đi trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh;
+ 100% chi phí khám chữa bệnh nếu đi trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện.
4. Hướng dẫn mua BHYT hộ gia đình
Cá nhân trong hộ gia đình không thuộc các trường hợp phải tham gia BHYT tại công ty hay các đối tượng được cơ quan BHXH, ngân sách nhà nước đóng BHYT muốn mua BHYT hộ gia đình thì tiến hành như sau:
- Liên hệ các đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc tạm trú;
- Kê khai thông tin vào tờ khai tham gia BHYT mà bên bán bảo hiểm cung cấp;
- Nộp lại tờ khai cùng các giấy tờ sau đây cho bên bán bảo hiểm:
+ Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng/chứng thực);
+ Thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu nếu đã tham gia BHYT hộ gia đình trước đó để được giảm trừ mức đóng (Bản sao có công chứng/chứng thực).
- Nộp tiền BHYT: Người tham gia BHYT nộp tiền cho chính địa điểm mình mua bảo hiểm và nhận giấy hẹn trả thẻ BHYT.
- Nhận thẻ BHYT: Người tham gia BHYT nhận lại thẻ BHYT theo giấy hẹn và sử dụng BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó nếu muốn gia hạn BHYT Online tại nhà bạn có thể tham khảo hướng dẫn trong bài viết dưới đây và làm theo các bước nhé.
- Xem thêm: Cách gia hạn BHYT online tại nhà
https://thuthuat.taimienphi.vn/muc-dong-bhyt-ho-gia-dinh-2022-68897n.aspx
Trên đây là thông tin về mức đóng BHYT hộ gia đình 2022 mà chúng tôi cung cấp. Bạn đọc có thể theo dõi và tham gia BHYT hộ gia đình để đảm bảo các quyền lợi cho bản thân mình khi đi khám chữa bệnh.