Khi làm việc cho các doanh nghiệp, bạn sẽ được tham gia Bảo hiểm xã hội. Thế nhưng bảo hiểm xã hội là gì? Quyền lợi, nghĩa vụ của các cá nhân và doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Tham gia bảo hiểm xã hội là quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng nó là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đang sử dụng lao động trên đất nước Việt Nam. Khi tham gia kinh doanh sản xuất tại bất cứ doanh nghiệp nào, bạn sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc và đặt ra những câu hỏi như Bảo hiểm xã hội là gì? Số tiền mình phải nộp hàng tháng tính như thế nào? Quyền lợi ra sao nếu tham gia? Tất cả những thông tin cần thiết sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tất tần tật về bảo hiểm xã hội
BẢO HIỂM XÃ HỘI LÀ GÌ?
Bảo hiểm nghĩa là bảo vệ khỏi những điều nguy hiểm, là hình thức để giảm và chia sẻ rủi ro với những người gặp nạn. Thông thường, chúng ta không ai muốn nhận được bảo hiểm, vì khi đó chúng ta đã gặp những điều không tốt, tai nạn, bệnh tật, ốm đau... và được bảo hiểm bồi thường.
Bảo hiểm xã hội là một hình thức bảo hiểm được xây dựng bởi cơ quan nhà nước giúp cho toàn dân được bảo vệ để ổn định cuộc sống lâu dài. Đóng bảo hiểm xã hội cúng chính là việc bạn muốn được bảo hiểm cho mình, đồng thời có một khoản tiết kiệm nho nhỏ khi về già.
NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP, CÁ NHÂN KHI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI?
Theo luật bảo hiểm xã hội thì các cá nhân có quyền tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng với các doanh nghiệp, khi sử dụng lao động họ bắt buộc phải hỗ trợ đóng bảo hiểm cho nhân viên. Đây là cách để họ có thể đảm bảo an toàn và sự sống cho nhân viên của mình khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc gặp những điều không may, tai nạn nghề nghiệp.
Cơ cấu đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Với cá nhân tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội sẽ đóng 100% phí bảo hiểm căn cứ vào luật bảo hiểm xã hội (22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn).
+ Với các cá nhân tham gia kinh doanh sản xuất tại các doanh nghiệp thì mức đóng sẽ như sau:
Như vậy, theo tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội như trên thì cá nhân phải trích 10,5% tiền lương để đóng Bảo hiểm xã hội (lương đóng bảo hiểm phụ thuộc vào trình độ, cấp bậc hoặc quy định riêng tại từng doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở). Trong đó bao gồm 8% là phí BHXH, 1,5% là phí Bảo hiểm y tế và 1% là phí Bảo hiểm tự nguyện.
Các doanh nghiệp sẽ phải trích 21,5% theo mức lương bảo hiểm của người lao động và nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Giả sử, mức lương đóng bảo hiểm của một người là 4500.000đ/tháng. Như vậy, theo bảng tỷ lệ trích đóng trên người lao động sẽ phải nộp các khoản:
BHXH: 8% lương = 360.000đ
BHYT: 1,5% lương = 67.500đ
BHTN: 1% lương = 45.000đ
Tổng cộng người lao động phải nộp là 472.500đ
Còn doanh nghiệp sẽ phải nộp:
BHXH: 17% lương = 765.000đ
BHYT: 3% lương = 135.000đ
BHTN: 1% lương = 45.000đ
Tổng cộng người lao động phải nộp là 945.000đ
Trên thực tế, nếu người lao động không muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ không bị trừ phí vào lương nhưng cũng như không nhận được khoản phí mà đáng ra doanh nghiệp phải nộp cho người lao động. Bởi nếu không đóng bảo hiểm cho nhân viên, doanh nghiệp cũng sẽ bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp vào khoản tiền đó.
VssID là một ứng dụng dịch vụ thông tin được viết dựa vào nền tảng thiết bị di động của tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tải VssID, cài đặt và đăng ký, bạn sẽ tiếp cận các thông tin, thực hiện các dịch vụ công với cơ quan Bảo hiểm nhanh chóng ngay tại nhà..- Xem thêm: VssID
CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI KHI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI?
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Đây là nơi để lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như các mức bảo hiểm đóng, thời gian đóng, tên doanh nghiệp đóng...
Đi kèm với sổ bảo hiểm, bạn sẽ được cấp 01 thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế tại nơi đăng ký bảo hiểm. Đồng thời, người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khác như:
- Nhận chế độ bồi thường bảo hiểm thai sản
- Nhận lương hưu
- Chế độ tử tuất
- Chế độ khi bị tai nạn nghề nghiệp
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Với mỗi quyền lợi bảo hiểm xã hội sẽ có những quy định và thủ tục bồi thường riêng theo luật bảo hiểm xã hội mà chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết trong các bài viết sau.
Ngoài ra, có rất nhiều người hỏi mức đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được nhận lương hưu? Câu trả lời là 20 năm và khi đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ. Tuy nhiên khi đã tham gia bảo hiểm xã hội, nếu người lao động muốn dừng thì cũng cũng có quyền rút bảo hiểm 1 lần, số tiền nhận được cũng tính theo quy định của nhà nước. Để hiểu rõ hơn thông tin này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo các bài viết khác được đăng tải trên Taimienphi.vn.
Tham gia BHXH nhưng vừa bị mất việc, không có thu nhập, bạn đọc có thể làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Để bắt đầu, bạn đọc có thể tham khảo cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để nắm được thời gian tham gia, điều kiện và thủ tục cần thực hiện.
https://thuthuat.taimienphi.vn/bao-hiem-xa-hoi-la-gi-53489n.aspx
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về bảo hiểm xã hội. Hi vọng, với bài viết này bạn sẽ nắm được những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm.