APTT là một xét nghiệm máu mà kết quả của nó cho biết máu của bạn mất bao nhiêu thời gian để hình thành cục máu đông.
APTT là một một xét nghiệm huyết học quan trọng mà bác sỹ sẽ tiến hành trong quá trình kiểm tra sức khoẻ định kỳ, kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm trước khi làm phẫu thuật, thăm khám các bệnh lý máu đông, đo lường hiệu quả của điều trị bằng liệu pháp heparin tiêm tĩnh mạch (IV),...Để tìm hiểu chi tiết hơn về APTT, bạn đọc tham khảo bài viết của thuthuat.taimienphi.vn nhé!
APTT là gì? có quan trọng không?
1. APTT là gì?
APTT (activated partial thromboplastin time) là một trong các xét nghiệm máu quan trọng mà ở đó bệnh nhân sẽ được yêu cầu xét nghiệm một số yếu tố trong máu để kiểm tra chức năng cầm-đông máu của cơ thể. Với xét nghiệm này, bạn sẽ biết được máu của bạn mất bao nhiêu thời gian để hình thành cục máu đông.
Xét nghiệm APTT thường được thực hiện cùng với một xét nghiệm khác như xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) để xem xét một tập hợp các yếu tố đông máu khác. Kết quả của 2 xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ một cái nhìn đầy đủ hơn về những gì xảy ra trong cơ thể bạn khi một cục máu đông hình thành. Một số xét nghiệm khác như: Activated whole thrombin time test (ACT), Thrombin time test (TT) cũng có thể được bác sỹ thực hiện cùng với APTT.
2. Xét nghiệm APTT được tiến hành như thế nào?
APTT là một một xét nghiệm huyết học căn bản. Để thực hiện xét nghiệm này, bác sỹ sẽ lấy vài ml máu từ tĩnh mạch của bạn và cho vào ống nghiệm có nắp để không gây ra sai số của xét nghiệm. Trong quá trình này, bác sỹ cũng thêm các hoá chất cần thiết để có được kết quả chính xác nhất.
Đối với liệu pháp heparin IV, APTT thường được thực hiện sau khi bắt đầu điều trị khoảng 6 tiếng. Sau khi có kết quả APTT, bác sỹ sẽ điều chỉnh liều tiêm truyền heparin nếu cần.
Trước khi làm xét nghiệm APTT, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị gì. Tuy nhiên, bạn cũng nên cho bác sỹ biết về bất kỳ loại thuốc, thảo dược, vitamin hoặc chất bổ sung nào nếu bạn dùng kể cả các loại thuốc không kê đơn, thuốc theo toa hoặc thuốc nam/bắc. Một số loại thuốc, đặc biệt là chất làm loãng máu, aspirin và thuốc kháng histamine, có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm APTT của bạn.
3. Xét nghiệm APTT có quan trọng không?
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm APTT để kiểm tra rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh Hemophilia hoặc bệnh von Willebrand. Các triệu chứng của rối loạn chảy máu bao gồm:
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím
- Các cục máu hình thành bất thường
- Máu xuất hiện trong phân hoặc nước tiểu
- Nướu dễ chảy máu
- Thời kỳ kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ
- Chảy máu cam
- Sưng hoặc đau khớp
Bạn cũng cần xét nghiệm APTT nếu bạn được điều trị bằng heparin - một loại thuốc dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị cục máu đông sau khi bạn đã gặp vấn đề như đau tim hoặc đột quỵ. Xét nghiệm PTT giúp đảm bảo bạn dùng đúng liều. Bạn muốn ngăn ngừa cục máu đông nguy hiểm, nhưng vẫn để máu đóng cục khi bạn cần.
Bạn cũng có thể được yêu cầu làm xét nghiệm APTT để:
- Kiểm tra xem khả năng đông máu của bạn có bình thường không trước khi bạn đi phẫu thuật
- Kiểm tra chức năng hệ miễn dịch- Xem gan của bạn có hoạt động tốt không
https://thuthuat.taimienphi.vn/aptt-la-gi-co-quan-trong-khong-55838n.aspx
Nếu muốn xét nghiệm máu, các bạn có thể tới Bệnh viện huyết học và truyền máu trung ương Hà Nội nếu học tập và sinh sống tại Hà Nội hoặc Bệnh viện truyền máu huyết học Hồ chí Minh tại đây.