Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, bệnh thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy nó tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai về tính chất của bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Taimienphi.vn nhé!
Nhiều người bị trào ngược dạ dày vào những thời điểm nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều có thể kiểm soát được những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc đơn giản. Cũng có những người sẽ phải sử dụng thuốc mạnh, thậm chí là phẫu thuật để loại bỏ căn bệnh này. Vậy, trào ngược dạ dày thường xảy ra khi nào và triệu chứng của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản: Những điều người bệnh cần biết
1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Khi bạn nuốt, một dải cơ tròn quanh đáy thực quản của bạn (cơ thắt thực quản dưới) sẽ giãn ra để cho thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày của. Sau đó, cơ co thắt này sẽ đóng lại. Nếu dải cơ này co thắt bất thường hoặc yếu đi, axit dạ dày có thể chảy ngược lại vào thực quản. Axit liên tục chảy ngược có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và làm nó bị viêm.
Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày nếu bạn thuộc về một trong những trường hợp sau:
- Béo phì
- Bị thoát vị hoành (phần trên của dạ dày nhô lên qua cơ hoành)
- Đang mang thai
- Rối loạn mô liên kết (chẳng hạn như bị xơ cứng bì)
- Bị đói trong thời gian dài
Các yếu tố có thể làm cho bệnh trào ngược ngày càng trầm trọng hơn:
- Hút thuốc
- Ăn quá nhiều hoặc quá muộn vào buổi tối
- Ăn nhiều đồ dầu mỡ hoặc chiên rán
- Uống đồ cafe, rượu và đồ uống có cồn
- Dùng thuốc (như aspirin)
2. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực, thường là sau khi ăn, đặc biệt sau khi ăn tối
- Tức ngực
- Khó nuốt
- Ợ chua
- Cảm giác có khối u trong cổ họng
Nếu bạn bị trào ngược vào bạn đêm, bạn có thể sẽ phải trải qua những triệu chứng như:
- Ho mãn tính
- Viêm thanh quản
- Hen suyễn
- Giấc ngủ bị gián đoạn
Khả năng miễn dịch của mỗi người là khác nhau bởi thể trạng, sức khỏe. Người hệ miễn dịch tốt thì có sẽ sức khỏe tốt, phòng ngừa được bệnh rất tốt. Còn người hệ miễn dịch kém thì thường nhiễm bệnh. Vậy miễn dịch là gì. Bạn đang băn khoăn thì có thể tham khảo tại đây.
3. Biến chứng của trào ngược dạ dày.
Lâu ngày, trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng như:
- Hẹp thực quản: Tổn thương thực quản khiến hình thành các mô sẹo, làm hẹp đường dẫn thức ăn và gây khó nuốt.
- Loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm mòn các mô trong thực quản, làm hình thành các vết thương hở. Loét thực quản có thể gây chảy máu, đau, và khó nuốt.
- Barrett thực quản (thay đổi tiền ung thư): Tổn thương do axit có thể gây ra những thay đổi trong mô lót thực quản dưới, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
4. Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà.
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
- Duy trì cân nặng vừa phải: Thừa cân sẽ gây áp lực lên bụng, chèn ép dạ dày và khiến cho axit trào ngược lên thực quản.
- Bỏ thuốc: Thuốc lá làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới.
- Gối đầu cao hơn.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Bạn phải đợi ít nhất 3 giờ sau khi ăn mới được nằm hoặc đi ngủ.- Ăn từ từ và nhai thật kỹ.
- Tránh những thực phẩm và đồ uống có thể gây trào ngược. Các tác nhân phổ biến gây trào ngược là thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc đồ ăn chiên rán, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây, và caffein. Vậy, người bị trào ngược nên ăn gì? Người bị dạ dày nên bổ sung thêm nhiều rau, yến mạch, hoa quả, thịt nạc và hải sản, lòng trắng trứng, và chất béo có lợi trong bơ, hạt óc chó, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, và gừng. Có thể chữa trào ngược dạ dày bằng gừng do nó có khả năng kháng viêm cao. Người bệnh có thể bổ sung gừng vào các món ăn hằng ngày hoặc sử dụng trà gừng.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát có thể gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản dưới.
5. Điều trị trào ngược dạ dày.
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc đơn giản trước (như thuốc để trung hòa axit dạ dày, thuốc làm giảm sản sinh axit và chữa lành thực quản). Nếu sau vài tuần mà tình trạng bệnh chưa thuyên giảm, thì bác sĩ có thể chỉ định dụng thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật.
Địa long chính là một vị thuốc đang được nhiều người ca ngợi hết lời. Vậy địa long là gì, các bạn cần tìm hiểu để có thể hiểu hơn về vị thuốc này để từ đó sử dụng cho hiệu quả.
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau ngực, đặc biệt là khó thở, đau quai hàm hoặc cánh tay. Đây có thể là những dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn:
- Gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hoặc thường xuyên.
- Dùng thuốc nhiều hơn hai lần một tuần.
Trào ngược dạ dày thực quản, tiếng anh là Gastroesophageal reflux disease (GERD) xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối miệng và dạ dày (thực quản), điều này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của bạn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nhung-dieu-nguoi-benh-can-biet-55736n.aspx
Một điều cần lưu ý là trào ngược dạ dày có thể gây ho mãn tính và hen xuyễn; do vậy, nếu bạn gặp phải những triệu chứng như trên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để có được những lời khuyên tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của mình nhé. Ngoài ra, hiện nay dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đang gây ảnh hương tâm lý hoang mang cho toàn thể người dân, các bạn cần nắm vững triệu chứng bệnh Corona tại đây để đề phòng.