Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện theo mùa, có khả năng truyền nhiễm cao, đặc biệt có thể gây ra nguy hại tới tính mạng nếu như không điều trị kịp thời, các bạn có thể tham khảo các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em sau đây để nhận biết mình có bị bệnh này không.

Hiện nay, số ca mắc bệnh và tử vong vì bệnh sốt xuất huyết tăng cao khiến cho nhiều người lo lắng và quan tâm. Khi tìm hiểu rõ về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em sẽ giúp bạn có được cách phòng và điều trị bệnh kịp thời.

trieu chung sot xuat huyet o nguoi lon va tre em

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết như thế nào? Có lây nhiễm không?

I. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng Dengue gây ra. Khi vết muỗi đốt từ các con muối cái, virus Dengue dễ xâm nhập vào cơ thể con người và có thời gian ủ bệnh lên tới 4 - 10 ngày. Thông thường, trẻ em dễ mắc bệnh này hơn là những người lớn.

II. Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh lây qua muỗi vằn (muỗi Aedes) đốt hút máu của người bệnh hoặc là những người đang bị nhiễm Dengue mà không có triệu chứng rồi đốt lại người khỏe thì virus Dengue sẽ lây sang người khỏe. Vì thế, bệnh sốt xuất huyết dễ dàng lây lan sang người khác.

III. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh và đối tượng của bệnh mà có biểu hiện, triệu chứng bệnh khác nhau:

1. Ở người lớn

Đối với người lớn, có hai trường hợp gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết là sốt xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ra bên ngoài da.

* Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn với dạng cổ điển

- Sốt cao, có thể sốt lên tới 40,5 độ C
- Đau khớp và cơ
- Buồn nôn, ói mửa
- Đau đầu nghiêm trọng
- Đau phía sau mắt
- Phát ban
- Xuất huyết nội tạng (người xuất huyết nội tạng ở đường tiêu hóa gồm biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ. Sau 2 ngày, người đó sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen, người mệt mỏi, xuất hiện chấm đỏ trên da. Còn người xuất huyết não rất khó nhận biết, có thể người bệnh sẽ chỉ bị đau đầu, sốt, liệt nửa người, liệt tay, chân. Sau đó là bị hôn mê, dẫn tới tử vong).

* Triệu chứng sốt xuất huyết hội chứng sốc Dengue

Bệnh này là thể trạng bệnh ở mức độ nặng, gồm nhiều triệu chứng như:

- Chảy máu
- Hạ huyết áp
- Huyết tương thoát ra khỏi mạch máu

Trường hợp này xảy ra khi người bệnh đã mắc bệnh này một lần, khi cơ thể miễn dịch thụ động hoặc chủ đọng với kháng nguyên vi rút. Mắc bệnh 2- 5 ngày, người bệnh sẽ mệt mỏi và nặng hơn, từ đó dẫn tới việc tử vong.

2. Ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, bệnh chia theo ba giai đoạn và triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở ba giai đoạn là khác nhau:

* Giai đoạn khởi phát

Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là sốt nên nhiều bố mẹ và bé nghỉ đến trẻ em bị cúm, đường hô hấp nhiễm khuẩn. Bên cạnh sốt, trong giai đoạn bệnh khởi phát có các biểu hiện sau đây:

- Bỏ bú, chán ăn
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn trớ
- Chảy máu chân răng
- Sung huyết ở da
- Quấy khóc

Có một vài trẻ em lớn hơn thì sẽ có biểu hiện là đau hốc mắt, nhức đầu, đau nhức cơ và khớp, mệt mỏi. Khi bố mẹ thấy bế xuất huyết ở lỗ chân lông, bạn nên đưa bé đi khám.

* Giai đoạn nguy cấp

Bé mắc bệnh ở giai đoạn nguy cấp khi bệnh đang diễn biến tới từ ngày thứ 3 tới thứ 6 khiens cho số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm, hệ miễn dịch suy giảm .... Do đó, đây là giai đoạn nguy hiểm, có thể gây ra hiện tượng tử vong nên bố mẹ cần tham khảo và đề phòng. Bên cạnh đó, dấu hiệu xuất huyết phổ biến ở giai đoạn này cần kể tới như:

- Tụt huyết áp
- Tiểu ra máu
- Xuất huyết nghiêm trọng
- Dịch tràn phổi khiến cho bụng bé sưng phù
- Đầu và tứ chi lạnh
- Chảy máu mũi

* Giai đoạn phục hồi

Nếu như trẻ được chăm sóc và chữa trị kịp thời thì biểu hiện của giai đoạn phục hồi này của bệnh là:

- Hạ sốt
- Có cảm giác khát nước, thèm ăn
- Số lượng tiểu cầu và bạch cầu tăng lên (làm xét nghiệm để thấy rõ điều này)

Chỉ sau 2-3 ngày điều trị, bé sẽ thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm.

IV. Nguyên nhân sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là do virus Dengue từ muỗi vằn gây ra, chu kỳ lây nhiễm là: Muỗi vằn hút máu từ người bệnh đang bị nhiễm virus Dengue, sau đó virus này sẽ ủ bệnh từ 8 - 11 ngày trong con muỗi vằn đó, rồi sau đó truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể của người sẽ tiếp tục vòng tuần hoàn mới như trên.

V. Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em

Hiện tại, bệnh chưa có thuốc chữa khỏi dứt điểm mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu như người lớn và trẻ nhỏ mắc bệnh ở thể nhẹ, có thể chăm sóc ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc hạ sốt và Paracetamol, thức ăn mềm dễ tiêu hóa, ăn cháo, uống nước trái cây, truyền dịch và nghỉ ngơi đầy đủ .... Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tới bệnh viện làm xét nghiệm nếu như có thể. Tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau và hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

VI. Đặc điểm nhận dạng muỗi truyền sốt xuất huyết

Muỗi truyền bệnh xuất huyết Dengue là muỗi Aedes, có màu đen, chân và thân có những đốm trắng nên hay gọi với tên khác là muỗi vằn. Muỗi này đốt người đang bị virus xuất huyết thì muỗi này sẽ bị nhiễm virus. Sau đó, virus phát triển và khoảng 1 tuần sẽ truyền lên tuyến nước bọt của con muỗi. Sau đó, muỗi đốt người lành sẽ truyền bệnh nhanh chóng.

Đặc biệt, khi con muỗi đã nhiễm loại virus truyền nhiễm này có thể gây bệnh suốt đời. Do đó, chỉ cần một con mang virus là có thể truyền cho rất nhiều người. Hơn nữa, trứng muỗi chịu được khô hạn, nở ra thành loăng quang. Điều này lý giải là mỗi năm đều có người bị bệnh này.

VII. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết vào lúc nào?

- Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày, chứ không phải ban đêm như mọi người vẫn nghĩ. Thời điểm muỗi vằn đốt người nhiều nhất là lúc sáng sớm hay chiều tà, nếu như chưa hút đủ máu, muỗi vằn đó có thể đốt nhiều lần.

- Muỗi cư trú ở trong những xó tối của nhà ở, thích đẻ trứng ở nơi chứa nước và sinh sôi, phát triển vào mùa mưa, có nhiệt độ dao động khoảng 20 độ C. Vì thế mà bệnh sốt xuất huyết sẽ phát triển mạnh và dễ lây lan vào tháng 7, 8, 9 và 10.

- Muỗi truyền bệnh thường để trứng ở những nơi chứa nước sạch như là thùng bỏ không, lu, vại, bể, lọ hoa .... Vì thế, các khu vực có tập quán chứa nước sạch chính là nơi dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh mẽ và thuận tiện.

VIII. Bị lây nhiễm sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời?

Không giống như các bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu, bệnh sởi ..., bệnh sốt xuất huyết này có thể bị truyền nhiễm tới 4 lần trong đời, bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể tái nhiễm lại, thậm chí là lần sau sẽ nặng hơn. Vì thế, nếu mới mắc bệnh lần đầu thì người bệnh dễ mắc thêm 3 lần nữa.

Lý do để bệnh sốt xuất hiện tại phát là: Nếu người mắc bệnh lần hai, nguyên nhân là tuýp vi trùng khác. 2 kháng thể của 2 tuýp virus tồn tại ở trong cơ thể khiến cho người bệnh nặng hơn, gây ra nhiều phản ứng khác nhau, choáng, tăng cô đặc máu, trụy mạch ...

IX. Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Giống bệnh thủy đậu, sởi ..., sốt xuất huyết trước khi có biểu hiện ra bên ngoài thường ủ bệnh trong người từ 3 - 14 ngày, quá trình về ủ bệnh sẽ bắt đầu sau 4 - 7 ngày tính từ lúc bị muỗi vằn có virus dengue đốt.

Tùy vào thể trạng, cơ địa cùng với khả năng miễn dịch của mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hay dài. Nhưng trong thời gian ủ bệnh thường không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Sau quá trình ủ bệnh, bệnh sẽ phát ra ngoài và kéo dài là từ 7 - 10 ngày và chia ra các giai đoạn:

- Giai đoạn sốt: kéo dài trong khoảng 3 ngày, với nhiều người có thể lên đến 7 ngày.
- Giai đoạn nguy hiểm: Kéo dài khoảng 3-4 ngày, sẽ xảy ra vào ngày thứ 4 cho tới ngày thứ 7 tính từ lúc bị sốt.
- Giai đoạn hồi phục: Khoảng 1 - 2 ngày hoặc 2 - 3 ngày.

Như vậy, kể từ lúc phát bệnh và sốt cao, bạn sẽ khỏi dần trong thời gian từ 7 - 10 ngày.

X. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Để phòng tránh được bệnh ở trẻ nhỏ và người lớn, bạn nên thực hiện:

- Dùng màn khi ngủ
- Mặc quần áo dài
- Phun muỗi hoặc dùng bình diệt muỗi, nhang muỗi để xua muỗi
- Không nên tới ao tù nước đọng, nơi ẩm thấm và tối tăm
- Cách ly với người bị bệnh
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên
- Phát quang bụi rậm

Trên đây là những các thông tin và triệu chứng về bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em. Các bạn nên tham khảo để biết hơn về căn bệnh truyền nhiễm này cũng như có cách phòng tránh, điều trị kịp thời.

https://thuthuat.taimienphi.vn/trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon-va-tre-em-54234n.aspx
Nếu như có biểu hiện của bệnh, bạn nên đi khám và thủ tục điền vào mẫu phiếu khám bệnh là thủ tục cần thiết để bệnh viện ghi chép lại tình trạng chữa bệnh của bệnh nhân chi tiết và đầy đủ. Do đó, khi đi khám, bạn nên điền vào phiếu khám bệnh vào viện để có thể hoàn thành thủ tục, để được bác sĩ gọi tên và thăm khám.

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Full Code Bleach Huyết Chiến VN 2023 và cách nhập Giftcode
Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5
Chứng minh rằng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Sa Pa không lặng lẽ
Cơn sốt Coin Master - Tại sao mọi người thích chơi game này?
Chứng minh văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng
Từ khoá liên quan:

Sốt xuất huyết

, sot xuayt huyet bao lau thi khoi, trieu chung sot xuat huyet o nguoi lon va tre nho,

SOFT LIÊN QUAN
  • Kawaii Coloring Book Glitter

    Ứng dụng tô màu cho trẻ em và người lớn

    Kawaii Coloring Book Glitter là ứng dụng tô màu dễ thương dành cho cả trẻ em lẫn người lớn, Kawaii Coloring Book Glitter cung cấp hơn 60 bức tranh từ đơn giản đến phức tạp, có thể thỏa mãn nhu cầu giải trí của mọi đối tượng người dùng.

Tin Mới