Rối loạn tiền đình Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh đang ngày càng phổ biến và tỉ lệ người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng, tuy nhiên rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh này như thế nào? Để biết rõ hơn về bệnh và cách điều trị mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

roi loan tien dinh

Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
 

Mục Lục bài viết:
1. Rối loạn tiền đình là gì?.
2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình.
3. Biểu hiện rối loạn tiền đình.
4. Cách chẩn đoán rối loạn tiền đình.
5. Điều trị rối loạn tiền đình.
6. Biến chứng của rối loạn tiền đình.
7. Sống chung với rối loạn tiền đình.
8. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tai mỗi người có một hệ thống xương và sụn phức tạp, trong đó là một hệ thống ống bán khuyên màng. Những ống này chứa đầy chất lỏng. Vị trí của chất lỏng này thay đổi khi chúng ta chuyển động. Một bộ phận thụ cảm trong tai sau đó sẽ gửi thông tin về bộ não, để giúp duy trì trạng thái cân bằng khi di chuyển. Hệ thống ống bán khuyên màng và một số bộ phận khác sẽ tạo nên hệ thống tiền đình.

nguyen nhan roi loan tien dinh

Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các bộ phận trong hệ tiền đình, gây nên các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già với triệu chứng chính là đau đầu, chóng mặt.
 

2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Những nguyên nhân phổ biến của rối loạn tiền đình bao gồm:
- Dùng thuốc
- Nhiễm trùng
- Các vấn đề về tai (ví dụ như tuần hoàn kém trong tai)
- Mảnh vụn canxi trong hệ thống ống bán khuyên màng
- Các vấn đề bắt nguồn từ não bộ (như chấn thương sọ não)
 

3. Biểu hiện rối loạn tiền đình

- Chóng mặt
- Cảm giác mất cân bằng
- Cảm giác như đang trôi nổi hoặc mọi thứ xung quanh đang quay tròn
- Mờ mắt
- Mất phương hướng
- Vấp ngã

Bệnh nhân rối loạn tiền đình cũng có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp như:
- Buồn nôn/ nôn ói
- Tiêu chảy
- Lo lắng
- Sợ hãi
- Thay đổi nhịp tim
 

4. Cách chẩn đoán rối loạn tiền đình

nguyen nhan trieu chung roi loan tien dinh

Bạn có thể sẽ phải đến gặp bác sĩ tai mũi họng. Trong quá trình chuẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành loại trừ các nguyên nhân khác nhau. Sau khi xem tiền sử bệnh tật của bạn, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau đây:
- Bài kiểm tra thính giác.
- Bài kiểm tra thị giác.
- Xét nghiệm máu.
- Sử dụng hình ảnh y khoa về đầu và não của bạn.
- Xét nghiệm lâm sàng độ cân bằng.
- Quan sát cử chỉ và chuyển động của bạn bằng cách sử dụng biểu đồ tư thế.
 

5. Điều trị rối loạn tiền đình

Việc điều trị rối loạn tiền đình sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh và có thể bao gồm những phương pháp sau:

- Điều trị nguyên nhân bên trong. Tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Những loại thuốc này sẽ giúp điều trị nhiễm trùng tai, nếu đây là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt. Bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng nếu thay đổi thói quen ăn uống và vận động. Vậy, rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các bác sĩ khuyến báo người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung thêm cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, ...), hạt óc chó, sữa, tôm, hoa quả (nho, táo, xoài, đào, dâu tây, dưa hấu, ...) và các loại rau củ có màu như củ dền, cà rốt, ngô, măng tây, .... Đặt biệt, người bệnh phải bỏ thuốc lá và tránh sử dụng nicotin.

- Phương pháp chuyển động Epley. Phương pháp này bao gồm 1 loạt các chuyển động của đầu và ngực. Mục tiêu là tái định vị các bộ phận trong ống bán khuyên màng về đúng vị trí của chúng.

- Phẫu thuật. Khi việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị khác không thể kiểm soát được những biểu hiện của bệnh, bạn có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân sâu xa của căn bệnh. Mục tiêu là để chữa trị và ổn định các chức năng trong tai.

- Phục hồi chức năng. Nếu bạn đang mắc phải rối loạn tiền đình, bạn sẽ phải thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình và cân bằng. Điều này sẽ giúp bạn di chuyển một cách an toàn hơn. Bác sĩ phụ trách sẽ giúp bạn học cách đối phó với các cơn chóng mặt trong ngày. Bạn sẽ phải học các biện pháp an toàn khi:
+ Lên xuống cầu thang.
+ Lái xe (chỉ được phép lái xe khi bác sĩ đã cho phép).
+ Đi bộ và tập thể dục.
+ Ở trong phòng tắm.
+ Sắp xếp lại nhà cửa để đảm bảo an toàn (ví dụ như siết chặt các tay vịn có trong nhà).
+ Đổi giày dép và quần áo (ví dụ như chỉ sử dụng giày bệt).
+ Thay đổi thói quen hằng ngày để không phải vận động quá nhiều trong bóng tối.
+ Học cách sử dụng gậy hoặc xe tập đi.
 

6. Biến chứng của rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình có thể gây ra các biến chứng như:
- Chấn thương do ngã
- Chất lượng cuộc sống giảm
- Cảm thấy khó chịu suốt cả ngày
 

7. Sống chung với rối loạn tiền đình

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hằng ngày của bạn cũng như khả năng lái xe, làm việc, hoặc tham gia vào các trò chơi giải trí. Nó có thể dẫn đến biểu hiện của sự trầm cảm và thất vọng. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chữa khỏi rối loạn tiền đình một cách nhanh nhất nhé.
 

8. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Mọi người đều có thể cảm thấy đau đầu hay chóng mặt vào một thời điểm nào đó trong ngày. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra quá thường xuyên và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy đi khám ngay lập tức.

Bạn đã nghe nói rất nhiều đến rối loạn tiền đình nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rối loạn tiền đình là gì, đâu là nguyên nhân và làm thế nào để điều trị dứt điểm căn bệnh này? Bài viết trên đây của chúng tôi đã giải đáp hết các thắc mắc cho bạn rồi.

https://thuthuat.taimienphi.vn/roi-loan-tien-dinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-55726n.aspx
Qua bài viết trên, bạn chắc hẳn đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về rối loạn tiền đình. Căn bệnh này có thể làm chúng ta mất phương hướng và mất cân bằng. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Do đó, hãy đi khám sớm nếu bạn có những biểu hiện như trên để phát hiện và điều trị kịp thời nhé. Ngoài ra, các bạn tìm hiểu thêm về bệnh Zona thần kinh tại đây

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Ung thư vòm họng, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh
Trào ngược dạ dày thực quản, những điều người bệnh cần biết
Enterogermina là gì? tác dụng, giá cả và cách bảo quản
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Văn Hóa TPHCM 2022
Từ khoá liên quan:

roi loan tien dinh: nguyen nhan

, trieu chung va phuong phap dieu tri, roi loan tien dinh uong thuoc gi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bệnh học tiêu hóa

    Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh về tiêu hóa

    Bệnh học tiêu hóa là cuốn sách cung cấp những kiến thức vô cùng bổ ích cho bạn về các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, loại bệnh hay gặp nhất trong đời sống hằng ngày của con người. Người đọc sẽ nắm vững được nguyên n ...

Tin Mới