Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

Phân tích đặc điểm nhân vật là dạng bài quen thuộc trong chương trình Ngữ văn 7. Để có thể làm bài văn hoàn chỉnh, hay nhất cũng như trau dồi kỹ năng viết bài, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu cho đề Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều, học kì II.

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

viet bai van phan tich dac diem nhan vat ngu van 7 canh dieu

Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7
 

Nội dung bài viết:

SÁCH CÁNH DIỀU
Đề 1: Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" - Cánh diều
Đề 2: Phân tích nhân vật Côn trong Dọc đường xứ Nghệ - Cánh diều
Đề 3: Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng - Cánh diều
Đề số 4. Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Cánh diều
Đề số 5: Phân tích đặc điểm con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng - Cánh diều
Đề số 6. Phân tích đặc điểm người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường - Cánh diều


SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
Đề 1: Phân tích đặc điểm nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi - KNTT
Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi - KNTT
Đề 3: Phân tích đặc điểm nhân vật An trong Đi lấy mật - KNTT
Đề 4: Phân tích đặc điểm nhân vật Cò trong Đi lấy mật - KNTT
Đề 5: Phân tích đặc điểm nhân vật "tôi" trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.- KNTT
Đề 6: Phân tích đặc điểm nhân vật người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - KNTT
Đề 7: Phân tích đặc điểm nhân vật người thầy trong Người thầy đầu tiên - KNTT
Đề 8: Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên - KNTT


Đề số 1: Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của nhà văn Đoàn Giỏi
 

I. Dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu cảm xúc chung về nhân vật.
2. Thân bài:
* Phân tích đặc điểm nhân vật qua các phương diện sau:
- Trang phục:
+ Cởi trần, mặc một chiếc quần kaki còn mới nhưng có vẻ như đã lâu không giặt.
+ Bên hông đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt.
- Ngoại hình:
+ Trên người xăm những chữ bùa xanh lè.
+ Trên mặt có một hàng sẹo chạy từ thái dương xuống cổ.
- Lời nói:
+ Thân mật, tôn trọng tía nuôi của An, luôn giữ lễ độ khi trò chuyện với người lớn tuổi.
+ Thân mật với chú bé An "Ngồi xuống đây, chú em".
- Hành động:
+ Dũng cảm, nhanh trí, dứt khoát khi hạ gục con hổ.
+ Quyết liệt, không hề run sợ khi đánh trả lại tên địa chủ.
+ Không trốn chạy trước việc làm của bản thân, đường hoàng đến trước nhà việc để chịu tội.
+ Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ tới chuyện nhận báo đáp.
=> Nhận xét về nhân vật: Võ Tòng là người có tính cách chất phác, thật thà, hiền lành, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Khi đứng trước cái xấu, chú dũng cảm đối diện, không run sợ mà từ bỏ.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Sử dụng kết hợp ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba giúp khắc họa nhân vật một cách toàn diện, chân thực.
- Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật

Viet doan van neu cam nhan cua em ve nhan vat Vo Tong

Dàn ý và bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều: Nhân vật Võ Tòng
 

II. bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng tham khảo

"Đất rừng phương Nam" là một sáng tác tiêu biểu của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm không chỉ mở ra bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của mảnh đất phương Nam mà còn tái hiện chân thực vẻ đẹp con người nơi đây. Họ đều là những người dân thuần hậu, chất phác, giàu tình cảm và rất dũng cảm. Các đức tính tốt đẹp này còn được khắc họa một cách rõ nét qua nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng".

Thông qua lời miêu tả của "tôi", chú Võ Tòng thường không mặc áo, chỉ mặc một chiếc quần "cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt". Chú còn trang bị một lưỡi lê, đeo nó ở bên hông. Đặc biệt, trên người chú Võ Tòng xăm rất nhiều chữ bùa màu xanh lè. Khuôn mặt hiền hậu còn có một hàng sẹo dài chạy từ thái dương xuống cổ. Như vậy, chỉ với vài nét phác họa, tác giả đã mang đến cho người đọc những hình dung cụ thể về người đàn ông phóng khoáng, mạnh mẽ.... (Còn tiếp)

=> Xem chi tiết và đầy đủ bài văn mẫu tại Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

 

Đề số 2: Phân tích nhân vật Côn trong Dọc đường xứ Nghệ
 

I. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7: Nhân vật Côn trong Dọc đường xứ Nghệ

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu cảm xúc chung về nhân vật.
2. Thân bài:
* Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Côn là một cậu bé ham học hỏi, thích tìm hiểu mọi thứ xung quanh:
+ Khi thấy ngôi đền và ngọn núi, cậu bé Côn đã hỏi cha về các sự tích gắn liền với chúng.
- Côn còn là cậu bé có suy nghĩ chín chắn, thấu đáo:
+ Sau khi nghe cha kể xong chuyện "Mỵ Châu - Trọng Thủy", cậu bé đã bày tỏ suy nghĩ của mình về các nhân vật.
+ Thắc mắc tại sao Nguyễn Du có công lao lớn nhưng không được lập đền thờ còn thằng ăn trộm bị đánh chết lại có.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Sử dụng ngôi kể thứ ba.
- Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, suy nghĩ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Viet mot doan van khoang 7 cau neu cam nhan cua em ve nhan vat Vo Tong

Dàn ý và văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật ngữ văn 7 Cánh Diều: Nhân vật Côn trong tác phẩm Con đường xứ Nghệ
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Côn trong Dọc đường xứ Nghệ

Nhắc tới nhà văn Sơn Tùng, chúng ta sẽ nhớ ngay tới cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Búp sen xanh". Tác phẩm đã đem đến cho bạn đọc những hình dung cụ thể, chân thực về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu tới tuổi trưởng thành. Đặc biệt, đến với đoạn trích "Dọc đường xứ Nghệ", ta sẽ thấy được một cậu bé Côn ham học, thích tìm hiểu.

Trên đường đi, cậu bé Côn luôn chú ý quan sát vạn vật xung quanh. Trong đôi mắt trẻ thơ của Côn, quê hương hiện lên với "những ngôi đền cổ kính", với "dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ". Ngắm nhìn các di tích, cảnh sắc ấy, Côn không khỏi tò mò, thắc mắc. Vì thế, cậu bé đã mạnh dạn hỏi cha về các sự tích gắn liền với chúng "Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.". Có thể thấy, Côn là một người ham học hỏi, thích tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Đứng trước những điều mới lạ, cậu luôn muốn tìm tòi, khám phá sâu rộng. Côn khao khát được hiểu hơn về cuộc sống, về cội nguồn dân tộc. Như vậy, ngay từ thơ bé, cậu bé Côn đã rèn luyện và bồi đắp cho bản thân một tinh thần ham học đáng ngưỡng mộ... (Còn nữa)

=> Xem chi tiết bài tiết tại Phân tích nhân vật Côn trong Dọc đường xứ Nghệ
 

Đề số 3: Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng
 

I. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7: thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu cảm nhận chung về nhân vật.
2. Thân bài:
* Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Là một người thầy tâm huyết, tận tình với nghề:
+ Dù là buổi học cuối cùng, thầy Ha-men vẫn lên lớp dạy như bao ngày trước kia.
+ Thầy nhẹ nhàng, dịu dàng nhắc nhở học trò thay vì giận dữ như mọi khi.
+ Thầy kiên nhẫn giảng giải hết mọi kiến thức cho học trò.
- Là một người có lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc tha thiết:
+ Thầy nói với học trò về vẻ đẹp của tiếng Pháp.
+ Khi cho học sinh viết tập, thầy đã chuẩn bị "những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát."
+ Xúc động mạnh, người nhợt nhạt khi nghe thấy tiếng kèn của lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ.
+ Thầy cầm phấn viết lên bảng dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" rồi sau đó đứng dựa vào tường, chẳng nói một lời mà chỉ giơ tay ra hiệu "Kết thúc rồi... đi đi thôi!".
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" -> giúp nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách chân thực, rõ nét về thầy Ha-men.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: khắc họa nhân vật thông qua trang phục, cử chỉ, hành động, lời nói.
3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Viet doan van mieu ta nhan vat Vo Tong

Dàn ý và bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhật vật thầy Ha-men trong tác phẩm Buổi học cuối cùng


II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

Đoạn trích "Buổi học cuối cùng" trích từ tác phẩm "Chuyện kể của một em bé người An-dát" đã mang đến cho độc giả một câu chuyện cảm động về buổi học cuối cùng của các em vùng An-dát. Thông qua đoạn trích, nhà văn người Pháp An-phông-xơ Đô-đê còn khắc họa rõ nét hình ảnh người thầy Ha-men - một người có lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc tha thiết.

Bốn mươi năm làm nghề giáo viên, thầy Ha-men luôn hết lòng phụng sự, dốc trọn nhiệt huyết. Vì thế, vào buổi học cuối cùng, thầy vẫn đến lớp như bao ngày. Thầy ăn vận trang trọng, lịch sự "mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng". Có thể thấy, thầy Ha-men luôn quý trọng từng giây, từng phút được đứng trên bục giảng để chỉ bảo kiến thức cho học trò. Dù ngày hôm ấy là buổi học cuối cùng nhưng thầy vẫn tâm huyết, tận tình. Thầy không tỏ thái độ giận dữ khi học trò mắc lỗi như mọi hôm mà chỉ nhẹ nhàng bảo ban "Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con". Trong giờ học, thầy vẫn kiên nhẫn giảng giải tất cả kiến thức "Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình". Có thể thấy, tấm lòng yêu nghề, khát khao cống hiến luôn rực cháy tận trong sâu thẳm con người thầy Ha-men.... (Còn tiếp)

=> Xem chi tiết bài tiết tại Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng


Đề số 4. Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân.


I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

1. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật.
2. Thân bài:
* Đặc điểm nhân vật:
- Các nhân vật Răng, Miệng, Tay, Chân là những “thành viên cơ thể”.
- Công việc: mỗi thành viên thực hiện một nhiệm vụ:
+ Tay: gắp thức ăn.
+ Miệng: xơi đồ ăn.
+ Răng: nhai.
- Tích cách: hay tị nạnh, thiếu hiểu biết. Tính cách này được thể hiện rõ qua:
Hành động: 
+ Bốn thành viên họp bàn, quyết định đình công để anh Bụng phải làm việc.
+ Cuối cùng, ai nấy đều mệt mỏi rã rời, không còn sức lực.
Suy nghĩ: đã có sự thức tỉnh về việc chung tay đoàn kết.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.
- Ngôn từ gần gũi, dễ hiểu.
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
- Thông qua các nhân vật, tác giả gửi gắm bài học về việc sống đoàn kết, biết sẻ chia và không tị nạnh.
3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật.


II. Bài văn mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

“Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” là một trong những sáng tác nổi tiếng của tác giả người Hy Lạp – Ê-dốp. Bốn nhân vật trung tâm gồm Tay, Chân, Răng, Miệng được nhà văn khắc họa vô cùng khéo léo. Thông qua hành động, lời nói của các nhân vật này, em đã tự rút ra những bài học ý nghĩa.

Trước hết, Răng, Miệng, Tay, Chân được giới thiệu là “mấy thành viên cơ thể”. Họ thực hiện các công việc khác nhau. Tay thì phụ trách gắp thức ăn. Răng lại làm nhiệm vụ xơi đồ ăn. Ai nấy đều cảm thấy bản thân phải cong lưng làm lụng còn anh Bụng chỉ việc “ung dung chén tràn”, ngồi chơi mà vẫn có ăn.

Chính bởi suy nghĩ đó mà tất cả đã đi đến thống nhất: nghỉ việc. Từ đây, ta thấy bốn thành viên cơ thể đều có thói tị nạnh, thiếu hiểu biết và suy nghĩ không thấu đáo. Trong quá trình họp bàn, cả bốn sôi nổi bày tỏ “Đình công được quyết định ngay/ Để anh Bụng phải chung tay cùng làm”. Ngay ngày hôm sau, Tay dừng việc gắp thịt, Miệng từ chối không xơi còn Răng thì ngồi chơi. Mọi việc cứ diễn ra theo đúng quyết định trước đó. Tuy nhiên, chỉ vài hôm sau, Tay, Chân và Miệng thấy mệt mỏi, rã rời vô cùng. Bọn chúng chẳng còn tí tẹo sức lực. Trông ai cũng ủ rũ như kẻ không hồn “Người rã rời, oặt ẹo đôi Tay/ Miệng khô, đắng ngắt cả ngày/ Chân không mang nổi thân gầy đói ăn”. 

Sau tất cả, các thành viên đã thức tỉnh và hiểu ra sai lầm của bản thân. Cả bốn bộ phận đều nhận thấy anh Bụng không phải là kẻ lười biếng, ham ngủ mà cũng làm việc vất cả “chẳng được chơi phút nào”. Từ đây, Răng, Tay, Chân và Miệng bừng tỉnh về việc chung tay đoàn kết.

Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thân thuộc kết hợp cùng cách kể bằng văn vần, Ê-dốp đã khiến câu chuyện trở nên gần gũi với người đọc. Ngoài ra, tác phẩm còn để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả nhờ nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Các nhân vật là bộ phận trên cơ thể con người, được nhân hóa và khắc họa thông qua hành động, suy nghĩ.

Có thể nói, từ bốn nhân vật Răng, Miệng, Tay, Chân, Ê-dốp muốn nhắn nhủ tới tất cả mọi người việc sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc. Đặc biệt, trong một tập thể, chúng ta càng phải kết nối, gắn chặn với nhau hơn. 

Qua truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”, em nhận thấy bản thân cần ứng xử, hành động văn minh hơn nữa. Bốn nhân vật chính là tấm gương phản chiếu, giúp em hiểu ra tác hại, hậu quả của thói ghen tị, soi mói và so bì với người khác.


Đề số 5: Phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.


I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng

1. Mở bài: giới thiệu khái quát về nhân vật. 
2. Thân bài:
* Đặc điểm nhân vật:
- Hoàn cảnh sống: sống trong một cái giếng, xung quanh chỉ có những con vật bé nhỏ.
- Tích cách: trâng tráo, tự phụ, cực kì hoang tưởng về bản thân. Tính cách này thể hiện qua:
Hành động: 
+ Thường cất tiếng kêu ồm ộp, khiến các con vật khác hoảng sợ.
+ Nghênh ngang đi lại khắp mọi nơi.
+ Ngông nghênh nhìn bầu trời, không để ý tới mọi thứ xung quanh nên bị giẫm bẹp.
Suy nghĩ:
+ Tưởng trời to bằng cái vung và bản thân là chúa tể.
 * Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được nhân hóa, khắc họa thông qua hành động, suy nghĩ.
- Ngôn từ mộc mạc, giản dị. 
- Hình ảnh thân thuộc, gần gũi
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
- Thông qua nhân vật, người xưa muốn nhắc nhở chúng ta bài học ý nghĩa: không được kiêu ngạo, nghênh ngang mà nên khiêm tốn học hỏi. 
3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật.


II. Bài văn mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn quen thuộc với mỗi chúng ta. Hình ảnh con ếch trong truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thông qua hình tượng nhân vật này, em tự rút ra những bài học ý nghĩa về cách ứng xử và nhìn nhận vấn đề.

Ngay ở phần mở đầu, tác giả dân gian đã giới thiệu vài nét tiêu biểu về hoàn cảnh sống của con ếch. Nó sống trong một cái giếng, bên cạnh chỉ toàn những con vật bé nhỏ như cua, ốc, nhái. Có thể thấy, không gian sinh sống thật nhỏ bé, hạn hẹp.

Tiếp đến, tác giả dân gian tập trung khắc họa con ếch qua suy nghĩ, hành động. Con ếch trong câu chuyện là con vật cực kì hoang tưởng, hay ngộ nhận. Điều này được thể hiện rõ ràng qua việc nó đề cao bản thân “oai như một vị chúa tể”. Con ếch thường ngộ nhận, hiểu sai về chính mình. Nó hay cất tiếng kêu ồm ộp làm loài vật khác run sợ. Nó nghĩ đơn giản rằng bầu trời bao la ngoài kia chỉ bé như cái vung. Và hơn hết, nó tự nhận mình giống như vị chúa tể oai hùng. Đây quả là con vật có suy nghĩ hoang tưởng, đề cao bản thân thái quá. Bên cạnh đó, con ếch còn có tính cách trâng tráo, tự kiêu, thiếu hiểu biết. Nó hay làm ra những hành động xấu xí. Chính bởi bản tính kiêu căng, ngạo mạn nên khi ra khỏi cái giếng, nó vẫn nghênh ngang đi lại, bỏ ngoài mắt mọi thứ quanh mình. Cuối cùng, tính tự phụ của bản thân đã hại chết con ếch. Nó bị một chú trâu giẫm bẹp dí. 

Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thân thuộc cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, suy nghĩ, tác giả dân gian đã làm nổi bật hình ảnh con ếch. Từ đây, người xưa muốn gửi gắm bài học giá trị về việc sống khiêm tốn, không được kiêu ngạo, nghênh ngang.

Mỗi khi nhắc tới “Ếch ngồi đáy giếng”, ta sẽ không thể nào quên nhân vật con ếch có cái nhìn hạn hẹp, quen thói tự kiêu. Hình ảnh con ếch đã và đang nhắc nhở mỗi người cần sống, ứng xử văn minh, tốt đẹp hơn. 


Đề số 6. Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường


I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

1. Mở bài: giới thiệu khái quát về nhân vật. 
2. Thân bài:
* Đặc điểm nhân vật:
- Hoàn cảnh: 
+ Mang toàn bộ tài sản, của cải trong nhà ra để mua gỗ.
+ Mở cửa hàng đẽo cày ở ngay bên vệ đường.
- Tính cách, phẩm chất: 
+ Có ý chí: muốn làm giàu từ đôi bàn tay của chính mình.
+ Không có chính kiến, lập trường vững vàng: nghe theo ý kiến của người khác rồi từ đó, thay đổi cách đẽo cày.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Tình huống truyện đơn giản.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi.
- Khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
- Từ những việc làm của nhân vật, người xưa muốn khuyên nhủ con người cần sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.
3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật.


II. Bài văn mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. 

Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.

Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.

Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

>>> Xem thêm nhiều bài văn mẫu phân tích nhân vật tại bài Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học Ngữ văn 7 này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-bai-van-phan-tich-dac-diem-nhan-vat-ngu-van-7-canh-dieu-72563n.aspx
Với các bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều trên đây, Taimienphi.vn hi vọng các em đã có ý tưởng, sắp xếp ý phù hợp, từ đó làm bài văn hay hơn, đạt kết quả cao. Các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 7 trên trang để củng cố kỹ năng làm văn, có nhiều tài liệu học tốt văn nhé.

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của nhà văn Đoàn Giỏi
Phân tích Hồi trống Cổ Thành
Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Phân tích đoạn trích Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ)
Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo ngắn gọn, top bài văn mẫu đạt điểm cao
Từ khoá liên quan:

Viet bai van phan tich dac diem nhan vat Ngu van 7 Canh Dieu

, Viet mot doan van khoang 7 cau neu cam nhan cua em ve nhan vat Vo Tong, Bai van mau viet Viet bai van phan tich dac diem nhan vat hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới