Chắc chắn trong số chúng ta có rất nhiều người chỉ nghe nói đến lễ Trừ tịch nhưng thực tế cũng không hiểu rõ ý nghĩa, vậy Trừ tịch là gì?, ý nghĩa như thế nào?mời các bạn cùng tham khảo bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ này nhé.
Năm nào cũng vậy cứ mỗi dịp Tết cổ truyền nhà nào cũng vậy đều tiến hành nghi lễ trừ tịch hay cúng giao thừa. Ai cũng biết đó là nghi lễ phải làm nhưng chưa biết thực hiện ra sao và như thế nào cho đúng, thì ngày hôm nay cúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết hơn về lễ Trừ tịch, ý nghĩa lễ trừ tịch, và những lưu ý trong lễ này, cùng tìm hiểu nhé.
Trừ tịch là gì? ý nghĩa như thế nào?
Lễ Trừ tịch là gì?
Lễ trừ tịch là lễ được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm, vào khung giờ Tý (từ 11 đến 2 giờ), trong khoảng thời khắc đó có sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vào thời điểm này các gia đình thường thắp hương trước bàn thờ tổ tiên và cúng trừ tịch với mâm cỗ mặt với đầy đủ các món truyền thống như gà lộc, xôi, giò...
Đêm trừ tịch còn là đêm thiêng liêng nhất của một năm, đêm mà toàn thể gia đình sum họp, chuẩn bị chào đón năm mới cùng với những điều tốt lành nhất và đặc biệt là trừ đi những điều xấu điều chưa may mắn của năm cũ. Có nhiều nơi vào khoảng thời gian này mọi người còn đến chùa hoặc đi hái lộc đầu năm và cùng chúc nhau những câu chúc tốt lành, hứa hẹn cho một năm mới may mắn và nhiều niềm vui.
Ý nghĩa của Lễ Trừ tịch
Lễ Trừ tịch có ý nghĩa là đem bỏ hết đi những điều không tốt của năm cũ và đón những điều mới mẻ của năm mới sắp tới.
Theo quan niệm củ nhiều vùng miền khác nhau thì Lễ Trừ tịch còn được tiến hành như một lễ trừ ma quỷ, trừ tịch vào lúc giao thừa còn được gọi là lễ giao thừa. Theo những quan niệm này và được tiến hành đến ngày nay, nhiều người không chỉ cúng trừ tịch ở nhà mà còn cúng ở các nơi đền chùa, miếu của thôn xóm để đem lại bình an cho những người xung quanh.
Những điều cần lưu ý trong lễ Trừ tịch
Theo quan niệm xưa cho rằng có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời cũng là biểu tượng cho 12 con giáp, thay phiên nhau trông coi công việc dưới hạ giới theo đúng chu kì của mình. Thực tế quan nhà trời cũng như người dưới dương gian có người thiện người ác, và cũng theo quy luật đó ông thiện sẽ phù hộ cho những điều tốt đẹp, ông ác sẽ gây ra nhiều điều mà bất cứ những người dân đều không mong muốn như hạn hán, mưa lụt và mất mùa. Tuy nhiên những việc ác hay lành này đều là do các vị quan hành khiển tấu đến Ngọc Hoàng, mà từ đó ban phúc hay chừng phạt con người.
Con người tin vào điều đó và cũng có nhiều người cho rằng cúng Trừ tịch là chiêu đãi các vị quan hành khẩn trong thời khắc bàn giao công việc hay còn được gọi là Cúng lễ Giao thừa để các vị hiểu rõ được lòng thành cũng như sự tôn kính của gia đình đối với bề trên. Nếu các vị quan vui sẽ thưởng và không vui sẽ phạt, mọi thứ sẽ được phân định rõ ràng nhất.
Cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà thế nào?
Ngày nay năm nào cũng vậy khi cuộc sống có rất nhiều đổi thay thì lễ trừ tịch hay lễ cúng giao thừa cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Nhiều gia đình sẽ chuẩn bị cả cúng trong nhà và ngoài trời, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Bài cúng giao thừa ngoài trời năm Kỷ Hợi 2019 để có sự chuẩn bị chi tiết và đầy đủ nhất cho đêm Trừ tịch.
https://thuthuat.taimienphi.vn/tru-tich-la-gi-y-nghia-nhu-the-nao-43993n.aspx
Về lễ Trừ tịch và cũng giao thừa chắc hẳn còn rất nhiều điều mà các bạn thắc mắc, để hiểu kỹ hơn về cách chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ, chuẩn, hay việc cúng ra sao, sử dụng văn khấn như thế nào các bạn hãy cùng tham khảo và thực hiện nghi lễ đúng và phù hợp nhất nhé.