Khi nhắc đến ngày 30 Tết thì chắc chắn rất nhiều người nghĩ đến lễ cúng giao thừa, vậy lễ cúng này được thực hiện như thế nào, Cách bày chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ, chuẩn ra sao chắc hẳn còn nhiều bạn chưa biết. Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm vốn hiểu biết và chuẩn bị cỗ cúng dễ dàng hơn nhé.
Khi không khí xuân ngày càng đến gần, nhà nhà rộn rằng mua sắm và chuần bị đón chào năm mới. Đay cũng là thời điểm chúng ta cùng nhau chuẩn bị lễ cúng giao thừa cũng như cùng ăn bữa cơm quây quần bên gia đình vào những ngày cuối năm. Vậy Cách bày chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ, chuẩn như thế nào chúng ta cùng tham khảo cụ thể hơn qua bài viết này.
Cách bày chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ, chuẩn
1. Ý nghĩa cúng Giao thừa
Cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, lễ cũng này diễn ra vào thời khắc giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa chào đón năm mới.
Lễ Trừ tịch này còn có ý nghĩa là trừ khử ma quỷ. Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm sẽ có một vị thần cai quản các việc ở dưới nhân gian, hết năm thì vị thần khác sẽ tiếp quản theo chu kỳ 12 con giáp nên việc cúng Giao thừa diễn ra nhằm tiễn vị thần cũ và đón vị thần mới. Công việc bàn giao cai quản nhân gian của nhà trời diễn ra nhanh chóng nên cựu và tân vương hành khiển không thể khề khà đối với mâm lễ ở trong nhà nên việc cúng Giao thừa thường được cúng ở ngoài trời.
2. Dọn bàn thờ cúng giao thừa
Hầu hết trong gia đình người Việt chúng ta đều có bàn thờ gia tiên, thờ ông bà tổ tiên nhà mình. Tùy thuộc vào cách trang trí và bày xếp bàn thờ mà mỗi gia đình đểu có sự chuẩn bị khác nhau. Vì bàn thờ là nơi linh thiêng, trốn thờ tự hay còn là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Trên bàn thờ có hai cây đèn biểu tượng của mặt trời và mặt trăng, hương, hoa, cành vàng cành bạc... Với những đồ này với quan niệm đem đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Có rất nhiều những gia đình thường đặt mâm ngũ quả vào chính giữa, và bên cạnh là một bán nước trong còn được gọi là nước lộc. Tùy thuộc từng vùng miền sẽ có cách bày trí bàn thờ khác nhau, nhưng nhìn chung khi trang trí bàn thờ chúng ta không nên quá màu sắc, cần thể hiện được sự trang nghiêm, thành kính cũng như tỏ lòng biết ơn đối với bề trên.
3. Cách bày chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ, chuẩn
*. Cúng giao thừa ngoài trời
Theo đúng như tục lệ Bài cúng giao thừa ngoài trời năm Kỷ Hợi 2019 hay những năm khác đều được tổ chức để đón những thiên binh, thiên tướng. Bao gồm 12 vị Hành khiển đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng chỉ kịp đi qua chứ không kịp vào nhà nên mâm cúng phải đặt ngoài trời hoặc cửa chính của mỗi gia đình.
Bày mâm cỗ cúng giao thừa đúng chuẩn nhất.
Mâm cúng giao thừa bao gồm đầy đủ các lễ vật
- Mâm ngũ quả
- Hương (3 cây to)
- Hoa
- Đèn (nến)
- Trầu cau
- Muối, gạo
- Trà rượu
- Quần áo mũ nón thần linh
- Thủ lợn luộc
-. Gà trống luộc
-. Xôi
- Bánh Chưng
Tùy thuộc vào từng gia đình mà có sự chuẩn bị lễ vật khác nhau, các bạn có thể chuẩn bị đơn giản nhưng quan trọng thể hiện được tấm lòng của mình.
*. Cúng giao thừa trong nhà
Mâm cỗ mặn gồm:
- Bánh chưng
- Giò
- Chả
-. Xôi gấc (xôi các loại)
- Thịt gà
- Rượu (bia, thức uống khác)
Mâm cỗ ngọt gồm:
- Bánh kẹo
- Mứt tết
- Hoa
- Đèn (nến)
- Hương
Khi cúng giao thừa trong nhà các gia chủ cần thể hiện sự trang nghiêm và thành kính trước bàn thờ để xin phép các vị thần cho tổ tiên về ăn tết cùng con cháu, sau đó là sự cầu mong các vị phù hộ độ trì để gia đình được bình an cả năm.
Việc chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ và chuẩn với những đồ lễ trên đây, tuy nhiên cũng không cần tuyệt đối phải có nhưng các gia chủ cần chú ý khi chuẩn bị đồ lễ hay dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cũng cần phải gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp để cho không gian ngày tết được thoải mái và đẹp nhất.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-bay-chuan-bi-co-cung-giao-thua-day-du-chuan-43991n.aspx
Nếu bạn chưa biết Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? hay các bài cúng khấn giao thừa cũng như ngày Tết. Hãy cùng yên tâm tham khảo trên Taimienphi.vn nhé. Nhân dịp năm mới xin kính chúng quý vị và các bạn một năm mới an khang, thịnh vượng, ngập tràn niềm vui.