Tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của Windows 8

Windows 8 được Microsoft ra mắt chính thức vào cuối năm 2012 vừa qua với giao diện Metro đẹp mắt, thân thiện. Trên Windows 8 hay bất cứ hệ điều hành nào khác, nếu càng được tích hợp nhiều dịch vụ thì luôn đi kèm với việc nhiều tiến trình chạy ẩn, điều này làm cho hệ điều hành chạy chậm. Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn các bạn tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của Windows 8.

Với những máy tính đời mới, cấu hình vượt trội thì có lẽ sẽ không nhận biết rõ, nhưng đối với những máy tính mà chỉ đạt cấu hình vừa đủ cài Windows 8, CPU 1GHz, RAM 1GB, hoặc vượt hơn một tý, có lẽ sẽ nhận biết rõ ràng nhất các xử lý chậm chạp của máy tính. Tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà chúng ta biết sẽ có những tiến trình cần thiết và không cần thiết. Nhưng nếu là người dùng thông thường, chúng ta sẽ cần phải tối ưu một số các tính năng sau, máy tính của chúng ta sẽ trơn tru hơn.

Hướng dẫn Tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của Windows 8

1. Tối ưu trong Folder Option.

Truy cập vào This PC\View\Option. Theo các bước (1), (2) ở dưới.

Trong thẻ View (1) chúng ta quan tâm đến thành phần sau trong vùng Advanced settings.

- Display file size information in folder tips: hiển thị thông tin dung lượng của tập tin chứa bên trong thư mục khi chúng ta di chuyển con trỏ vào thư mục.

- Hide empty drives: ẩn các ổ đĩa trống trên máy tính.

- Show encrypted or compressed NTFS file in color: hiển thị màu với các tâp tin NTFS đã được mã hóa hoặc nén.

- Show pop-up description for folder and desktop items: khi ta di chuyển trỏ chuột vào thư mục hoặc tập tin bất kỳ, thì sẽ hiển thị các thông tin như loại tệp tin, ngày, giờ sửa đổi của thư mục, tập tin.

Tick bỏ các thành phần đấy, sau khi thực hiện xong nhấn Apply OK

2. Tắt các dịch vụ không cần thiết.

Nhấn tổ hợp phím “Window + R” nhập Services.msc vào (1), Enter hoặc OK (2).

Tại cửa sổ Services, chúng ta tìm các thành phần sau:

- Application Experience: xử lý về vấn đề tương thích phiên của ứng dụng khi cài đặt vào hệ thống.

- Diagnostic Policy Service: theo dõi, chẩn đoán các dịch vụ trên hệ thống.

- Distributed Link Tracking Client: dịch vụ theo dõi khách hàng trong việc thay đổi tên, di chuyển các tập tin liên kết trên hệ thống mạng có định dạng NTFS.

- IP Helper: cung cấp các dịch vụ về Ipv6.

- Offline Files: tính năng truy cập các file của mình trên mạng kể cả không online.

- Print Spooler: nếu chúng ta tắt chức năng này sẽ không in được tài liệu ở máy in.

- Program Compatibility Assistant Service: hỗ trợ phát hiện sự tương thích của các chương trình, ứng dụng phiên bản cũ khi được cài đặt vào máy tính.

- Portable Device Enumerator Service: quản lý, chơi hoặc đồng bộ dữ liệu với các thiết bị lưu trữ di động.

- Secondary Logon: chỉ sử dụng chức năng này khi máy tính cần nhiều User khác nhau.

- Security Center: dịch vụ trung tâm quản lý và thông báo các thiết lập tường lửa, chương trình Virus, bảo mật internet, kiểm soát việc cài đặt tài khoản sử dụng,…

- Server: hỗ trợ việc chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu trong mạng.

- TCP/IP NetBIOS Helper: hỗ trợ NetBIOS thông qua TCP/IP trong việc chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu,…

- Windows Error Reporting Service: dịch vụ thông báo các vấn đề khi có sự cố chương trình không làm việc hoặc không phản hồi.

- Windows Image Acquisition: cung cấp dịch vụ làm việc với máy Scanner, máy ảnh.

- Windows Search: cung cấp các dịch vụ về tìm kiếm tệp tin, e-mail,… cho máy tính.

Chúng ta click đúp vào các thành phần trên, ở mục Starup type chọn Manual(1). Sau đó chọn Apply (2)OK (3).

3. Tắt các chương trình không cần thiết khi khởi động Windows.

Click chuột phải vào thanh Taskbar, chọn Task Manager.

Tại thẻ Startup (1), chúng ta chọn thành phần không cần thiết khi Windows khởi động, chọn Disable (2).

4. Tắt bỏ một số tính năng ảo hóa của máy tính.

Tại màn hình Desktop, click chuột phải vào This PC, chọn Properties

Ở bước này chọn Advanced system settings.

Tại thẻ Advanced (1), chọn Settings… (2).

Tại thẻ Virtual Effects (1), tick bỏ các thành phần như trong vùng (2), sau đó chọn Apply (3)OK (4).

Các thành phần gồm:

Animate controls and elements inside windows.
Animate windows when minimizing and maximizing.
Animations in the taskbar.
Fade or slide menus into view.
Fade or slide ToolTips into view.
Fade out menu items after clicking.
Save taskbar thumbnail previews.
Show shadows under mouse pointer.
Show shadows under windows.
Show translucent selection rectangle.

Show Window contents while dragging.
Slide open combo boxes.

Do Windows các phiên bản được thiết kế cho nhiều người dùng, từ nhà phát triển, nhà thiết kế, đến người dùng. Tùy từng mục đích của người sử dụng các thành phần sẽ được thêm, bớt nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao cho Windows 8. Các thay đổi trên là đối với đa số người sử dụng nhằm tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của Windows 8.

https://thuthuat.taimienphi.vn/toi-uu-hieu-suat-hoat-dong-windows-8-1662n.aspx
Trên đây là cách tối ưu hiệu suất thực hiện với Windows 8, còn với Windows 10 thì sao, cách tối ưu hóa Windows 10 bằng VMware OS Optimization Tool sẽ giúp bạn tăng tốc độ xử lý cho máy tính chạy hệ điều hành Windows 10 của mình, sử dụng VMware OS Optimization Tool giúp bạn cải thiện kết quả làm việc và giải trí của mình hơn.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.1★- 22 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Sửa lỗi Windows bằng Windows Repair, áp dung cho Windows 10, 8, 7, Vista, XP
Cách đổi DNS trên Windows 11, lướt web, xem phim nhanh hơn
Sự khác biệt giữa Windows 8 và Windows 8 Pro
Tạo nút Start trên Win 8 bằng IOBit Start Menu 8
Vô hiệu hóa tính năng Modern UI trong Windows 8
Từ khoá liên quan:

tối ưu hiệu suất hoạt động win 8

, tối ưu win 8, tăng tốc win 8,

SOFT LIÊN QUAN
  • Windows 8 To Go Creator

    Cài đặt Windows 8/8.1 ngay trên USB

    Windows 8 To Go Creator cho phép bạn sử dụng ổ đĩa flash USB hoặc ổ cứng gắn ngoài USB để cài đặt bất kỳ phiên bản của Windows 8 và Windows 8.1 (không hỗ trợ Windows RT. Công cụ này sẽ trích xuất các tập tin WIM, định dạ ...

Tin Mới