Soạn bài Sao băng, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Những văn bản thông tin là công cụ hữu ích giúp con người tiếp cận được với các tri thức mới một cách khoa học nhất. Hãy cùng bước đầu tìm hiểu về thể loại này qua phần Soạn bài Sao băng, Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều, học kì I trên Taimienphi.vn nhé.

Soạn bài Sao băng

soan bai sao bang ngu van 8 canh dieu


I. Soạn bài Sao băng - Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi :

1. Vì sao văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

- Bởi vì văn bản đã đưa ra những thông tin dựa trên cơ sở khoa học để giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của con người về một hiện tượng tự nhiên.

2. Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng nào?

- Hiện tượng được giới thiệu là hiện tượng sao băng, hay còn được gọi với những cái tên khác như "sao xa", "sao đổi ngôi".


3. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến "... những hố lòng chảo sâu trên lục địa"): Giới thiệu và giải thích về hiện tượng sao băng.

+ Phần 2 (Từ "Tại sao lại có mưa sao băng?" đến "... những nơi quan sát mưa sao băng khá thuận lợi"): Lí giải nguyên nhân và sự hình thành của sao băng, mưa sao băng.

+ Phần 3 (Từ "Thấy sao băng rơi là điềm gì?" đến hết): Những điều thú vị khi thấy sao băng rơi.


4. Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

- Văn bản triển khai thông tin bằng cách đưa ra các câu hỏi ở đề mục (Sao băng là gì?, Tại sao lại có mưa sao băng?, ...) và lần lượt trả lời những câu hỏi đó để lí giải về hiện tượng được nhắc đến.


5. Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về hiện tượng được giới thiệu?

- Qua văn bản, em đã biết thêm được nguyên nhân dẫn đến mưa sao băng, cách xác định chu kì của những cơn mưa sao băng và một vài thông tin liên quan đến cách nhìn nhận của con người về hiện tượng thiên nhiên kì thú này.


6. Đọc trước văn bản "Sao băng" và tìm hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên này từ các nguồn thông tin khác nhau.

- Một số thông tin em tìm hiểu thêm được về hiện tượng sao băng:

+ Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống tận mặt đất. Đa số chúng đều đã bị thiêu cháy hết trên đường di chuyển. Hoặc chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục cuộc hành trình riêng trong vũ trụ.

+ Có rất ít thiên thạch tồn tại trên mặt đất để con người quan sát được. Đa số chúng đều bị ẩn sâu dưới các lớp đất, để lại nhiều hố sâu để đánh dấu vị trí, nổi tiếng có thể kể đến cái ở Wilkes Land (thuộc châu Nam Cực).

+ Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 150 vụ thiên thạch đụng vào về mặt Trái Đất.


7. Em đã thấy hiện tượng sao băng chưa? Em nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với bạn khi đọc bài này.

- Em chưa từng được tận mắt thấy hiện tượng sao băng. Tuy nhiên, em đã quan sát và tìm hiểu rất nhiều về nó qua phim ảnh, sách báo hay những chương trình khoa học. Điều làm em thích thú nhất ở hiện tượng này chính là cách người ta chỉ ra mối liên kết giữa việc sao băng rơi và đức tin của con người. Tuy vậy, em vẫn nghĩ sao băng chỉ là một khối thiên thạch ngoài không gian, vậy nên nó sẽ không quá liên quan đến sự may mắn hay ước nguyện mà người ta thường quan niệm.


II. Soạn bài Sao băng - Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi :


1. Đoạn sa pô này cho biết những gì?

- Đoạn sa pô đã đưa ra lời giới thiệu cơ bản về hiện tượng sao băng. Đồng thời, đặt ra một loạt các câu hỏi liên tiếp để dẫn dắt, kích thích sự tò mò của người đọc. Nhờ đó, việc tiếp cận văn bản sẽ trở nên hào hứng, thú vị hơn.


2. Các đề mục in đậm nghiêng khác đề mục in đậm trước đó ở chỗ nào?

- Các đề mục in đậm nghiêng là những câu hỏi mang tính cụ thể, chi tiết hơn, đi sâu vào vấn đề cần giải thích hơn. Từ đó, phân tách rõ hơn từng phần kiến thức mà người đọc có thể tiếp nhận.

 

3. Chú ý các nguyên nhân xuất hiện của mưa sao băng.

- Nguyên nhân chính: Sao chổi (Gồm băng, bụi và đá) di chuyển quanh Mặt Trời. Khi đến gần Mặt Trời, sao chổi sẽ bị tan ra, tạo nên những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Và khi ngôi sao chổi đó tiến tới gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển và xuất hiện nhiều sao băng nhỏ - Mưa sao băng.


4. Nội dung chính của phần này là gì?

- Nội dung chính của phần này là lí giải về tần suất và chu kì xuất hiện của mưa sao băng.


5. Khi nào khó xem được sao băng?

- Khi bị ảnh hưởng bởi mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí,...

+ Trời quá nhiều mây.

+ Không khí quá ô nhiễm.

+ Quá nhiều ánh sáng.


6. Người viết có tin vào điềm xấu hoặc điềm lành khi thấy sao băng không?

- Người viết không tin vào những điềm xấu, điềm lành khi thấy sao băng bởi người viết coi đó là những điều "mang đậm tính chất duy tâm", "không có cơ sở khoa học".


7. Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng?

- Bởi người ta tin rằng điều ước khi ấy sẽ trở thành hiện thực. Đó là quan niệm dân gian được lưu truyền từ rất nhiều đời trước, thậm chí còn xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen và Grim.

soan bai sao bang ngu van 8 canh dieu 2

 

III. Soạn bài Sao băng - Sau khi đọc

 

* Gợi ý trả lời câu hỏi :

 

Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Những thông tin chính mà văn bản "Sao băng" cung cấp là:

+ Giải thích hiện tượng sao băng.

+ Nguồn gốc và sự hình thành của hiện tượng sao băng, mưa sao băng.

+ Chu kì xuất hiện của sao băng.

+ Cách xem được những cơn mưa sao băng.

+ Những quan niệm của con người về "điềm" sao băng rơi.

- Để nhận biết nhanh các thông tin ấy, em dựa vào việc xác định các đề mục (những câu hỏi in đậm nghiêng) mà văn bản đưa ra.


Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo quan hệ nguyên nhân - kết quả bằng cách đưa ra một loạt các câu hỏi ở đề mục và lần lượt giải quyết những vấn đề đó thật cụ thể, chi tiết.

- Sơ đồ tư duy tóm tắt những thông tin chính trong văn bản:

soan bai sao bang ngu van 8 canh dieu 3


Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Sự khác nhau giữa sao băng và mưa sao băng:

+ Sao băng: Là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng di chuyển vào khí quyển Trái Đất chứ không phải là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời.

+ Mưa sao băng: Được tạo thành bởi các bụi khí của sao chổi khi đi qua Trái Đất.

- Theo bài viết, sao băng và mưa sao băng xuất hiện do các thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các kiểu hành tinh khi va chạm với nhau,... xuyên qua khí quyển Trái Đất với vận tốc vô cùng cao.


Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Theo em, sao băng là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi các mảnh thiên thạch va vào khí quyển Trái Đất với tốc độ vô cùng nhanh. Hiện tượng này hoàn toàn thuộc về khoa học, không liên quan đến vấn đề tâm linh như mọi người thường bảo. Tuy nhiên, việc ước nguyện khi sao băng rơi cũng là một quan niệm dân gian thú vị, làm đẹp cho đời sống tâm hồn con người.


Câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Nếu có lần được thấy sao băng, em sẽ ước cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Các em nhỏ sẽ được ăn no, mặc ấm, được đến trường và vui chơi. Các cụ già cũng có một mái ấp, có người chăm sóc, an hưởng tuổi già. Em mong muốn như vậy bởi em muốn mọi người có một cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ không còn những mảnh đời bất hạnh, bi kịch nữa.


Câu 6 trang 64 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Văn bản "Sao băng" được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên bởi:

+ Văn bản tập trung nêu và giải thích các câu hỏi liên quan đến hiện tượng sao băng bằng những kiến thức, cơ sở khoa học.

+ Văn bản triển khai được thông tin theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ Văn bản sử dụng kết hợp cả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (tranh ảnh).


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-sao-bang-ngu-van-lop-8-canh-dieu-76898n.aspx
Việc xác định một văn bản có phải văn bản thông tin hay không cần dựa vào sự quan sát, tìm hiểu chỉn chu, cẩn thận cả về nội dung và hình thức. Từ đó, đánh giá chất lượng thông tin mà văn bản đề cập đến. Để hiểu hơn về thể loại này, mời em tham khảo thêm các bài soạn khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Nước biển dâng; Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại.

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Treo biển, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Nước biển dâng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Cái kính, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Đổi tên cho xã, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai sao bang

, Soan bai sao bang ngu van 8 canh dieu, Soan bai sao bang ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới