Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
* Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là sự bất toàn, không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người và cuộc sống.
- Trong văn bản, những đối tượng mà tiếng cười trào phúng thường nhắm tới là:
+ Những kẻ bất đắc chí, tự thấy mình đáng cười, vô tích sự.
+ Những thói xấu như tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,...
+ Những tên tham quan giả dối.
+ Những thực trạng xã hội đáng chú ý: đạo đức gia đình xuống cấp, sức mạnh của đồng tiền làm tha hóa con người,...
Câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:
Văn bản đã đề cập đến 3 giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng:
- Hài hước: Đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
- Mỉa mai, châm biếm: Tạo ra những yếu tố vô lí, thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường.
- Đả kích: Thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, có thể là những hình thức ngôn từ mang tính "mắng chửi" quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc.
Câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:
- Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập đến, em thích thú nhất với giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Không đùa cợt nhẹ nhàng, cũng chẳng phủ nhận gay gắt, sự mỉa mai, châm biếm đưa đến cho người đọc những yếu tố vô lí, thiếu logic đầy thú vị. Điều này tạo nên sức thu hút đối với độc giả, từ đó đem đến nhiều bài học ý nghĩa, giá trị về cuộc sống.
Câu 4 trang 91 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:
- "Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống". Quả thật, tiếng cười không chỉ có ở thơ trào phúng mà còn ở gần như mọi thể loại văn học khác. Tất cả đều được lấy chất liệu từ cuộc sống, phản ánh chân thực những vấn đề, mặt trái còn tồn đọng. Và cũng từ đó, các nhà văn, nhà thơ đem cái nhìn, quan điểm, suy tư của bản thân vào tác phẩm. Họ vạch trần những cái xấu xa, bỉ ổi, lạc hậu, rởm đời; chỉ ra mâu thuẫn giữa bên trong với bên ngoài để người đọc nhìn vào. Chỉ khi hiểu được những vấn đề tồn đọng, con người mới biết tránh xa, bài trừ cái xấu, hướng đến "những giá trị cao đẹp hơn".
Câu 5 trang 91 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:
- Bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" đã sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm ("Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa") và đả kích ("Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến/ Váy lê quét đất, mụ đầm ra").
- Bài thơ "Lai Tân" đã sử dụng kết hợp giọng điệu mỉa mai, châm biếm và đả kích ("Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc/ Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh").
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mot-so-giong-dieu-cua-tieng-cuoi-trong-tho-trao-phung-76844n.aspx
Như vậy, tiếng cười không đơn thuần được phát ra để bày tỏ sự vui vẻ, phấn khởi. Nó còn những tác dụng khác như châm biếm, đả kích, được con người dùng để lên án cái ác, cái xấu. Để hiểu hơn về tiếng cười trong thơ văn trào phúng, mời các em đón xem các bài mẫu khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Lai Tân; Soạn bài Vịnh cây vông