Tấm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc là chủ đề chính các em sẽ được tìm hiểu trong phần soạn bài Hứng trở về (Quy hứng) trang 142 SGK Ngữ văn 10, tập 1 hôm nay, mời các em học sinh cùng đón đọc tài liệu mẫu dưới đây để bài soạn đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Bài viết liên quan
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng), Soạn văn lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất (Cảm xúc mùa thu, Đỗ Phủ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Quê người, Ngữ văn 8 Cánh Diều
- Tài liệu soạn văn lớp 6, giáo án ngữ văn lớp 6
Soạn bài Đọc thêm: Hứng trở về (Quy hứng)
1. Soạn bài Hứng trở về (Quy hứng), Ngắn 1
Câu 1.
Hai câu thơ đầu sử dụng những hình ảnh dân dã, quen thuộc làm xúc động lòng người
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo
🡪 Niềm vui khi trở về quê hương. Đồng thời cho thấy sự gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương.
Câu 2.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh gần gũi, thân thuộc của quê hương sau bao năm xa cách nơi đất khách quê người. Tác giả nhớ lại những miền kí ức xa xăm với hình ảnh ruộng dâu, ruộng lúa, con cua, con tằm 🡺 Tình yêu quê hương, yêu đất nước của tác giả
-------------------HẾT BÀI 1-----------------------
2. Soạn bài Đọc thêm: Hứng trở về (Quy hứng), Ngắn 2
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Sự đặc sắc của nỗi nhớ ở hai câu thơ đầu:
- Được gợi lên bằng những hình ảnh dân dã, quen thuộc: Dâu già lá rụng, tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng hương thơm, cua đang béo.
- Đây là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gắn bó máu thịt với mỗi cuộc đời. Với cách nói hết sức chân thực, tự nhiên càng làm cho nỗi nhớ quê hương trở nên tha thiết hơn bao giờ hết.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc:
- Ở hai câu thơ đầu: lòng yêu nước được thể hiện kín đáo qua nỗi nhớ quê hương da diết, qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, gắn bó.
- Ở hai câu thơ cuối: tác giả trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình. Tình yêu quê hương đất nước lúc này được thể hiện qua khát khao được quay trở về quê hương. Dù sống sung sướng nơi đất khách que người cũng không thể bằng sống được ở quê hương - nơi chôn rau cắt rốn.
3. Soạn bài Đọc thêm: Hứng trở về (Quy hứng), Ngắn 3
Câu 1(trang 142 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Niềm vui ngày trở về thể hiện qua những hình ảnh quê hương quen thuộc:
+ Lá dâu già rụng, nong tằm vừa chín
+ Lúa trổ bông, cua đồng béo
- Hình ảnh thân thuộc gợi lên sự gắn bó máu thịt với cuộc đời mỗi con người, những con người sinh ra và lớn lên ở nông thôn
Câu 2 (Trang 142 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Tình yêu quê hương đất nước, non sông có thêm nỗi lòng của người li hương:
+ Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ quê da diết thể hiện qua những hình ảnh dân dã, thân quen
+ Lòng tác giả bồi hồi, xúc động khi nghĩ tới nong tằm, ruộng dâu, lúa trổ bông, cua đồng béo...
+ Niềm mong mỏi mãnh liệt được quay trở về
- Nét độc đáo của bài thơ chính là việc thể hiện tình cảm lớn lao- tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ảnh nhỏ bé, giản dị, mộc mạc và đời thường.
-------------------HẾT-----------------------
Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Soạn bài Cảnh ngày hè là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-doc-them-hung-tro-ve-quy-hung-39748n.aspx