Tài liệu soạn văn lớp 6, giáo án ngữ văn lớp 6

Làm sao để các em học sinh lớp 6 có thể học tốt môn ngữ văn đây là câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh, các thầy cô và đặc biệt là các em học sinh quan tâm. Đối với nhiều em môn văn rất nhàm chán và khó học vì thế không có phương án giải quyết để có thể học văn tốt hơn, tuy nhiên với tài liệu soạn văn lớp 6 full cả năm dưới đây chắc chắn sẽ làm các em thay đổi suy nghĩ và sẽ cảm thấy hứng thú hơn với môn ngữ văn này. Các bạn cùng tham khảo chi tiết bộ tài liệu soạn văn lớp 6 để hiểu rõ hơn về kiến thức môn văn, chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi sự nhàm chán.

Soạn văn lớp 6 là tuyển tập tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 6, với nội dung tổng hợp những bài hướng dẫn và soạn văn đầy đủ, ngắn gọn, chi tiết bám sát nội dung trong sách ngữ văn lớp 6. Chính vì thế với tài liệu này các em sẽ có thể học tập nắm bắt kiến thức bài học và tiến hành soạn bài đễ dàng và đơn giản hơn.Từ kiến thức văn học đến tiếng việt hay làm văn, tất cả đều được cập nhật chi tiết và đầy đủ nhất.

soan van lop 6

Thông thường đối với môn ngữ văn một trong số những bộ môn đặc thù các em học sinh cần tìm hiểu trước bài ở nhà và soạn văn để có thể học trên lớp được tốt hơn. Tài liệu soạn văn lớp 6 ngắn gọn đầy đủ cả năm, không chỉ hướng dẫn soạn bài với đầy đủ nội dung mà còn giúp các em có thể tóm tắt kiến thức bài học một cách dễ dàng, tìm hiểu được những kiến thức cốt lõi cho bài học với đầy đủ các thể loại từ văn bản, tiếng việt, chữa lỗi dùng từ hay các bài làm văn, bên cạnh đó soạn văn 6 còn có những bài văn mẫu đủ các thể loại từ miêu tả, tự sự, phân tích, biểu cảm thuyết minh, bình luận... tất cả các bài văn mẫu được trình bày rõ ràng và dễ hiểu các em học sinh có thể tham khảo và ứng dụng cho việc làm văn hiệu quả nhất.

Trên thực tế để học tốt ngữ văn lớp 6, khi học văn các thầy cô giáo cũng như các bạn học sinh đều cần có quá trình tìm hiểu bài trước và soạn bài để khi giảng dạy hay học bài trên lớp mới dễ dàng nắm bắt những kiến thức cốt lõi và quan trọng. Vì thế sử dụng tài liệu soạn văn lớp 6 là một sự lựa chọn hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình học tập. Các thầy cô cũng có thể sử dụng và tham khảo nội dung cho quá trình giảng dạy của mình và đưa ra những phương pháp tốt hơn hỗ trợ các em học sinh lớp 6 học văn đạt hiệu quả cao nhất.

Một sô bài soạn văn lớp 6 mẫu

- Soạn văn lớp 6 số 1: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Bài tham khảo 1

I. Cho các đề văn tự sự sau

Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài: Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã, sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài: Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

Bài tham khảo 2

Bài 1:

Một số đề văn tự sự khác như:

Kể về một người bạn em quý mến.
Kể về một chuyến đi xa mà em nhớ nhất.
Kể về những đổi thay của trường tiểu học em đã học.
Kể về những kỉ niệm mùa hè vừa qua của em.
Kể về kỉ niệm em cho là khó quên nhất của mình.
Bài 2:

Sau khi đọc bài viết tham khảo em có một số nhận xét sau:

– Bài làm của bạn đã sát với yêu cầu của đề là “kể chuyện về ông (hay bà) của em”. Bạn học sinh đã kể ra rất nhiều chi tiết về người ông của mình là một người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. Qua đó bạn đã bày tỏ được cảm xúc, tình cảm của mình đối với ông.

– Các sự việc bạn kể ra ở trong bài làm xoay quanh chủ đề về người ông của mình:

+ Người ông hiền từ: “Rất hiền”, “ông cười hiền từ”, “ông đang giữ gìn cuộc sống bình yên cho chúng em”,…..

+ Người ông yêu hoa: “Ông thương những cây xương rồng nhỏ”, “ông em ngắm nghía không biết chán các chậu cây..”, “ông thích xướng rồng…”

+ Người ông thương yêu các cháu: “ Ông yêu nhất các cháu, ông mong các cháu khỏe,…”, “ông em rất yêu chúng em”, “ông chăm sóc cái góc học tập của chúng em”, “ông thường kể chuyện cho chúng em nghe”

- Soạn văn 6 số 2: Ôn tập về dấu câu

I. Công dụng

Câu 1: Đặt dấu phẩy

a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt (,) roi sắt (,) áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy (,) vươn vai một cái (,) bỗng biến thành một tráng sĩ.

b. Suốt một đời người (,) từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay (,) tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

c. Nước bị cản văn bọt tứ tung (,) thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.

Câu 2: Giải thích

a.

- Hai dấu phẩy đầu: Đánh dấu giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

- Hai dấu phẩy sau: Đánh dấu giữa các phần cùng làm vị ngữ (cho chủ ngữ Chú bé)

b.

- Dấu phẩy thứ nhất: Đánh dấu giữa hai thành phần phụ có cùng chức vụ trong câu.

- Dấu phẩy thứ hai: Đánh dấu vào (hai) trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c.

- Dấu phẩy đánh dấu giữa chủ ngữ với vị ngữ (hai vế trong một câu ghép).

II. Chữa một số lỗi thường gặp

a. Chào mào (,) sáo sậu (,) sáo đen… đàn lũ lũ bay đi bay về (,) lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau (,) trò chuyện (,) trêu ghẹo và tranh cãi nhau (,) ồn ào mà vui không thể tưởng được.

b. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ (,) những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông (,) chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá, vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.

III. Luyện tập

Câu 1: Đặt dấu phẩy

a. Từ xưa đến nay (,) Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước (,) sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b. Buổi sáng (,) sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi (,) thung lũng (,) làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất (,) tràn vào trong nhà (,) quấn lấy người đi đường.

Câu 2: Điền chủ ngữ

a. Vào giờ tan tầm, xe ô tô, (xe máy, xe đạp) đi lại nườm nượp trên đường phố.

b. Trong vườn, (hoa cúc, hoa mẫu đơn), hoa hồng đua nhau nở rộ.

c. Dọc theo bờ sông, những (vườn ổi, vườn mận, vườn nhãn) xum xuê, trĩu quả.

Câu 3: Điền vị ngữ

a. Những chú chim bói cá (lao thẳng xuống mặt nước bắt cá).

b. Mỗi dịp về quê, tôi đều (được bà cho ăn ngon, được ông dẫn đi thăm họ hàng).

c. Lá cọ dài, (thẳng, xòe ra như cánh quạt).

d. Dòng sông quê tôi (thơ mộng, hiền hòa).

Câu 4: Cách dùng dấu phẩy

Dấu phẩy trong câu văn của Thép Mới được dùng với mụ đích tu từ. Nhờ hai dấu phẩy, câu văn được ngắt thành các đoạn cân đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay.

Ôn tập về dấu câu: Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than

I. Công dụng

1. Đặt dấu câu

a. Ôi, thôi chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Câu Ôi thôi chú mày ơi! là câu cảm thán.

b. Con có nhận ra con không (?)

- Câu nghi vấn.

c. Cá ơi, giúp tôi với (!) Thương tôi với (!)

- Hai câu cầu khiến.

d. Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.)

- Ba câu trần thuật.

2. Cách dùng các dấu câu.

a. Câu thứ hai và câu thứ tư đều là câu cầu khiến, nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm.

b. Dấu chấm than chỉ kiểu câu cảm thán, nhưng dấu chấm hỏi chỉ kiểu câu nghi vấn. Hai dấu câu chấm than, chấm hỏi liền nhau trong ngoặc đơn (sức lực khá tốt nhưng hơi gầy), biểu thị thái độ nghi ngờ, châm biếm. Đây là cách dùng đặc biệt của hai dấu cây này.

II. Chữa một số lỗi thường gặp

1. So sánh cách dùng dấu câu

a. Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ nhau.

- Đoạn văn của Trần Hoàng dùng dấu chấm để tách thành hai câu là đúng.

b. Việc dùng dấu chấm là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vừa… vừa…

- Đoạn văn của Trần Hoàng diễn hai ý liên tục, đồng thời, sử dụng dấu chấm phẩy (;) là đúng.

2. Cách dùng dấu câu.

a. Câu thứ nhất và câu thứ hai không phải là câu nghi vấn, mà là câu trần thuật. Các dấu chấm hỏi dùng sai.

b. Cuối câu là câu trần thuật. Đặt dấu chấm than là không hợp lí.

III. Luyện tập

1. Dấu chấm hỏi.

- Chưa? (sai, phải thay bằng dấu chấm, vì đây là câu trần thuật).

- Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật).

2. Đặt dấu than.

- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta (!) (Câu cảm thán).

3. Đặt dấu câu.

- Mày nói gì (?)

- Lạy chị, em nói gì đâu (!) Rồi Dế Choắt lủi vào (.)

- Chối hả (?) Chối này (!) Chối này (!) Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống (.)

- Soạn văn lớp 6 số 3:  Tập làm thơ 4 chữ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971).

2. Đặc điểm về nghệ thuật

Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai.

a. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

b. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Nêu một bài thơ hay một đoạn thơ bốn chữ. Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ hay đoạn thơ đó.

Gợi ý: có thể nêu đoạn thơ (trích trong bài Hạt gạo làng ta).

…“Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”

(Trần Đăng Khoa)

Các từ cùng vần với nhau là: Ta – ba – sa, sáu – nấu, cờ – bờ.

2. Chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

Gợi ý:

- Các cặp vần lưng: Hàng – ngang, trang – màng.

- Cặp vần chân: Núi – bụi.

3. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách:

Cháu đi đường cháu

Chú đi đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

(Tố Hữu)

Nghé hành nghé hẹ

Nghé chẳng theo mẹ

Thì nghé theo đàn

Nghé chớ đi càn

Kẻ gian nó bắt

(Đồng dao)

Gợi ý: Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách, còn đoạn Đồng dao gieo vần liền.

4. Thay hai từ sông, cạnh vào hai chỗ chép sai trong đoạn thơ sau (trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư):

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con đò.

Gợi ý: Thay sưởi bằng từ cạnh, từ đò bằng từ sông.

5. Dựa vào những kiến thức vừa được học hãy tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

- Soạn văn 6 số 4: Câu trần thuật đơn không có từ là

Bài tham khảo 1

Câu 1: Đọc các câu trong mục I.SGK và trả lời các câu hỏi sau:

1. Xác định chù ngữ vị ngữ trong câu trên.

2. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?

3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải.

Trả lời:

1. Chủ ngữ, vị ngữ của các câu:

a) Phú ông / mừng lắm.

       CN           VN

b) Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.

         CN               VN

2. Vị ngữ của các câu đã cho do các từ ngữ sau tạo thành:

- Cụm tính từ: Mừng lắm

- Cụm động từ: Tụ lại ở góc sân.

3. Có thể thêm các từ ngữ phủ định:

a) Phú ông không mừng lắm.

b) Chúng tôi không tụ hội ở góc sân.

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn trong mục II. SGK- tr 119 và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu.

2. Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác.

Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng (...) tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.

Trả lời:

1. Chủ ngữ và vị ngữ của các câu:

a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.

                          CN                       VN

b) Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.

             CN                             VN

2. Chọn câu b để điền vào chỗ trống. Lí do: Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được từ trước

Bài tham khảo 2

I. Đặc điểm

1. Xác định C – V.

a. Phú ông (c) mừng lắm (v)

b. Chúng tôi (c) tụ hội (v) ở góc sân.

2.

- Vị ngữ a do cụm tính từ tạo thành

- Vị ngữ b do một động từ tạo thành

- Xem Ghi nhớ trang 119.

3.

a. Phú ông chưa (chưa phải) mừng lắm.

b. Chúng tôi không (không phải) tụ hội ở góc sân.

II. Câu miêu tả và câu tồn tại.

1.

a. Hai cậu bé con (c) tiến lại (v)

b. Chủ ngữ bị đảo ngược so với a.

2. Ta chọn b.

III. Luyện tập

1. Xác định C – V và nội dung câu

a.

- Bóng tre (c) trùm lên (v) -> Câu miêu tả (MT)

- Thấp thoáng (v) mái đình (c) -> Câu tồn tại (TT)

- Ta (c) giữ gìn (v) -> (MT)

b.

- Có cái hang (v) dế choắt (c) -> (TT)

- Dế choắt (c) là tên (v) -> (MT)

c.

- Tua tủa (v) những mầm măng (c) -> TT.

- Măng (c) trồi lên… (v) -> MT

2. Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà khổng lồ và chọc trời. Trường học chúng em là một tòa nhà lót thảm vào khối kiến trúc ấy, cho nên nó gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông.

- Soạn văn lớp 6 số 5: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Câu 3* (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Những từ bị lược: Ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống, như hai dãy trường thành vô tận.

- Những từ đó tạo nên sự sinh động, giàu hình ảnh, gợi trí tưởng tượng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. (1) Gương bầu dục - (2) Cong cong - (3) Lấp ló - (4) Cổ kính - (5) Xanh um

b. Tác giả đã quan sát, lựa chọn hình ảnh đặc sắc tả về: Mặt hồ, cầu Thê Húc, dền Ngọc Sơn, gốc đa, Tháp Rùa.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc: Rung rinh, bóng mỡ; răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp; râu dài, cong; đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cần chú ý đến:

- Vẻ ngoài

- Đồ dùng bên trong

Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh liên tưởng quang cảnh buổi sáng:

- Mặt trời: Quả cầu lửa, lòng đỏ trứng sáng lóa

- Bầu trời: Lăng kính xanh ngắt, chiếc lồng kính

- Hàng cây: Những cái cột xanh lá biết rung rinh

- Núi: Chiếc dùi chọc trời

- Ngôi nhà: Chấm màu giữa không gian xanh

Câu 5 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tham khảo:

Ấy là vào một chiều hè lộng gió, chiều chủ nhật, tôi được bố dẫn đến một khúc sông xanh ngắt, xa thành phố, xa ồn ào. Lần đầu tiên tôi được thấy tận mắt một nơi đẹp vậy. Nhìn từ xa dòng sông dài uốn lượn như mình con rắn bò trườn. Bến sông là những rặng tre um tùm, bờ bên kia một cánh đồng bát ngát những hàng ngô xanh bất tận tưởng như không bị cắt đứt, những bác nông dân đang cặm cụi chăm bón. Trên sông vài chiếc thuyền, chiếc đò thả, kéo nào cá nào tôm. Ở đây có một bãi cỏ rất rộng, xanh mượt, những đứa trẻ tầm trạc tuổi tôi đang chơi bóng, nghịch đất bên bờ sông. Một khung cảnh thôn quê thật thanh bình biết bao.

Tài liệu soạn văn lớp 6 ngắn nhất được chúng tôi cập nhật đầy đủ và trọn bộ, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó còn có những tài liệu hữu ích khác như giải bà tập ngữ văn 6 các bạn hãy cùng tìm hiểu để việc học tập và trau dồi kiến thức trở nên dễ dàng hơn cùng với nội dung bổ ích này với các bạn học sinh lớp 5 muốn có bộ tài liệu soạn tiếng Việt lớp 5 hay chọn lọc cũng có thể dễ dàng tìm kiếm trên hệ thống của Tải Miễn Phí nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-6-29842n.aspx
Văn mẫu lớp 6 được biên soạn theo chương trình học Ngữ văn lớp 6 với các bài văn mẫu kể chuyện đời thường, kể tóm tắt, văn biểu cảm, miêu tả ... vô cùng chi tiết, mạch lạc, các em có thể tham khảo tài liệu Văn mẫu lớp 6 để có thể học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Tác giả: Duy Thành     (4.3★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7: Văn miêu tả sáng tạo trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 2, soạn văn lớp 6
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn lớp 6
Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 12
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (tiết 6) trang 166 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học, Ngữ văn lớp 12
Từ khoá liên quan:

Để học tốt ngữ văn 6

, Soạn văn lớp 6, học tốt văn lớp 6,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Bài giảng Ngữ Văn 6 chuẩn nhất

    Giáo án ngữ văn lớp 6 trọn bộ được đăng tải dưới đây là giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 6 đầy đủ, trọn bộ dành cho các thầy cô giáo tham khảo để có thểm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn học này. Các thầy cô có thể lưu lại bộ giáo án ngữ Văn lớp 6 này để tham khảo và sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Tin Mới