Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đã học Ngữ văn 10 Cánh Diều, tập 2

Đằng sau các tác phẩm văn học đều là những bài học sâu sắc được nhà văn rút ra từ cuộc sống. Để biết cách liên hệ và làm một bài văn nghị luận xã hội, mời các em tham khảo bài phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đã học Ngữ văn 10 Cánh Diều, tập hai dưới đây.

Đề bài: Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đã học Ngữ văn 10 Cánh Diều, tập hai

phan tich van de xa hoi dat ra trong tac pham da hoc ngu van 10 canh dieu tap 2

Dàn ý và bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận về một đề xã hội lớp 10 Cánh diều hay nhất
 

I. Dàn ý phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo:

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm: tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn biển đảo.
2. Thân bài:
* Giải thích tình yêu quê hương đất nước là gì?
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc mà mỗi người dành cho quê hương, Tổ Quốc mình.
* Biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ biển đảo:
- Quá khứ: ông cha kiên quyết, anh dũng chống lại ách xâm lược của phương Bắc cũng như sẵn sàng chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Hiện tại:
+ Tích cực thi đua, học tập. Nhiều người đã đem lại vinh quang cho Tổ quốc trên đấu trường quốc tế.
+ Những người chiến sĩ vẫn đang ngày ngày canh gác ngoài đảo xa, giữ vững chủ quyền.
+ Nhà nước, Đảng và các cấp ban ngành luôn coi trọng, ra sức đấu tranh để bảo vệ chủ quyền hải đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ.
* Tình hình chủ quyền biển đảo hiện nay:
- Vấn đề chủ quyền biển đảo diễn ra rất phức tạp, đứng trước sự tranh giành, xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia lân cận.
* Nêu lí do phải yêu nước và bảo vệ biển đảo:
- Cuộc sống hòa bình, ấm no ngày hôm nay phải đánh đổi bởi máu, nước mắt của những thế hệ cha ông cho nên thế hệ sau phải có trách nhiệm kế thừa, phát huy những giá trị, truyền thống tốt đẹp.
- Thực tế lịch sử đã chứng minh, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
- Biển đảo không chỉ góp phần vào công cuộc phát triển đất nước mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.
- Xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân.
* Bài học nhận thức và liên hệ bản thân:
- Có được nhận thức đúng đắn, trang bị kiến thức, hiểu biết về lịch sử.
- Tỉnh táo trước các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, mang tính bôi nhọ, xúc phạm.
- Ra sức học tập, rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức.
- Lên án mạnh mẽ những hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của nước ta.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo:

"Lính đảo hát tình ca trên đảo" là một bài thơ viết rất hay của tác giả Trần Đăng Khoa về cuộc sống của những người lính trên quần đảo Trường Sa. Ông không chỉ đem đến cho độc giả những hiểu biết về cuộc sống, tinh thần lạc quan của những người lính mà còn khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước ở mỗi người. Ngoài ra, tác phẩm còn đặt ra vấn đề về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ, giữ gìn biển đảo.

Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước". Quả đúng là như vậy, lòng yêu quê hương đất nước luôn rực cháy trong trái tim, huyết quản của mỗi người dân Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, cao cả mà mỗi người dành cho quê hương, Tổ Quốc của mình.

Viet bai van nghi luan ve mot van de xa hoi lop 10 Chan troi sang tao

Bài văn mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 hay nhất

Thực tế lịch sử đã chứng minh: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...". - Hồ Chí Minh. Trải qua mấy thế kỉ, nhân dân ta luôn anh dũng chiến đấu chống lại ách đô hộ của phương Bắc. Đó là hình ảnh các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hô vang khẩu hiệu "đánh". Hay còn là câu chuyện về người anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là khẩu hiệu: "Việt Nam muôn năm" của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi trong giờ phút cuối cùng trước khi hi sinh vào năm 1964. Ngay cả khi đất nước đã thống nhất và hòa bình, máu vẫn chảy và nước mắt vẫn rơi khi hơn 166 liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa nhằm bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ Quốc.

Dấu ấn Gạc Ma, những trang hào hùng lịch sử của dân tộc vẫn còn đó để hôm nay, mỗi người dân Việt Nam luôn cố gắng noi gương, viết tiếp trang sử vẻ vang, anh dũng. Rất nhiều những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, cầu thủ, vận động viên,... vẫn đang ngày ngày cống hiến, làm rạng danh đất nước, dân tộc. Bên cạnh họ, ở ngoài kia vẫn còn biết bao chiến sĩ đang giữ chắc tay súng, hi sinh hạnh phúc của bản thân để giữ vững độc lập, chủ quyển biển đảo quốc gia. Họ xứng đáng được xã hội công nhận, tôn vinh, coi trọng vì những cống hiến thầm lặng, cao cả ấy.

Cuộc sống hòa bình, ấm no ngày hôm nay phải đánh đổi bởi máu, nước mắt của những thế hệ cha ông. Cho nên chúng ta phải có trách nhiệm kế thừa, phát huy những giá trị, truyền thống tốt đẹp. Đặc biệt, đối với vấn đề biển đảo, chúng ta lại càng phải giữ gìn, bảo vệ hơn nữa trong bối cảnh ngày nay. Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Những nguồn tài liệu còn sót lại đã chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Biển đảo không chỉ góp phần vào công cuộc phát triển đất nước mà còn giữ vai trò chủ lực trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vì tiềm lực kinh tế to lớn và ý nghĩa địa chính trị quan trọng mà rất nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc luôn lăm le, nuôi ý định "thôn tính" vùng biển của Việt Nam. "Anh bạn phương Bắc" có những động thái vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982, cố tình đặt giàn khoan HD-981 vào khu vực biển Đông và ban hành bản đồ hình lưỡi bò. Đây là những hành vi, vi phạm nghiêm trọng Luật Biển Quốc tế và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Chính vì vậy, mỗi người dân cần có được nhận thức đúng đắn, trang bị kiến thức, hiểu biết về lịch sử; tỉnh táo trước các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, mang tính bôi nhọ, xúc phạm đất nước. Thanh niên, học sinh cần ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thiêng liêng mà biển đem lại cho đất nước; ghi nhớ, biết ơn công lao của những thế hệ đi trước đã sẵn sàng hi sinh máu xương nhằm giữ vững chủ quyền dân tộc. Ngoài ra, thế hệ trẻ cần tích cực hưởng ứng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; nghiêm túc chấp hành kỉ cương quốc gia; lên án, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm đến lợi ích dân tộc.

Đặc biệt, là một học sinh, chúng ta cần phải học tập, rèn luyện trí tuệ, tu dưỡng nhân cách, đạo đức. Luôn chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ, bảo vệ chủ quyền hải đảo, quê hương.

Biển đảo Việt Nam là một phần máu thịt, không thể tách rời của Tổ Quốc. Trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn, xây dựng như lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".

Vấn đề biển đảo luôn là mối quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn dân. Những vấn đề mà bài thơ "Lính đảo hát tình ca trên đảo" đề cập đã giúp độc giả hiểu hơn về người lính hải quân và cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nơi đầu sóng ngọn gió. Đồng thời, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước và cho thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-van-de-xa-hoi-dat-ra-trong-tac-pham-da-hoc-ngu-van-10-canh-dieu-tap-2-74704n.aspx
Mặc dù bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo ra đời đã lâu nhưng những vấn đề đặt ra trong văn bản vẫn mang tính thời sự, cấp bách. Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng, mỗi tác phẩm văn học đều ẩn chứa những vấn đề nhân văn, thực tiễn. Điều quan trọng là độc giả phải biết cách tìm tòi, đào sâu. Ngoài bài viết bên trên, em hãy tham khảo một số văn mẫu lớp 10 khác trong chương trình Ngữ văn 10, Cánh Diều như:
- Phân tích đánh giá nội dung và hình thức một tác phẩm văn xuôi trong Ngữ văn 10
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn 10 Cánh Diều
Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Phan tich van de xa hoi dat ra trong tac pham da hoc

, Nghi luan ve mot van de xa hoi dat ra trong tac pham van hoc lop 10, dan y Nghi luan ve mot van de xa hoi dat ra trong tac pham van,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới