Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều

Nếu còn gặp khó khăn khi Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều, các em hãy tham khảo dàn ý và bài mẫu dưới đây. Bài tham khảo sẽ giúp các em chuẩn bị phần thuyết trình của mình một cách đầy đủ và thuyết phục hơn.

Bài viết liên quan

Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều

noi va nghe thuyet trinh ve mot van de xa hoi ngu van 10 canh dieu

Soạn Bài Nói Và Nghe Thuyết Trình Và Thảo Luận Về Một vấn đề xã hội
 

I. Dàn ý

1. Dàn ý số 1: Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

a. Mở đầu:
- Giới thiệu về vấn đề cần trình bày: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.
b. Triển khai:
- Biểu hiện của việc nhận lỗi và đổ lỗi trong cuộc sống.
- Nguyên nhân khiến con người đổ lỗi và chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân.
- Hậu quả của việc đổ lỗi cho người khác.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: ý nghĩa của việc đối mặt, đón nhận sai lầm của bản thân trong đời sống.
c. Kết luận:
- Khẳng định, khái quát lại vấn đề.

2. Dàn ý số 2: Nói và nghe: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?
a. Mở đầu:
- Giới thiệu về vấn đề cần trình bày: Làm thế nào để con người vượt lên số phận chính mình trong cuộc sống?
b. Triển khai:
- Giải thích "Thế nào là vượt lên chính mình?": Vượt lên chính mình" có nghĩa là dũng cảm đối mặt với những khó khăn, thử thách để khẳng định giá trị bản thân.
- Biểu hiện của việc vượt lên chính mình trong xã hội (sẵn sàng đối mặt với sai lầm, vượt qua nỗi đau của cơ thể tật nguyền,...). Ví dụ một số tấm gương vượt lên chính mình cụ thể: Thầy Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Stephen Hawking,...
- Ý nghĩa của việc vượt lên số phần (giúp ta tìm kiếm được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, khẳng định giá trị bản thân,...).
- Phê phán một số bộ phận người thiếu ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
c. Kết luận:
- Khẳng định, khái quát lại vấn đề.


II. Bài tham khảo

1. Bài tham khảo số 1: Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

Xin chào cô và các bạn, em tên là Hải Anh. Sau đây, em xin trình bày suy nghĩ của bản thân về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác. Rất mong cô và các bạn lắng nghe, đóng góp ý kiến để bài thuyết trình của em hoàn thiện hơn.

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta mắc phải những sai lầm không đáng có. Vậy khi đó, bạn có sẵn sàng nhận lỗi sai về bản thân và tìm cách khắc phục hay sẽ đổ lỗi cho người khác?

Mình nghĩ rằng, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng sẽ có những lần không dám nhìn thẳng vào sai lầm của bản thân mà đổ lỗi cho người khác. Mình cũng vậy. Thay vì chịu trách nhiệm với sai lầm, mình đã né tránh vấn đề. Mình đã suy nghĩ rất nhiều và hiểu ra ý nghĩa quan trọng của việc nhận lỗi. Khi đối mặt với những sai lầm của bản thân, chúng ta sẽ trưởng thành hơn.

Nguyên nhân của việc đổ lỗi chính là do ta chưa tìm ra được phương án giải quyết vấn đề của mình. Vì vậy, ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và gán tội lỗi này cho người khác để không phải xử lí hậu quả. Điều này chỉ cho thấy nhận thức yếu kém và sự trốn tránh sự thật của chúng ta. Lâu dần, chúng ta sẽ không dám đối mặt với sự thật và đánh mất vị thế trong mắt mọi người. Đừng vì sợ chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân mà đổ lỗi cho những lí do khách quan và những người thân xung quanh. Thay vì những câu nói "Tại vì...", "Vì..." để trốn tránh trách nhiệm mỗi khi mắc sai lầm, chúng ta nên nói "Xin lỗi... mình/con/... sẽ khắc phục".

Khi chúng ta làm sai, hãy dũng cảm nhận lỗi lầm của mình. Chúng ta hãy lắng nghe những góp ý chân thành, những lời khuyên từ ông bà, cha mẹ, thầy cô,... để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Ví dụ như trong việc đi học muộn, thay vì đổ lỗi rằng do trời mưa hay hỏng xe,... chúng ta hãy xin lỗi thầy cô giáo và hứa sẽ đi học đúng giờ. Hay khi chúng ta không làm bài tập về nhà vì mải chơi, hãy thành thật nhận lỗi, bổ sung bài tập và nộp lại cho thầy cô.

Dũng cảm đối mặt với sai lầm của bản thân khiến chúng ta làm nên những điều tốt đẹp và ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Mong rằng sau bài thuyết trình của mình, chúng ta sẽ có nhận thức đúng đắn về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

Em xin kết thúc phần trình bày tại đây. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Soan bai Thuyet trinh ve mot van de xa hoi

Văn mẫu: Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều

2. Bài tham khảo số 2: Nói và nghe: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

Xin chào cô và các bạn học sinh lớp 10D5. Em xin tự giới thiệu em tên là Hoàng Oanh. Sau đây, em xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề "Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?". Mong cô và các bạn lắng nghe, đóng góp ý kiến để bài thuyết trình của em được hoàn thiện hơn.

Chắc hẳn các bạn đã được nghe nhiều tới cụm từ "vượt lên chính mình". Theo mình, "vượt lên chính mình" thể hiện ở việc sẵn sàng đối mặt với những khó khăn để khẳng định giá trị bản thân.

Trong cuộc sống chúng ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận để sống một cuộc đời ý nghĩa, có thể kể đến như: thầy Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Stephen Hawking... Họ đã vượt qua nỗi đau về thể xác để tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Như Nguyễn Ngọc Ký, dù bị liệt cả hai tay nhưng thầy vẫn cố gắng luyện tập viết chữ bằng đôi chân. Hay như Nick Vuijicic, ông bị hội chứng rối loạn tetra-amelia dẫn đến không có tứ chi. Tuy nhiên, ông đã vượt lên tất cả, thành lập tổ chức phi lợi nhuận để ủng hộ những người khuyết tật như mình với tên gọi "Cuộc sống không có tay chân". Khi đứa con đầu lòng của mình vừa chào đời, ông đã chia sẻ rằng "Tôi không thể ôm đứa con thân yêu bằng cả đôi tay, nhưng tôi đã ôm con bằng cả trái tim và tâm hồn". Chúng ta không khỏi xót xa và ngưỡng mộ những tấm gương có nghị lực sống phi thường.

Các bạn thấy đấy, để vượt lên chính mình là một hành trình đầy khó khăn, vất vả. Để làm được điều đó, trước hết, chúng ta cần có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Những con người vượt lên số phận hẳn đã chọn cho mình một thái độ sống lạc quan thay vì thất vọng, chán nản với khó khăn mà mình đang gặp phải. Họ đón nhận và lắng nghe lời khuyên, sự giúp đỡ của người thân trong gia đình trên con đường tìm kiếm giá trị của bản thân.

Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ hiện nay khi đối mặt với khó khăn, thử thách, họ chán nản, tuyệt vọng và đổ trách nhiệm cho người khác. Họ than vãn về những thiếu thốn của bản thân mà không tự vượt lên bằng ý chí, nghị lực của mình. Thậm chí, họ đỗ lỗi cho bố mẹ, người thân,... về những khổ đau, khó khăn đó.

Khi đối mặt với khó khăn, chúng ta cần tìm cách tháo gỡ khúc mắc, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Để vượt lên chính mình, ta nên thẳng thắn đối diện với sự thiếu thốn và vấp ngã. Hãy không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức để tìm kiếm những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Bài nói của em đến đây là kết thúc. Em rất mong nhận được góp ý từ cô và các bạn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-thuyet-trinh-ve-mot-van-de-xa-hoi-ngu-van-10-canh-dieu-71502n.aspx
Khi thuyết trình về một vấn đề trong đời sống, các em cần nêu được biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề đó. Cuối cùng, các em hãy rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Để học văn thật tốt, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác
- Nói và nghe: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

noi va nghe thuyet trinh ve mot van de xa hoi ngu van 10 canh dieu

, soan bai thuyet trinh ve mot van de xa hoi canh dieu 10 , soan bai noi va nghe thuyet trinh va thao luan ve mot van de xa hoi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới