Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

Bài Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác là bài tập quan trọng trong chương trình học Ngữ văn 10. Các em có thể tham khảo một số bài nói mẫu dưới đây để chuẩn bị cho phần thực hành của mình!

Bài viết liên quan

Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

noi va nghe suy nghi cua em ve viec nhan loi va do loi cho nguoi khac

Nghị luận về hiện tượng đổ lỗi cho người khác
 

Nội dung bài viết:
A. Dàn ý.
B. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.


I. Dàn ý Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: Suy nghĩ về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.
2. Triển khai:
- Biểu hiện của việc nhận lỗi và đổ lỗi .
- Nguyên nhân khiến con người đổ lỗi.
- Hậu quả của việc đổ lỗi và ý nghĩa của việc nhận lỗi.
- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
3. Kết luận:
- Khái quát và khẳng định vấn đề.


II. Bài nói tham khảo Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

1. Bài nói Suy nghĩ về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác mẫu số 1:

Em xin kính chào cô và các bạn! Sau đây em xin phép đại diện cho nhóm ba lên thuyết trình trước lớp về vấn đề: "Nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác".

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm, vậy các bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ dũng cảm đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã hơn một lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng giống như các bạn, đã từng trở nên nhu nhược như thế. Trong cuộc sống, không ít người vẫn đang đi nhầm hướng giống vậy. Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm của mình là "Tại vì...", tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự dối trá và thiếu lòng tự trọng đối với chính bản thân cũng như với người khác.

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng như mọi người lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề mà mình gặp phải. Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và chuyển nó sang người khác để không phải gánh vác, xử lý hậu quả vấn đề. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự nhận thức yếu kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự ru ngủ để bảo vệ cho cái "tôi" mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm cho mọi chuyện; không giữ được vị thế trong mắt mọi người; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc lỗi cư xử chưa phù hợp. Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình.

Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc đổ lỗi cho người khác để tự sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa!

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Nghi luan ve hien tuong do loi cho nguoi khac

Bài văn mẫu Nói và nghe: Suy nghĩ về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

2. Bài nói mẫu Nói và nghe: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác số 2:

Trong bài thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ, ý kiến của bản thân mình về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác. Để tiện cho quá trình thuyết trình, em xin phép được xưng "tôi". Kính mong cô và các bạn cùng lắng nghe!

Cho đến bây giờ, tôi còn nhớ rất rõ câu chuyện về việc đổ lỗi cho người khác của mình. Đó là câu chuyện xảy ra nhiều năm trước, trong một lần tham gia vặt xoài trộm với lũ bạn, tôi đã bị bác hàng xóm bắt được. Để trốn tội, tôi đổ thừa cho thằng bạn bên cạnh với lí lẽ: "Nó bắt cháu làm vậy đấy!". Cuối cùng, thằng bé ấy bị bác hàng xóm mắng nhiếc rất nặng nề và ngồi khóc lớn. Mãi đến sau này, tôi mới nhận ra hành vi ấy là sai trái và hèn nhát.

Chắc hẳn các bạn cũng giống tôi, cũng từng đổ lỗi cho người khác để bảo vệ chính mình.

Trong xã hội, cũng có rất nhiều người như vậy. Họ luôn thoái thác trách nhiệm trước những vấn đề không đủ khả năng để kiểm soát và xử lý. Họ thuyết phục bản thân rồi tự ru ngủ chính mình rằng: mọi chuyện là do lỗi của người khác.

Nguyên nhân khiến họ trở thành kẻ hèn nhát, nhu nhược xuất phát từ việc không dám đối mặt với chính mình, quá sợ hãi khi sai lầm xảy ra, do sự ích kỉ, thoái thác trách nhiệm, đùn đẩy cho người khác để bảo đảm lợi ích của cá nhân mình. Khi hậu quả xảy ra, họ chỉ ra sức bảo vệ cái "tôi" mong manh, mềm yếu và bỏ mặc những người xung quanh trong đám hỗn độn do mình gây nên. Ngoài ra, sự lười nhác, lối sống hưởng thụ cùng lòng tham vô đáy đã biến họ trở thành những kẻ vô tâm, sẵn sàng đi ngược lại đạo đức của xã hội và lợi ích của cộng đồng.

Hiện tượng đổ lỗi cho người khác để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước là với bản thân, sau là đến xã hội. Hiện tượng đổ lỗi biến mỗi người trở thành kẻ vô trách nhiệm, vô đạo đức, không dám đương đầu với khó khăn thử thách và ngăn họ đi đến thành công. Hiện tượng đổ lỗi còn làm chia rẽ nội bộ trong một tập thể. Mọi người luôn trong trạng thái đùn đẩy công việc, tội trạng cho người khác. Hậu quả gây ra không được khắc phục mà càng trở nên trì trệ, trầm trọng khi mỗi người không tự chịu trách nhiệm với bản thân.

Chính vì vậy, việc nhận lỗi sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ được mọi người coi trọng, đánh giá cao, hình thành cho mình nhận thức và thói quen đúng đắn. Việc nhận lỗi đồng nghĩa với việc bạn có lòng tự trọng và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Xã hội sẽ trở nên phát triển, văn minh khi ai cũng hình thành cho mình thói quen nhận lỗi.

Thấu hiểu được hậu quả việc đổ lỗi cho người khác cũng như ý nghĩa của nhận lỗi và sửa lỗi, tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi để bản thân ngày càng hoàn thiện. Chỉ khi cá nhân nỗ lực thì tập thể, cộng đồng, xã hội mới trở nên tốt đẹp hơn.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Nhận lỗi và đổi lỗi cho người khác là hành vi xấu cần lên án. Mong rằng các em sẽ có được nhận thức đúng đắn về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác để hoàn thiện bản thân. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập.

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-suy-nghi-cua-em-ve-viec-nhan-loi-va-do-loi-cho-nguoi-khac-71501n.aspx
Các bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Nói và nghe: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?
- Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

noi va nghe suy nghi cua em ve viec nhan loi va do loi cho nguoi khac

, nghi luan ve hien tuong do loi cho nguoi khac, dung do loi cho nguoi khac,

Tin Mới