Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử siêu hay

Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử, Ngữ văn 11, Cánh Diều, học kì I là một đề bài thuộc dạng bài từ một tác phẩm văn học, nêu suy nghĩ về các vấn đề xã hội được đặt ta trong tác phẩm đó. Sau đây là bài mẫu do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn, mời em theo dõi.

Bài viết liên quan

Đề bài: Từ đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" (trích "Những người khốn khổ" - Huy-gô), em hãy nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử.

noi va nghe neu suy nghi ve suc manh cua tinh mau tu

Gợi ý cách viết đoạn văn về tình mẫu tử

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.

 

I. Dàn ý Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử:

1. Mở đầu:
- Lời chào.
- Giới thiệu về đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" và sức mạnh của tình mẫu tử.
2. Thân bài:
a) Sức mạnh của tình mẫu tử trong đoạn trích "Tấm lòng người mẹ":
- Biểu hiện:
+ Nghe tin rằng trời giá rét mà con phải ăn vận trần truồng rách rưới, Phăng-tin đã bán đi mái tóc vàng óng ả để mua cho con một cái váy len.
+ Nghe tin con mắc bệnh, cần đến hai đồng vàng để mua thuốc trị bệnh, Phăng-tin đã bán đi hai chiếc răng cửa để gửi tiền về cho con.
+ Cần một trăm phơ-răng để nuôi con, Phăng-tin nghèo hèn đành đi làm gái điếm.
- Ý nghĩa: Người mẹ không tiếc hi sinh bất cứ điều gì để con được ăn no mặc ấm.
=> Tình mẫu tử là thứ tình cảm cao thương, ấm áp nhất trên đời.
b) Sức mạnh của tình mẫu tử trong cuộc sống:
- Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm mẹ dành cho con.
- Biểu hiện:
+ Hi sinh sắc đẹp của bản thân để sinh con ra, cho con bú mớm.
+ Dành mọi điều tốt nhất có thể cho con mình.
+ Lo lắng, chăm sóc cho con hết cả cuộc đời.
=> Người mẹ cao cả, chịu hi sinh mọi thứ vì con của mình.
- Phản đề: Những người mẹ bỏ rơi con cái.
- Bài học nhận thức và hành động: Nghe lời, yêu thương, giúp đỡ mẹ.
3. Kết bài:
- Khái quát lại về sức mạnh của tình mẫu tử.

 

II. Bài mẫu Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử hay nhất

 

1. Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử ngắn gọn - mẫu số 1:

Lời đầu tiên, em xin chào cô và các bạn trong lớp. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, ấm áp của mẹ dành cho con. Trong bài nói của mình, em sẽ trình bày ý kiến của mình về thứ tình cảm thiêng liêng này với trích đoạn "Tấm lòng người mẹ" mà ta vừa được học.

Trong trích đoạn đó, Phăng-tin đã phải bán tất thảy mọi thứ mình có để có tiền gửi về nuôi con. Nghe tin rằng trời giá rét mà con phải ăn vận trần truồng rách rưới, Phăng-tin đã bán đi mái tóc vàng óng ả để mua cho con một cái váy len. Nghe tin con mắc bệnh, cần đến hai đồng vàng để mua thuốc trị bệnh, Phăng-tin đành bán đi hai chiếc răng cửa để có tiền cho con. Đến lúc khánh kiệt mà vần một trăm phơ-răng để nuôi con, Phăng-tin nghèo khó, bần cùng đành chấp nhận đi làm gái điếm. Qua đó, ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên thật cao cả. Cô sẵn sàng làm tất thảy mọi thứ vì đứa con thân yêu, không hề nề hà điều gì.

Trong cuộc sống cũng có vô vàn người mẹ như Phăng-tin. Họ không tiếc bất cứ thứ gì cho con mình. Nhiều người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng của bản thân để lo cho con. Làm lụng vất vả không kể ngày đêm để cho con được bằng bạn bằng bè. Không có một sự hi sinh nào lớn bằng hi sinh bản thân và gần như tất cả người mẹ đều làm điều đó. Thế nhưng, họ chẳng bao giờ kêu than. Vì đối với họ, con cái được vui vẻ, hạnh phúc mới là cái đích lớn nhất.

Những người con như chúng ta cần trân trọng, yêu thương mẹ nhiều hơn nữa. Bài trình bày của em xin phép được kết thúc tại đây.

 

2. Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử của học sinh giỏi - mẫu số 2:

Chào cô và các bạn. Nổi bật trong đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" là tình yêu thương, hi sinh mà Phăng-tin dành cho con của mình. Em xin phép được trình bày về điều này trong bài nói ngày hôm nay.

Tình mẫu tử là tình yêu thương, sự đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng mà mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm cao cả, thiêng liêng bậc nhất trên cuộc đời.

Tình mẫu tử trong "Tấm lòng người mẹ" càng được nhân lên gấp nhiều lần thông qua hoàn cảnh éo le của mẹ con Phăng-tin. Vì không có tiền, chị đã bán tóc, bán hai chiếc răng cửa và bán cả thân mình. Tất cả chỉ để con được ăn no, mặc ấm và không chết vì bệnh tật. Có thể thấy, Phăng-tin không tiếc bất cứ điều gì, mặc cho người ta chê cười, chỉ trỏ. Tất cả mọi điều chị làm đều là vì con. Tình cảm mà Phăng-tin dành cho con khó có thể dùng lời nói mà ca ngợi được.

Ngoài đời sống, có rất nhiều người mẹ như Phăng-tin. Họ đã hi sinh sức khỏe, ngoại hình, tuổi xuân,... để lo cho con một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Những người mẹ với tấm lòng đầy cao thượng, sẵn sàng bao dung, bảo qua khi con phạm lỗi. Luôn yêu thương chở che con những khi mệt mỏi hay vấp ngã. Họ làm tất cả mọi điều vì con mà không mong cầu được báo đáp. Tình mẫu tự cao quý và kì lạ đến vậy.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những người mẹ không tốt, sẵn sàng đánh đổi con mình để lấy nhiều thứ hơn. Họ bắt con lao động, chụp ảnh, quay phim,... để nuôi mình hoặc dùng con để đổi lấy lòng thương hại của người khác,... Tất cả những người như thế đều đáng lên án.

Mẹ không chỉ là một danh từ mà còn là một người yêu thương, che chở, nuôi dưỡng ta vô điều kiện. Chúng ta phải biết ơn và hiếu thảo với mẹ, khiến mẹ vui lòng. Mong rằng các bạn sẽ làm được điều đó. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

 Viet doan van khoang 200 chu trinh bay suy nghi cua em ve suc manh cua tinh mau tu

Đoạn văn ngắn hay trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình mẫu tử

 

3. Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử - mẫu số 3:

Xin chào cô và các bạn, em là Ngọc Mai. Trong bài nói hôm nay, em sẽ trình bày về tình mẫu tử - tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người thông qua trích đoạn "Tấm lòng của mẹ" trong tác phẩm "Những người khốn khổ' của Vích-to Huy-gô.

Phăng-tin là một người mẹ bị hoàn cảnh xô đẩy, phải để đứa con yêu thương của mình cho người khác nuôi. Tuy xa con nhưng cô luôn luôn nhớ về đứa con gái Cô-dét yêu dấu của mình. Chính bản thân Phăng-tin luôn phải sống trong cảnh nghèo khó, bị chủ nợ liên tục bám đuôi. Thế nhưng chỉ cần biết tin con gái cần thứ gì, cô không tiếc phải bán đi hết thảy mọi thứ mình có. Khi nghe tin rằng trời giá rét mà con phải ăn vận trần truồng rách rưới, Phăng-tin đã bán đi mái tóc vàng óng ả để mua cho con một cái váy len. Nhận được thư báo Cô-dét mắc bệnh, cần đến hai đồng vàng để mua thuốc trị bệnh, Phăng-tin đã bán đi hai chiếc răng cửa để gửi tiền về cho con. Lúc này, Phăng-tin đã trở thành một người tàn tạ, xấu xí đến mức khó coi. Cô gần như không còn gì để bán. Thế nhưng, cô vẫn quyết định bán cả bản thân mình đi để nuôi con. Phăng-tin thật là một người mẹ cao cả, không tiếc hi sinh bất cứ điều gì để con được ăn no mặc ấm. Ở Phăng-tin, ta thấy được tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý. Đó là tình cảm ấm áp nhất trên cuộc đời này.

Trong cuộc sống, tình cảm mà mẹ dành cho con là thứ tình cảm tự nhiên, như dòng máu chảy trong cơ thể, không thể nào xóa bỏ. Tình yêu thương của mẹ không phải là thư có thể đong đếm được. Từ khi chín tháng mười ngày đến lúc sinh nở có viết bao nhiêu đau đớn, mẹ cũng cố chịu đựng để con yêu ra đời. Rồi sau đó là những chuỗi ngày mẹ kiên nhẫn để dạy dỗ chăm sóc con nên người. Từng ngày mẹ nuôi nấng ta là công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ lại càng nhiều thêm. Cho đến khi con lớn khôn, trưởng thành, mẹ lại là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con vượt qua sóng gió cuộc đời. Mỗi khi con vấp ngã đều có vòng tay mẹ luôn che chở, yêu thương, tiếp thêm sức mạnh cho con. Mẹ chính là người bạn, người đồng hành cùng con trên chặng đường đời.

Có rất nhiều việc làm để báo đáp công ơn của mẹ, từ những hành động nhỏ nhất như giúp đỡ mẹ làm việc nhà, yêu thương, ngoan ngoãn nghe lời mẹ. Hạnh phúc của mẹ chính là được thấy con khôn lớn, trưởng thành, làm một công dân tốt. Vậy nên, chúng ta hãy học tập và rèn luyện thật tốt để mai sau xây dựng quê hương, bảo vệ gia đình.

Hi vọng rằng, sau bài nói của mình, các bạn sẽ quan tâm đến mẹ của mình hơn. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-neu-suy-nghi-ve-suc-manh-cua-tinh-mau-tu-76639n.aspx
Thông qua đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" (trích "Những người khốn khổ" - Huy-gô), ta có thể nhận thấy được sự hi sinh đầy cao thượng mà mẹ dành cho con. Ngoài bài mẫu này, em cũng có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11Nói và nghe: Bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người; Nói và nghe: Nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Noi va nghe Neu suy nghi ve suc manh cua tinh mau tu

, Viet doan van ve tinh mau tu, Viet doan van khoang 200 chu trinh bay suy nghi cua em ve suc manh cua tinh mau tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện

    Với lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện ý nghĩa, truyền được cảm hứng cho thế hệ trẻ nên cứ vào ngày 26/3 lại được cất lên. Các bạn có thể xem lời bài hát này để có thể hát theo, giúp chương trình diễn ra tốt đẹp, hào hùng hơn.