Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

Nhận xét về “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng đây là một bài thơ “Thi trung hữu họa”. Vậy các em hãy cùng chúng tôi Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa trong bài thơ Tây Tiến để thấy được chất thơ nồng đượm, chất họa sống động mà nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong bài thơ nhé.

Đề bài: Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich thanh ngu thi trung huu hoa qua bai tho tay tien

Phân tích thành ngữ thi trung hữu họa trong Tây Tiến của Quang Dũng

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, đạt điểm cao

I. Dàn ý Phân tích thành ngữ thi trung hữu họa trong Tây Tiến của Quang Dũng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm 'Tây Tiến" của Quang Dũng và câu thành ngữ "Thi trung hữu họa".

2. Thân bài
a. Giải thích thành ngữ "Thi trung hữu họa"
- Giải nghĩa các từ ngữ: "thi" (thơ), "trung" (trong), "hữu" (có), "họa" (hội họa)
- Lí giải mối quan hệ giữa thơ ca và hội họa:
+ Đều là những loại hình nghệ thuật.
+ Đều sử dụng những chất liệu riêng để kiến tạo nên ý nghĩa, giá trị (thơ ca sử dụng ngôn từ, hình tượng; hội họa sử dụng màu sắc, đường nét).
+ "Thi trung hữu họa" vì văn học phản ánh hiện thực đời sống khách quan thông qua việc khúc xạ các hình ảnh có đường nét, hình khối bằng chất liệu ngôn từ...(Còn tiếp)

>> Dàn ý Phân tích thành ngữ thi trung hữu họa trong Tây Tiến của Quang Dũng tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích thành ngữ thi trung hữu họa trong Tây Tiến của Quang Dũng (Chuẩn)

Trong nền văn học Việt Nam, Quang Dũng là nhà thơ được biết đến với cái "tôi" hào hoa, lãng mạn, qua những cảm nhận đầy tài hoa, tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người. Bài thơ "Tây Tiến" là thi phẩm thể hiện rõ hồn thơ ấy. Một trong những đặc sắc của bài thơ là chất hội họa được thể hiện qua những hình ảnh và lớp ngôn từ có khả năng kiến tạo nên những đường nét, màu sắc về thiên nhiên cũng như con người, làm nên một tác phẩm "thi trung hữu họa".

"Thi trung hữu họa" là chất hội họa xuất hiện trong tác phẩm thi ca: "trong thơ có nhạc". Văn học vốn là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, và đến với độc giả thông qua con đường đọc hiểu và sáng tạo; còn hội họa là lĩnh vực nghệ thuật sử dụng màu sắc, đường nét. Nếu văn học sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật thì hội họa sử dụng những gam màu, những nét vẽ để kiến tạo nên những bức tranh. Mặc dù là những loại hình nghệ thuật riêng biệt nhưng giữa văn học và hội họa luôn có sự giao thoa, gặp gỡ bởi văn học có khả năng phản ánh hiện thực đời sống khách quan thông qua việc khúc xạ các hình ảnh có đường nét, hình khối bằng chất liệu ngôn từ, khiến cho những hình ảnh đó hiện lên chân thực, sinh động trong tiềm thức của độc giả.

Trong bài thơ "Tây Tiến", yếu tố "thi trung hữu họa" được thể hiện rõ qua bức tranh thiên nhiên và bức chân dung của người lính Tây Tiến. Qua những nét vẽ được tạo nên từ lớp ngôn từ hàm súc, đa nghĩa, thiên nhiên núi rừng miền Tây đã hiện lên với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa thơ mộng, trữ tình.

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

Những con đường hành quân đã được tái hiện thông qua những nét vẽ "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" gợi lên sự hiểm trở, gập ghềnh. Không gian đó còn được mở ra chiều cao của những dốc núi, chiều sâu "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống". Lớp ngôn từ giàu tính tạo hình đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mang đậm chất hội họa với vẻ đẹp hùng vĩ qua những con đường quanh co, những dốc núi cheo leo hiểm trở cùng những đỉnh đèo khuất sau làn sương của mây trời. Chất họa của bài thơ còn được thể hiện qua sự thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên tạo vật:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Những nét vẽ về "chiều sương", "hồn lau", "người độc mộc", "hoa đong đưa", đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và con người miền Tây với vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng, thơ mộng và trữ tình. Những bông hoa lau lay động chập chờn trên "nẻo bến bờ" cùng những cánh hoa "đong đưa" theo dòng nước lũ khiến cảnh vật trở nên sinh động, gợi tả một vẻ đẹp hoang sơ và gợi cảm. Trên phông nền đó, hình ảnh "dáng người trên độc mộc" xuất hiện như một nét vẽ chấm phá, tạo nên một nét vẽ khỏe khoắn và rắn rỏi. Như vậy, bức tranh thiên nhiên với những đường nét thơ mộng đã tạo nên vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn cho thi phẩm.

Chất "họa" của bài thơ còn được thể hiện thông qua bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng:

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Hình ảnh người lính Tây Tiến đã được tái hiện thành công bằng những nét vẽ mang cảm hứng lãng mạn và cảm xúc bi tráng. Những chi tiết rất thực như "không mọc tóc", "xanh màu lá", "dữ oai hùm", "mắt trừng" đã gợi lên một bức chân dung vừa khái quát vừa cụ thể và có những nét riêng biệt của người lính với vẻ ngang tàn. Tuy nhiên, ẩn sau những nét vẽ tưởng chừng như rất dữ dội đó là tâm hồn giàu tình cảm và rất mực lãng mạn. Mặc dù luôn đối mặt với những hiểm nguy nhưng họ vẫn "gửi mộng qua biên giới", hằng đêm mơ và nhớ về bóng dáng thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành kiều diễm. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là vẻ đẹp bi tráng thông qua thái độ của họ khi đối diện với cái chết:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Dù có những phút giây mộng mơ về hình dáng người thiếu nữ nhưng trên chiến trường, người lính nguyện hi sinh tất cả để thực hiện lí tưởng. Lối nói giảm, nói tránh "áo bào thay chiếu, anh về đất" đã diễn tả cái chết nơi sa trường, thể hiện rõ tác giả không hề lẩn tránh cái bi, nhưng bằng những nét vẽ mang âm hưởng hào hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành", Quang Dũng đả đã tái hiện thành công bức chân dung người lính với vẻ đẹp bi tráng.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được bài thơ "Tây Tiến" hoàn toàn xứng đáng với nhận định "thi trung hữu họa". Bằng tài năng của mình, tác giả đã tạo nên một thi phẩm đậm chất hội họa thông qua các biện pháp nghệ thuật như bút pháp miêu tả từ khái quát đến cụ thể, thủ pháp đối lập tương phản,... để kiến tạo thành công bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây và vẻ đẹp của những người lính hi sinh tuổi xuân, tuổi đời vì độc lập, tự do của dân tộc.

----------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-thanh-ngu-thi-trung-huu-hoa-qua-bai-tho-tay-tien-51519n.aspx
Tây Tiến là bài thơ quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12, để có những cảm nhận sâu sắc về giá trị của tác phẩm, bên cạnh bài Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến, các em có thể tham khảo thêm: Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến, Phân tích nét độc đáo, mới mẻ của hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến, Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Việt Bắc, Chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích nét độc đáo, mới mẻ của hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích bài thơ để chứng minh: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong Tây Tiến
Phân tích khổ 2 Tây Tiến của Quang Dũng hay, ngắn gọn tuyển chọn
Phân tích từ Hoa trong bài Tây Tiến
Từ khoá liên quan:

Phan tich thanh ngu Thi trung huu hoa qua bai tho tay tien

, but phap thi trung huu hoa trong bai tho tay tien cua quang dung, chat nhac va chat hoa trong bai tho tay tien cua quang dung,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới