Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Các em hãy cùng tham khảo Bài văn mẫu phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để tìm hiểu về vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân: chăm chỉ, chất phác trong lao động sản xuất, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh bảo vệ hòa bình, tự do.

Đề bài: Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2

phan tich hinh tuong nguoi nong dan nghia si trong bai van te nghia si can giuoc

Tuyển tập những bài văn phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay, đặc sắc

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, mạch lạc, thu hút người đọc
 

1. Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,  mẫu số 1:

Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng là một nhà thơ lớn của dân tộc. Cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh và trắc trở song luôn sống và cống hiến hết mình với Tổ quốc, với nhân dân. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng giàu giá trị hướng tới đạo lí làm người như truyện Lục Vân Tiên, Dương Hà -Từ Mậu. Đồng thời, có nhiều tác phẩm cổ vũ lòng yêu nước, ý chí đánh giặc ngoại xâm như Chạy Giăc, thơ điếu Trương Định. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng là một tác phẩm đầy thành công của ông, bài văn tế đã dựng lên hình tượng những người nông dân đầy cao đẹp và khơi gợi nhiều cảm xúc trong lòng mỗi thế hệ.

Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên bài văn tế theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang. Khi thực dân Pháp tiến đánh Gia Định, xuống đánh Cần Giuộc, các nghĩa sĩ là những người nông dân Cần Giuộc tự vũ trang đánh vào đồn bốt của địch khiến hàng chục người thiệt mạng. Bài văn tế được viết để tỏ lòng xót thương, ai điếu trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ.

Người nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người nông dân, vốn nghèo khó, quanh năm một nắng hai sương:

"Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn,
Toan lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ"

phan tich hinh tuong nguoi nghia si nong dan trong van te nghia si can giuoc

Bài văn Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tháng ngày chịu thương, chịu khó, lặng lẽ làm ăn, gắn bó với mảnh đất ruộng đồng quanh năm. Lo toan trăm bề mà vẫn nghèo khó. Đó là những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân chân lấm tay bùn. Một thái độ thiết tha, yêu thương và trân trọng những người nông dân khi Nguyễn Đình Chiểu viết về họ. Gắn bó với cỏ cây ruộng đồng, người nông dân vốn chỉ quen với việc cuốc cày, với những dụng cụ thô sơ. Vũ khí súng đạn, giáo mác vốn là điều hoàn toàn xa lạ.

"Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. "

Giọt mồ hôi ướt đẫm áo, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vậy mà cuộc sống của người nông dân Cần Giuộc vẫn khó khăn, họ sống bình dị, chân chất, thậm chí có phần nghèo nàn thiếu thốn " Ngoài cật một manh áo vải". Tấm áo mỏng manh trên tấm thân gầy guộc của người nông dân gợi nên bao niềm thương cảm, bao nỗi xót xa trong lòng người. Song dù thiếu thốn về vật chất, dù cuộc sống có nghèo đói nhưng họ lại rất giàu có về tinh thần. Đó là tình yêu đất nước, yêu quê hương, Tổ quốc. Tinh thần đó được biểu hết rất đa dạng trên nhiều mặt: lòng căm thù giặc sâu sắc

"Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. "

Là niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong một khối thông nhất. Dù không có điều kiện để tiếp xúc nhiều, nhưng hơn hết trong lòng những người dân vẫn hiểu hết tội ác của bọn giăc. Giữa ta và giặc là hai chiến tuyến, không thể đứng chung trong bầu trời chính nghĩa. Đó là tinh thần đấu tranh, một lòng tự nguyện đứng lên giết giặc. " Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ."

Một tinh thần dũng cảm kiên quyết, mạnh mẽ, dứt khoát, không hề nao núng, lo sợ. Coi cái chết nhẹ như không, chẳng màng tính toán. Tác giả đã dựng lên một bức tranh đầy anh dũng của những người nông dân chiến đấu hiên ngang mà đầy oanh liệt.

"Ôi, ôi thôi, ôi thôi!" . Nỗi buồn đau và thương tiếc lan toả trong từng dòng chữ. Bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu những khó khăn mà người nghĩa sĩ phải trải qua.
" Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ."

Đó là nỗi đau muôn ngàn, muôn vạn chẳng gì có thể thấy thế được. Song vượt lên tất thảy, họ vẫn đầy anh hùng bằng chính tinh thần thép của những người nghĩa sĩ nông dân.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ là tiếng khóc đau thương cho những con người với nhân cách cao đẹp, khóc cho quê hương đất nước mất mát những điều quá lớn lao. Đồng thời, dựng lên bức tượng đài sừng sững của những người nông dân nghĩa sĩ, những người anh hùng thầm lặng chẳng tên tuổi nhưng được nhớ thương đời đời.

----------------- HẾT BÀI 1 ----------------

Sau khi tìm hiểu bài văn Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để ôn tập, hoàn thành tốt các bài văn phân tích trên lớp, các em cần tìm hiểu bài phân tích Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc, Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Quan niệm về người anh hùng trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc,....


2. Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, mẫu số 2:

Độc lập, tự do, hạnh phúc là những nhu cầu thiết yếu của mỗi một quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, mồ hôi, xương máu của bao anh hùng đã đổ xuống để có một đất nước yên bình như hiện nay. Công lao của các chiến sĩ luôn được ghi nhớ qua các tượng đài, các ngày tưởng niệm, hơn thế nữa còn được ghi vào sổ sách để ca ngợi chiến công của các anh. Nguyễn Đình Chiểu chính là một trong những nhà văn đã dùng tài năng và tâm huyết của mình để nói lên công lao của những người chiến sĩ. Bài văn tế “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của ông được viết vào những ngày tháng đầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để nhớ ơn công lao của các chiến sĩ nông dân. Qua tác phẩm, ta có thể thấy được hình tượng những người chiến sĩ ấy bi hùng như thế nào.

Tiếng súng giặc vang lên, những người nông dân chiến sĩ đều đứng lên bảo vệ Tổ quốc:

“Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ…”

Mở đầu bài văn tế, tác giả cũng phải thốt lên “hỡi ôi!” - một câu cảm thán, nó là một sự căm thù với giặc và cũng là một lòng cảm thán đối với dân. Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối để làm nổi bật lên ý chí của những người nông dân. “Súng giặc”, “lòng dân” hai thứ mâu thuẫn với nhau, nó mở ra một trận chiến bão táp, sự đối lập giữa thế lực xâm lăng và tấm lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc. “Mười năm công vỡ ruộng” với “một trận nghĩa đánh Tây” càng khẳng định tinh thần của những người chiến sĩ ấy quyết tâm chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương.

Những tưởng những người chiến sĩ ấy là những quân sĩ tinh nhuệ của triều đình, nhưng không, họ đều là những người nông dân áo vải có cuộc sống bình dị:

“Nhớ linh xưa;
Cui cút làm ăn; lo toan nghèo khó..”

bai van phan tich hinh tuong nguoi nong dan trong van te nghia si can giuoc

Hướng dẫn Phân tích hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Những người nông dân áo vải với công việc lao động thường ngày, làm lụng vất vả, chịu thương chịu khó để kiếm miếng cơm manh áo. Họ là những con người sống gắn bó với từng tấc đất ruộng đồng, với xóm làng, họ không phải là những binh lính chuyên nghiệp. Trước khi cầm vũ khí lên đánh giặc, họ nào biết đến chiến trận, tâm hồn giản dị với mọi vật xung quanh mình “chỉ biết ruộng trâu trong làng bộ”, chân tay quen với việc cày việc cuốc. Họ là những người nông dân chất phác, đâu biết tới những vũ khí dành cho chiến tranh, đâu biết cưỡi ngựa, trường nhung, đâu biết khiên, súng, mác… Ấy vậy, khi thực dân Pháp xâm lược, họ đã hóa thân nhanh chóng thành những người lính can trường, đứng lên bảo vệ đất nước.

Nghe tin giặc, người dân căm phẫn nhưng trông chờ đâu được tin gì ở triều đình. Họ đã tự giác ra chiến trận để đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm. Nguyễn Đình Chiểu đã vận dụng một cách khéo léo những từ ngữ miêu tả rất sinh động và chân thực gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Hoàn cảnh chiến đấu ấy, diễn ra thật đối lập. Những người nghĩa sĩ ấy chỉ được trang bị những dụng cụ thô sơ, thiếu thốn “manh áo vải, ngọn tầm vông, dao phay, con cúi..”. Nhưng thứ vũ khí thô sơ ấy không ngăn cản được tinh thần của họ. Bọn giặc đã khiến cho những người nông dân hiền lành ấy muốn “ăn gan”, “cắn cổ” bọn cướp nước. Hình tượng những người binh sĩ ấy càng được tô đậm hơn khi dám đối đầu với vũ khí lợi hại, tối tân của giặc “tàu thiếc, tàu đồng, đạn to, đạn nhỏ….”. Nguyễn Đình Chiểu đã dùng rất nhiều ngôn ngữ góc cạnh kết hợp với động từ mạnh như “đâm ngang, chém ngược, xô, đẩy…” để miêu tả tinh thần chiến đấu của họ. Họ chiến đấu dũng cảm,  anh dũng hy sinh với khí thế hừng hực “khí thế tấn công như vũ bão, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Nghĩa quân ấy đã xả thân vì nghĩa lớn của dân tộc, vì một tương lai của đất nước.

Những người chiến sĩ ấy đã vì dân tộc mà hy sinh, để lại nỗi đau cho người thân, mẹ già, con thơ. Nguyễn Đình Chiểu cũng như người thân, nhân dân đau đớn trước sự hy sinh. Tiếng khóc của họ bi mà không lụy vì nó tiếp tục ca ngợi công lao của nghĩa sĩ, đồng thời nó thúc giục thế hệ sau tiếp tục sự nghiệp của các anh. Đồ Chiểu đã rất thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh những người nghĩa sĩ hiện lên thật oai phong, lẫm liệt. Giọng văn đều mang âm hưởng bi thương, nhưng lại vô cùng hào hùng để ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” một tác phẩm đặc sắc đã ca ngợi công lao của những người chiến sĩ, nó sẽ mãi là một bài văn chương sống mãi với thời gian. Những nghĩa sĩ Cần Giuộc anh dũng, quả cảm sẽ mãi là một hình tượng đẹp, một tấm gương lớn cho người đời noi theo.
 

---------------------HẾT------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hinh-tuong-nguoi-nong-dan-nghia-si-trong-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc-42105n.aspx
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong số những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi tham khảo, nắm được kiến thức trong bài mẫu Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, các em cần tham khảo thêm các bài mẫu phân tích đoạn văn, đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11 như Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét Thương, Phân tích bài thơ Tự tình 2, Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, phân tích bài thơ chạy giặc,...

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng
Dàn ý Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thế nào khi xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Từ khoá liên quan:

Phan tich hinh tuong nguoi nong dan nghia si trong bai Van te nghia si Can Giuoc

, hinh tuong nguoi nong dan nghia si Can Giuoc, phan tich hinh tuong nguoi nong dan trong van te nghia si Can Giuoc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài diễn văn viếng nghĩa trang liệt sĩ

    Bài phát biểu tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ 27/7

    Bài diễn văn viếng nghĩa trang liệt sĩ là nội dung phát biểu không thể thiếu trong ngày 27/7 hàng năm, ngày mà cả dân tộc tưởng nhớ đến những anh hùng đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong các ngày lễ kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ, bài diễn văn viếng nghĩa trang liệt sĩ được cất lên là những lời tri ân thiêng liêng nhất nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ ghi nhớ công ơn của các anh hùng, thương binh, liệt sỹ.

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách tải Minecraft 1.19 tiếng Việt miễn phí mới nhất 2024

    Minecraft 1.19 hiện đang là phiên bản được rất nhiều game thủ chú ý đến bởi những yếu tố như nâng cấp áo giáp, khiên, Sniffer, và rừng anh đào. Điều này đã thúc đẩy nhiều người đến tải Minecraft 1.19 tiếng Việt và trải nghiệm thế giới vuông kỳ diệu này.