Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược đất nước ta.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bức tượng đài bi tráng về những người nghĩa sĩ nông dân. Bài văn mẫu phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược đất nước ta sẽ giúp các em hiểu hơn về giá trị nội dung này.

Đề bài: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược đất nước ta.

phan tich van te nghia si can giuoc de thay day la buc tuong dai bi trang ve nguoi nong dan nghia si danh phap tu nhung ngay dau chung xam luoc dat nuoc ta

Phân tích bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, đặc sắc, gây ấn tượng cho người chấm

Bài làm:

"Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử" (Tố Hữu)

Thật vậy, để đổi lấy hoà bình cho đất nước, đã có biết bao người phải hi sinh mồ hôi xương máu của mình để đánh đổi. Sự hi sinh của họ vì thế mà trở nên bất tử cùng non sông, vĩnh hằng cùng thời gian. Và những nghĩa sĩ Cần Giuộc là những anh hùng như thế. Có thể nói, tác phẩm " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã xây dựng bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược nước ta.

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" gắn liền với hoàn cảnh đau thương của dân tộc.Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Nam Bộ vô cùng căm phẫn và sục sôi tinh thần chống giặc. Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu, nhiều người nông dân đã tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc. Cuộc khởi nghĩa đã giết được một tên quan hai của Pháp và chi viện nhưng lại bị dập tắt đẫm máu khiến cho 20 nghĩa sĩ hi sinh. Bài văn tế được đọc trong buổi lễ truy điệu những người nghĩa sĩ và gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Nói tác phẩm đã xây dựng tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ là bởi "bi" là bi ai, là buồn, còn tráng được hiểu là hùng tráng, tráng ca, thể hiện vẻ đẹp lý tưởng. Bi tráng vừa có tính chất bi ai, vừa có tính chất hùng tráng hay nói cách khác người nghĩa sĩ Cần Giuộc vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc.

Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ toát lên từ việc quyết tâm tham gia chiến đấu vì căm thù giặc sâu sắc. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi vẻ đẹp của những người anh hùng áo vải ấy: "Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ". Câu văn là lời bày tỏ ấn tượng khái quát về hai quãng đời của người nông dân, họ hi sinh cuộc sống bình lặng để đổi lấy thời gian làm nghĩa sĩ ngắn ngủi mà danh tiếng vang dội. Họ vốn xuất thân là những người nông dân quanh năm ngày tháng chỉ biết "cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó", lạ lẫm với những công việc của người lính. Ấy thế mà, khi lòng căm thù giặc ngày càng sâu sắc, họ không chỉ "trông tin quan như trời hạn trông mưa", "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ" mà còn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ còn toát lên từ khí thế tham gia chiến đấu hùng tráng của họ. Họ hầu như không chuẩn bị gì khi vào trận: Không được chuẩn bị kiến thức về quân sự, không được trang bị vũ khí tối thiểu như dao tu, nón gõ, bao tấu, bầu ngòi,...họ vào trận với manh áo vải làm đồng và những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống lao động ấy như ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay,...Những trang bị ấy hoàn toàn đối lập với những vũ khí hiện đại, tối tân của kẻ thù. Vậy mà, họ ra trận với tất cả tinh thần dũng cảm mà họ có, lòng căm thù giặc chất lên ngùn ngụt là động lực giúp họ chiến đấu anh hùng: "Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ", "Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có". Họ tham gia trận công đồn với những hành động dứt khoát, mạnh mẽ: "đốt". "chém", "đạp rào", "xô cửa xông vào", "đâm ngang chém ngược",...Với vũ khí thô sơ nhưng tất cả những người nghĩa sĩ đã làm nên chiến công to lớn, khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ: "mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ".

Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ toát lên qua vẻ hùng dũng khi chiến đấu, mà ngay cả khi họ hi sinh, vẻ đẹp ấy càng ngời sáng hơn bao giờ hết. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống chiến trường trong tư thế người anh hùng hiên ngang: "Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ". Cái chết của họ không thể tránh được niềm đau thương, cả dân tộc đều chìm trong nước mắt: "Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng luỵ nhỏ". Thậm chí, tiếng khóc của người mẹ già, niềm đau đớn của người vợ trẻ, nỗi nhớ thương của con cái được nói đến vô cùng xúc động: "Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ". Vượt lên tất cả, ở họ ta vẫn thấy tinh thần sử thi: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu tây, ở với man di rất khổ", "một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ". Càng thương xót, thấm thía nghịch cảnh của những người nghĩa sĩ bao nhiêu, Nguyễn Đình Chiểu lại càng bảy tỏ thái độ tôn vinh, đề cao công lao của họ bấy nhiêu. Mặc dù họ đã hi sinh nhưng tinh thần dũng cảm của họ vẫn luôn còn mãi, tấm lòng son sắt ấy sẽ trường tồn cùng với thời gian. Lòng trung hiếu của nghĩa sĩ Cần Giuộc bất tử hóa vĩnh viễn: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ bình, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng tượng đài bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. Qua đó, người đọc thấy được thái độ cảm phục, xót thương của nhà thơ đối với họ. Nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy đã hi sinh nhưng tinh thần quả cảm, anh dũng cùng tấm lòng trung hiếu của họ vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn mỗi người Việt Nam chúng ta.

-------------------- HẾT -------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-van-te-nghia-si-can-giuoc-de-thay-day-la-buc-tuong-dai-bi-trang-ve-nguoi-nong-dan-nghia-si-danh-phap-tu-nhung-ngay-dau-chung-xam-luoc-dat-nuoc-ta-44351n.aspx
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm nổi bật trong chương trình ngữ văn lớp 11. Ngoài việc tìm đọc bài văn mẫu Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để thấy đây là bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp từ những ngày đầu chúng xâm lược đất nước ta, các em học sinh và giáo viên có thê tham khảo thêm các bài Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Quan niệm về người anh hùng trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Hình ảnh người nông dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, hay cả phần Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên.
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thế nào khi xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm sáng tỏ bài văn là Khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang
Từ khoá liên quan:

phan tich buc tuong dai bi trang ve nguoi nong dan nghia si trong Van te nghia si Can Giuoc

, Phan hinh tuong nguoi nghia si can Giuoc de, phan tich van te nghia si can giuoc de thay day la buc tuong dai bi trang ve nguoi nong dan nghia si danh Phap tu nhung ngay dau chung xam luoc dat nuoc ta,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách chọn quân trong Đế Chế, thiết lập bản đồ AOE

    Nếu bạn đang tìm cách chọn quân trong Đế Chế để tối ưu trải nghiệm chơi, hãy xem ngay những mẹo hay từ Taimienphi nhé.