Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Để khám phá vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng như tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người nghĩa sĩ áo vải, các em hãy cùng chúng tôi Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để tìm hiểu nhé.

Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2

ve dep cua hinh tuong nguoi nong dan trong van te nghia si can giuoc

Văn mẫu phân tích Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc


1. Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, mẫu số 1:

Vẻ đẹp của người nông dân từ lâu đã đi vào ca dao, dân ca và văn học. Vẻ đẹp ấy được khai thác trên nhiều bình diện khác nhau. Đến với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta bắt gặp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân đầy hùng tráng, anh dũng. Đó là hình tượng hết sức cao đẹp, khơi gợi tình yêu và sức mạnh đấu tranh cho muôn đời.

Người nông dân Cần Giuộc chịu nhiều vất vả, khó nhọc, ngày đêm cặm cụi bên đồng ruộng. Trông trời yên bể lặng cho vụ mùa xanh tốt. Quanh năm chịu khó làm ăn, họ sống thật thà lương thiện. Dù có nghèo nàn thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn mang tinh thần của lòng nhiệt thành và sôi nổi. Chính điều đó đã giúp họ có bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Vươn dậy, tự nguyện đứng lên đấu tranh bằng lòng yêu nước vô hạn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Giặc đến thì đánh, chẳng đợi chiếu vua ban, hay chạy trốn lấy người, họ anh dũng chiến đấu kiên cường bằng tinh thần bất khuất, kiên trung. Vũ khí chiến đấu thô sơ, manh áo mỏng thay cho áo giắp sắt trên chiến trận, vậy mà vẫn sẵn sàng đương đầu với những thách thức trước súng đạn, giáo mác của quân giặc. không gươm đao, búa lớn nhưng bằng nỗi căm hờn tội ác của đich, bằng tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" họ đã xông vào chiến trận như vũ bão, chẳng màng đến cái chết. Sự bản lĩnh, can trường nơi đầu sóng ngọn gió, nơi mà cái chết có thể đến trong gang tấc mà những người lính áo vải vẫn đầy hiên ngang trong chiến trận khóc liệt. Họ đã chiến đấu với tinh thần "thà chết vinh còn hơn sống nhục" không chịu khuất phục, quỳ gối đầu hàng. Họ đã cống hiến hết sức mình cho hai tiếng Tổ quốc thân yêu.

van mau phan tich ve dep hinh tuong nguoi nong dan trong van te nghia si can giuoc

Bài văn Phân tích vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cuộc chiến nào mà chẳng có hi sinh, mất mát.

"Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ."

Dù chịu nhiều tổn thất, khi mà bao nhiêu người phải chịu cảnh goá phụ, bao nhiêu trẻ phải chịu cảnh không cha. Nhưng rõ ràng, vì nghĩa lớn họ đã vững vàng vượt qua và chấp nhận. Trong tay giặc là những vũ khí hiện đại trái ngược với quân ta công cụ chiến đấu thô sơ nhưng ta đã dành được đầy rẫy những chiến công. Những người nông dân Cần Giuộc đã anh dũng hi sinh trong chiến trận, ra đi họ vẫn con lo cho nhân dân, cho đất nước, họ vẫn tiếp tục chiến đấu cho quê hương:

" Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó"

Hình tượng những người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã thôi thúc trong lòng mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng em về lòng yêu quê hương đất nước. Tinh thần và ý thức công dân, sẵn sàng đứng lên mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, là những người trẻ nhiệt huyết và bản lĩnh, vững vàng đấu tranh cho những điều đẹp đẽ của dân tộc. Đó là một hình tượng những người nghĩa sĩ đầy cao đẹp, xứng đáng là tượng đài bất hủ mãi ngàn năm.

------------------- HẾT BÀI 1 -------------------

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài thơ nổi bật trong chương trình ngữ văn lớp 11. Bên cạnh việc tham khảo bài văn mẫu phân tích Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để hiểu rõ hơn về tác giả, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, các em có thể tìm hiểu thêm bài viết Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...


2. Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,  mẫu số 2:

Nguyễn Đình Chiểu – nhà văn suốt đời mình dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu cho chính nghĩa, đạo lí và độc lập dân tộc. Những trang viết của Đồ Chiểu bao giờ cũng thấp thoáng tấm lòng yêu nước, thương dân và lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa. Và có thể nói “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong số những minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời đại bi thương mà vĩ đại của dân tộc. Và đặc biệt, bài văn tế đã dựng nên bức tượng đài lịch sử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

Trước hết, người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc mang vẻ đẹp bình dị, chân chất bởi họ xuất thân.

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới tường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập măc, tập cờ, mắt chưa từng ngó”

Với những câu văn biền ngẫu nêu trên, cùng với nghệ thuật tương phản “vốn quen” – “chưa từng ngó” đã giúp chúng ta thấy rõ hoàn cảnh sống, nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ. Họ chỉ là những người nông dân bình thường, sống cuộc sống bình dị, “cui cút”, chăm lo làm ăn, nghèo khó, lam lũ và vất vả. Và chính hoàn cảnh, chính tình yêu tổ quốc đã thôi thúc họ, đưa họ trở thành những người nghĩa sĩ.

hinh tuong nguoi nong dan trong van te nghia sĩ can giuoc

Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đồng thời, người nông dân nghĩa sĩ còn là những người có lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Những người nông dẫn nghĩa sĩ ấy vốn quen với mảnh vườn, con trâu, ấy vậy mà khi giặc xâm lược đến, những con người ấy mang hết thảy lòng yêu nước, căm thù giặc lên đường chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu, hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kính, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”

Với việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh “ăn gan”, “cắn cổ” và “đâu dung lũ treo dê bán chó”, “ra sức đoạn kình”, “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi” tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả một cách sâu sắc lòng yêu nước căm thù giặc của những người nông dân nghĩa sĩ. Chỉ khi mang trong mình tính yêu nước và  lòng căm thù giặc sâu sắc, những người chiến sĩ ấy mới đủ dũng cảm để bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách ấy.

Thêm vào đó, những người nông dân nghĩa sĩ còn hiện lên với vẻ đẹp anh dũng trong chiến đấu và sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, họ là tượng đài bất tử, bi tráng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Những người nông dân ấy vốn không phải là lính diễn bính nhưng vì “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, họ đã dấn thân vào con đường chinh chiến, đấu tranh. Trang bị của họ ra trận chỉ là những vật giản dị, bình thường “một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nài sắm dao tu, nón gõ”, “hoa mai đốt bằng rơm con cúi”, “gươm đeo bằng lưỡi dao phay” ấy vậy mà họ đã chiến đấu anh dũng và giành được thật nhiều chiến công. Với việc sử dụng hàng loạt động mạnh “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược” đã diễn tả một cách sâu sắc khí thế, sức mạnh, quyết tâm của những người nông dân. Và chỉ với những vật dụng thô sơ những với bằng tất cả sức mạnh của mình những người nông dân đã giành được những chiến công vang dội “đốt xong nhà dạy đạo”, “chét rớt đầu quan hai nọ”, “làm cho mã tà ma ní hồn kinh”. Và để rồi cuối cùng, chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại và họ trở thành tượng đài bất tử cho lòng yêu nước, cho tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc.

Tóm lại, bài văn tế đã xây dựng nên một tượng đài bằng ngôn ngữ về vẻ đẹp của những người nông dân nghãi sĩ Cần Giuộc – bình dị trong cách xuất thân nhưng lại kiên cường, anh dũng trong chiến đấu và sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. 

------------------- HẾT --------------------

Trên đây là dàn ý, văn mẫu phân tích  vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết. Ngoài ra, để học tốt Ngữ văn lớp 11 còn phổ biến với rất nhiều bài thơ, bài văn hay, đặc sắc khác như: Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét ThươngBình giảng bài thơ Chạy giặc, Nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cátPhân tích hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương,... Các em học sinh có thể sử dụng những bài văn mẫu này làm tài liệu ôn tập bổ ích, phục vụ tốt cho việc viết bài làm văn trên lớp của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ve-dep-cua-hinh-tuong-nguoi-nong-dan-trong-van-te-nghia-si-can-giuoc-42117n.aspx
 

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một tượng đài nghệ thuật về người anh hùng nông dân
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thế nào khi xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Từ khoá liên quan:

hinh tuong nguoi nong dan trong van te nghia si

, Dan y ve dep hinh tuong nguoi nong dan trong Van te nghia si Can Giuoc, phan tich ve dep cua hinh tuong nguoi nong dan nghia si trong bai Van te nghi si Can Giuoc,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Hình ảnh chào tháng 12 làm STT đăng trên Facebook, Zalo

    Đừng ngần ngại đăng những hình ảnh chào tháng 12 đẹp kèm STT để chào đón tháng cuối cùng của năm và kết nối với những người bạn đang tìm kiếm sự đồng