Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm đặc sắc do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, bày tỏ niềm thương tiếc, nỗi bi ai với những người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ anh dũng, sẵn sàng hi sinh bản thân chống giặc, cứu nước. Để có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, các em cần tham khảo bài tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn, cô đọng dưới đây.

Đề bài: Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc

Mục Lục bài viết:
1. Bài tóm tắt số 1
2. Bài tóm tắt số 2
3. Bài tóm tắt số 3
4. Bài tóm tắt số 4
5. Bài tóm tắt số 5

tom tat bai van te nghia si can giuoc

2 bài mẫu Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn, súc tích
 

1. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, mẫu số 1:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện "ruộng trâu ở trong làng bộ" nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.

 

2. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, mẫu số 2:

"Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc" là văn tế viết theo thể phú Đường Luật để tóm tắt cần đọc kĩ để hiểu nội dung. Đây là các ý tóm tắt nội dung của bài:
- Kẻ thù vũ khí tối tân, hiện đại còn người dân chỉ có lòng yêu nước.
- Mười năm vỡ ruộng ko ai biết đến một trận đánh tây tiếng vang như mõ.
- Xa với việc binh đao nhưng khi giặc pháp chiếm trở thành người nghĩa sĩ.
- Ban đầu lo sợ, căm ghét giặc nhưng chỉ biết chờ đợi triều đình.
- Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước.
- Anh dũng đứng dậy đấu tranh.
- Nỗi tiếc thương vô hạn không chỉ của lòng người mà còn của cỏ cây hoa lá đối với người nghĩa sĩ.
- Niềm cảm phục trước quan niệm cao đẹp "sống vinh còn hơn chết nhục".
- Ca ngợi khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ trong lòng dân.


3. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, mẫu số 3:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn tế những những nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng chiến đấu, hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Bài văn tế kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.


4. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, mẫu số 4:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công lao của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.


5. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, mẫu số 5:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: là bài văn tế những người nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú Đường luật gồm bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.
- Phần 1: Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. Đất nước bị xâm lăng trong cái dữ dội, ác liệt. Súng giặc đã rền khắp núi sông. Trước sự làm ngơ của triều đình nhà Nguyễn đã đặt người nông dân vào thử thách lịch sử, một khung cảnh bão táp của thời đại, vận nước là thước đo lòng người, những biến cố chính trị lớn lao. Người nghĩa sĩ không coi trọng chuyện được mất, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.
- Phần 2: Thích thực (từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ): kể về nguồn gốc, phẩm hạnh, công đức của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ là những người nông dân 100% mộc mạc, chất phác sau lũy tre làng nhưng suốt đời vẫn nghèo khó. Họ cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, quen việc quốc, cày, bừa, cấy và hoàn toàn xa lạ với việc nhà binh: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ… Mặc dù khi vào trận đánh họ có nhiều thiếu thốn nhưng họ tự nguyện đứng lên kiên quyết xông pha vào mặt trận: “nào đợi ai đòi ai bắt”, “ra sức đoạn kình”, “ra tay bộ hổ” và giành được nhiều thắng lợi.
- Phần 3: Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ. Đó là tiếng khóc quặn lòng cho một thời đại bi thương: Già trẻ trai gái Trường Bình khóc,chùa Tông Thạnh khóc, cây cỏ khóc, sông Cần Giuộc khóc, tác giả khóc. Đó cũng là tiếng khóc thể hiện niềm tự hào.
- Phần 4: Khốc tận (Kết) đoạn còn lại: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. Tác giả đề cao quan niệm cao đẹp: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân, họ ra trận không cần công danh, bổng lộc, gượng ép mà chỉ vì một điều rất đơn giản là lòng yêu nước, thương dân.

------------------- Hết -------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/tom-tat-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc-39881n.aspx
Cùng với việc tham khảo 2 bài tóm tắt tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở trên, danh sách các bài văn hay lớp 11 còn rất nhiều các bài văn mẫu hay, nổi bật, tốt cho việc ôn tập kiến thức bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của các em học sinh như phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tác giả, tác phẩm,...

Tác giả: Hoàng Bách     (3.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Hình ảnh người nông dân đánh giặc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, phần tác phẩm
Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.
Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước
Từ khoá liên quan:

Tom tat bai Van te nghia si Can giuoc

, tom tat Van te nghia si Can Giuoc ngan nhat, tom tat tac pham Van te nghia si Can Giuoc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Tóm tắt bài Vượt Thác

    Hướng dẫn soạn văn lớp 6

    Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc tóm tắt bài vượt thác của nhà văn Võ Quảng, phục vụ cho việc tìm hiểu khái quát nội dung tư tưởng tác phẩm, chúng tôi giới thiệu đến các em cách tóm tắt khá ngắn gọn, dễ hiểu để các em tham khảo.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Viết 4 - 5 câu về tình cảm với bạn bè

    Chúng ta ai cũng có cho mình những người bạn thân thiết. Hãy cùng tập cách kể, giới thiệu về người thân của mình qua bài Viết 4 - 5 câu về tình cảm