Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt

Thông qua việc phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, các em sẽ thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong tâm trạng cũng như sự nhận thức của anh Tràng, bà cụ Tứ trước và sau khi anh cso vợ.

Đề bài: Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich hinh anh gia dinh khi co nguoi vo nhat trong truyen vo nhat

Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt


I. Dàn ý Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt

1. Mở bài

Hình ảnh gia đình tuy nghèo khó nhưng ấm áp tình người được tái hiện đầy xúc động qua ngòi bút tài năng của Kim Lân qua tác phẩm "Vợ nhặt".

2. Thân bài

+ Bỗng dưng được trở thành chồng, tâm hồn Tràng vui hẳn lên khi lấy được vợ
+ Thị- một người đàn bà không mấy đẹp đẽ lại có phần vô duyên, thị chấp nhận theo Tràng như một lời thách thức cho số phận mình
-> Tình thương giữa hai con người nghèo khổ, lòng nhân ái, rộng mở đã gắn kết họ lại với nhau.
+ Niềm trân quý hạnh phúc gia đình cùng lòng hiếu thảo được thể hiện rất rõ qua từng diễn biến tâm lý và từng hành động của Tràng...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt ở đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt

Vợ Nhặt là tác phẩm thành công nhất của Kim Lân, góp phần rất lớn trong sự phát triển của nền văn học nước nhà. Tác phẩm có nhiều giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua việc khắc hoạ các tình huống, chi tiết truyện tiêu biểu. Đặc biệt, hình ảnh gia đình tuy nghèo khó nhưng ấm áp tình người được tái hiện đầy xúc động quá ngòi bút tài năng của ông.

Tràng, một người khù khờ, xấu xí, có phần ngờ nghệch lại có vợ chỉ với một câu chọc ghẹo và mấy bát bánh đúc. Bỗng dưng được trở thành chồng tâm hồn Tràng vui hẳn lên, có nét gì đó hớn hở, rạng rỡ vô cùng. Khi có thị, dường như những tăm tối hàng ngày được xua tan đi trong lòng hắn, với Tràng bây giờ là tình nghĩa với người đàn bà đã tự nguyện theo mình về chung sống. Thị- một người đàn bà không mấy đẹp đẽ lại có phần vô duyên, thị chấp nhận theo Tràng như một lời thách thức cho số phận mình vậy. Nhưng trong cảnh đói túng nhiều lúc ấy, có lẽ sự lựa chọn theo Tràng lúc này lại là cứu vớt cho sự khốn cùng của nàng. Thị bằng lòng theo Tràng, Tràng chấp nhận Thị trong niềm vui, niềm hạnh phúc, đó là một tình yêu không quá đẹp, lãng mạn mà chứa chan sự xót xa, đắng cay. Nhưng hơn hết, tình thương giữa hai con người nghèo khổ, lòng nhân ái, rộng mở đã gắn kết họ lại với nhau, trở thành vợ chồng- hai tiếng ấy thật thiêng liêng nhưng cũng đầy trách nhiệm trong cuộc đời mỗi người, không phải của riêng ai. Kể từ đây, Trang và thị phải cùng nhau cố gắng để vượt qua tất thảy những khó khăn, chông chênh phía trước. Đưa vợ về ra mắt mẹ trong ngôi nhà lụp xụp, nghèo nàn, chắc hẳn lòng Tràng cũng đầy tâm trạng. Hắn ghé chợ mua ít dầu như thứ ánh sáng thắp lên sự tăm tối, bần cùng ấy. Vừa bước vào nhà, Tràng đã lật đật dọn dẹp cho căn nhà được gọn gàng hơn. Tràng mong mẹ về để ra mặt "vợ mình", đó là niềm háo hức cũng là nỗi lo lắng trong Tràng. Hắn vừa lo sợ rằng người vợ ấy sẽ bỏ về khi đợi quá lâu lại vừa trông chờ vào quyết định từ người mẹ đáng kính của mình. Niềm trân quý hạnh phúc gia đình cùng lòng hiếu thảo được thể hiện rất rõ qua từng diễn biến tâm lý và từng hành động của Tràng. Còn Thị, một người vốn đanh đá lúc đứng trước "mẹ chồng tương lai"trong ngày "ra mắt "đầy "trịnh trọng" ấy lại có gì đó khép nép, lo sợ, ngồi bên chồng một cách đầy tình tứ, trông hiền hậu vô cùng. Phải chăng trong lòng thị đang có sự thay đổi lớn. Còn bà cụ Tứ, một người mẹ với tình thương bao la dành cho con mình, tình mẫu tử bền chặt thiêng liêng ấy, hơn ai hết bà thương còn vô ngần. Bà nhận tin con có vợ trong nỗi vui mừng cũng đầy chua xót, mừng tủi. Mừng vì thằng con ngờ nghệch của mình cuối cùng cũng có vợ, có hạnh phúc cho riêng mình, tủi vì trong cảnh đói khát thế này không biết có thể nuôi nổi nhau để vượt qua không. Bằng kinh nghiệm từng trải của mình, bà hiểu rằng cuộc sống khi lập gia đình sẽ đầy rẫy những khó khăn, thay đổi, thách thức mới, đặc biệt là giữa cơn hoạn nạn lúc này, thật khổ cực biết bao. Bà cụ Tứ cũng như bao người mẹ khác đầy bao dung và đầy trách nhiệm với con mình, những giọt nước mắt chảy ròng với nỗi lo lắng khôn nguôi khiến ta không khỏi nghẹn ngào, xúc động. Song, dù vậy, bà vẫn động viên, an ủi các con mình bằng những lời lẽ đầy chân tình, thấu đáo để con được an lòng.

Sáng ngày hôm sau ngày có vợ, khi chính thức trở thành người một nhà, Tràng phấn chấn hẳn lên. Hắn nghĩ về trách nhiệm của một người chồng một người trụ cột của gia đình thì phải có trách nhiệm lo cho vợ, cho con mình. Tràng muốn tu sửa lại căn nhà của mình bấy lâu như một niềm mong ước cho tương lai tươi sáng. Với Thị lúc này nàng như một người phụ nữ đảm đang, thị quét dọn nhà cửa, vâng lời mẹ, ra dáng một đứa con dâu ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết chăm lo, thu vén cho gia đình nhỏ. Bà cụ Tứ trong buổi sáng đầu tiên ấy cũng xăm xăm dọn dẹp khu vườn sạch sẽ rồi sửa soạn cho bữa cơm gia đình, dường như người mẹ tuyệt vời ấy cũng đang vun đắp cho hạnh phúc của các con mình. Bữa cơm đầu tiên của cả nhà anh cu Tràng là nồi cháo cám chứa chan tình người, dù trong đói khổ, ta vẫn thấy những hạnh phúc đời thường, những khung cảnh ấm áp của gia đình hiện lên. Bữa cơm gia đình không có gì là cao sang, giàu có, mà thấm đẫm vị đắng chát của cuộc đời để lại những tầng ý nghĩa sâu xa. Ánh mắt niềm vui của người mẹ, những câu chuyện nhỏ về mai này như xua tan đi những muộn phiền trước mắt mà họ phải đối mặt. Trong tâm hồn Tràng lúc này là hình ảnh đoàn người phá kho thóc Nhật như một niềm tin vào chặng đường phía trước, niềm tin vào ngày giải phóng trong niềm vui trọn vẹn nhất, đó là sự ấm no của gia đình, của muôn người Việt.

Gia đình luôn là điều ấm áp và là gốc tin yêu mà mỗi người có được. Dẫu trong khó khăn, đau thương thì gia đình là nơi xoa dịu và nâng đỡ tâm hồn mỗi người. Thông qua cảnh gia đình Tràng trong truyện ngắn, Kim Lân đã không chỉ thể hiện sự cảm thông sâu sắc của mình dành cho những người nghèo khổ, tố cáo tội ác tàn nhẫn của bọn phát xít mà qua đó còn nhắn nhủ ta về trân trọng hạnh phúc, tình cảm gia đình, thêm yêu quý kính yêu những người bên cạnh ta.

--------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hinh-anh-gia-dinh-khi-co-nguoi-vo-nhat-trong-truyen-vo-nhat-47499n.aspx
Cùng với việc tham khảo dàn ý, bài văn mẫu Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt, các em sẽ nắm được cách làm, lập dàn ý chi tiết và làm tốt hơn các đề văn yêu cầu phân tích tác phẩm vợ nhặt sau này. Bên cạnh đề văn trên, các em cũng cần tham khảo cách phân tích các bài văn, bài thơ hay, đặc sắc như Phân tích bài thơ Tây Tiến, phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, hay Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt, Nhân vật Tràng
Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Từ khoá liên quan:

Phan tich hinh anh gia dinh khi co nguoi vo nhat trong truyen Vo nhat

, phan tich hinh anh gia dinh co nguoi vo nhat trong truyen vo nhat cua kim lan,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới