Phân tích Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế. Qua bài Phân tích Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh các em sẽ được khám phá về nguồn gốc, đặc điểm cũng như giá trị của ca Huế- âm nhạc thanh lịch, tao nhã của xứ Huế mộng mơ.

Đề bài: Phân tích Ca Huế trên sông Hương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich ca hue tren song huong

Phân tích Ca Huế trên sông Hương
 

I. Dàn ý Phân tích Ca Huế trên sông Hương (Chuẩn)
 

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm Ca Huế trên sông Hương.
- Nội dung tác phẩm


2. Thân bài

a. Xứ Huế là nơi nổi tiếng với những điệu hò
- Hò xuất hiện trong cuộc sống, gắn bó và ăn sâu vào tiềm thức con người
- Có rất nhiều điệu hò khác nhau, gửi gắm tâm tư tình cảm

b. Hình thức sinh hoạt ca Huế trên sông Hương
- Nguồn gốc của ca Huế
+ Ca Huế là sự kết hợp giữa nhạc dân gian và cung đình
+ Mang âm hưởng độc đáo, dấu ấn riêng

- Cách thức biểu diễn ca Huế
+ Nhiều loại nhạc cụ dân tộc truyền thống được sử dụng
+ Sự khéo léo của nhạc công
+ Sự tài hoa của những ca công

- Cách thưởng thức ca Huế trên sông Hương
+ Thời gian: Khi màn đêm buông xuống
+ Không gian: Trên chiếc thuyền rồng trôi trên sông Hương
+ Tâm hồn thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của ca Huế

- Đánh giá nghệ thuật tác phẩm


3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm và liên hệ


II. Bài văn mẫu Phân tích Ca Huế trên sông Hương (Chuẩn)

Việt Nam là quê hương của rất nhiều nét đẹp văn hóa, nghệ thuật. Những nét đẹp độc đáo đó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Tiêu biểu là văn bản "Ca Huế trên sông hương" của Hà Ánh Minh. Qua văn bản, tác giả đã ngợi ca nét đẹp văn hóa nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn của xứ Huế mộng mơ. Đồng thời cũng là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Với những nét đặc trưng của văn bản nhật dụng, "Ca Huế trên sông Hương" đã giới thiệu chi tiết nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn thưởng thức. Cũng như khẳng định những giá trị văn hóa tinh thần của ca Huế. Ngợi ca nét đẹp cần bảo tồn và phát triển của mảnh đất cố đô xinh đẹp.

Mở đầu tác phẩm, Hà Ánh Minh khéo léo gợi nhắc về sự khởi nguồn của những điệu hò xứ Huế: "Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm". Chẳng biết tự bao giờ, hò đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc của người Huế. Nó ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê để thể hiện sự đa dạng phong phú của những điệu hò. Không chỉ có một hai điệu, chèo ở Huế có vô vàn điệu khác nhau: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,... Mỗi điệu hò lại mang một suy nghĩ, chứa đựng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Dù ngắn dù dài luôn gửi gắm trọn vẹn tình ý của người hát, tha thiết, lay động tâm hồn. Để rồi từ đó, tác giả đi vào giới thiệu hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế trên sông Hương. Dưới ngòi bút tài hoa và tình yêu dành cho ca Huế, người đọc như được sống trong sự êm ái, sâu lắng của âm nhạc xứ Huế, chân thực đến lạ thường.

Trước tiên, vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc, tác giả lí giải nguồn gốc của ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.

Làm rõ sự khởi nguồn của Ca Huế, Hồ Minh Ánh tiếp tục đem tới cho người đọc cái nhìn vô cùng cụ thể về cách thức biểu diễn loại hình nghệ thuật độc đáo này. Khung cảnh ấy hiện lên thật tự nhiên và chân thực. Không phải ban ngày náo nhiệt, không phải nơi phòng kín bày biện phong cách cổ xưa. Địa điểm và thời gian thưởng thức ca Huế cực kỳ mới lạ. Đó là khi màn đêm buông xuống, "Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục". Người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Từng câu từng chữ, từng lớp từng lang, lần lượt gợi lên cho chúng ta bức tranh hoàn chỉnh về cách thức biểu diễn, công cụ biểu diễn. Cũng như cảm xúc, tâm trạng của con người được gửi gắm trọn vẹn qua từng câu hát, từng làn điệu.

Nhạc cụ biểu diễn ca Huế rất phong phú. Bao gồm nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Phụ trợ thêm còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tinh hoa dân tộc. m điệu tạo thành từ nhạc cụ hòa cùng sự khéo léo, tài hoa của các nhạc công tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghe về những điệu hồ có một không hai.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự góp mặt của những ca công. Họ là những người trẻ tuổi, khoác lên mình trang phục truyền thống, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Họ sử dụng những ngón tay khéo léo, chau chuốt mượt mà đàn: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,... cùng nhau tạo nên những âm điệu say đắm lòng người. Trong không gian yên tĩnh về đêm, những âm thanh tạo ra nhờ những người tài hoa nghệ sĩ đan quyện vào nhau, du dương, trầm bổng, lay động tới tận linh hồn mỗi con người.

Và để thưởng thức trọn vẹn cái đẹp của ca Huế, việc lựa chọn khung cảnh là vô cùng trọng yếu. Như Hà Minh Ánh nói, nơi thưởng thức ca Huế phải là con thuyền rồng lênh đênh trôi nổi giữa dòng sông Hương thơ mộng. Khi màn đêm đã buông và ánh trăng bàng bạc bao phủ khắp nơi, lung linh huyền bí như chốn bồng lai tiên cảnh. Vừa cổ kính, nghiêm trang vừa hòa hợp với thiên nhiên tươi đẹp. Tâm hồn người nghe cũng bỗng chốc được gột rửa, thanh tịnh, trong sạch, không vướng bận, không lo âu. Từ đó mới cảm nhận được trọn vẹn những gì tinh túy, giá trị nhất của ca Huế. Cảm nhận được trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.

Có thể nói, bài viết là sự kết hợp thành công những đặc sắc của nghệ thuật bút kí với nghị luận, miêu tả và biểu cảm. Ngôn từ mượt mà, giản dị mà giàu tình cảm. Đặc biệt, việc sử dụng thành công và khéo léo biện pháp liệt kê, tác giả đã đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết về nét đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Qua đó, không chỉ giới thiệu về ca Huế trên sông Hương, tác giả còn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Huế thể hiện trong mỗi câu ca, lời hát, gửi gắm tình yêu tha thiết của mình dành cho văn hóa nghệ thuật, dành cho ca Huế và con người Huế.

Một bài viết ngắn gọn, súc tích nhưng ẩn chứa nhiều giá trị sâu sắc. Nhờ đó, những người vốn chưa một lần đặt chân đến xứ Huế mộng mơ lại như được sống trong không gian ngân nga những làn điệu dân ca trữ tình đằm thắm. Bất tri bất giác, thêm yêu mảnh đất ấy vô cùng.

--------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-ca-hue-tren-song-huong-55767n.aspx
Ca Huế trên sông Hương là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Hà Ánh Minh, tìm hiểu cụ thể về nội dung, nghệ thuật của văn bản, bên cạnh bài Phân tích Ca Huế trên sông Hương, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Ca Huế trên sông Hương hay Phát biểu cảm nghĩ bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.

Tác giả: Hoài Linh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Phân tích Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Sông Hương
Tả dòng sông Hương
Vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông
Từ khoá liên quan:

Phan tich Ca Hue tren song Huong

, phan tich van ban ca hue tren song huong cua ha anh minh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài giảng Ca Huế trên sông Hương

    Tìm hiểu tác phẩm Ca Huế trên sông Hương

    Bài giảng Ca Huế trên sông Hương sẽ là tài liệu hữu ích giúp các thầy cố có thêm những kiến thức để chuẩn bị một bài giảng đem lại hiệu quả cao, đồng thời, đây cũng là tài liệu giúp các em học sinh tham khảo trước để nân ...

Tin Mới