Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Nếu các em chưa biết cách viết bài văn Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình như thế nào cho ngắn gọn, đầy đủ các ý chính để thuyết phục người đọc, người nghe, vậy em có thể tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây để nắm được cách viết bài văn này cho tốt hơn.

Bài viết liên quan

Đề bài: Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

nghi luan xa hoi hoc de biet hoc de lam hoc de chung song hoc de khang dinh minh

 Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình
 

I. Dàn ý Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu câu nói.

2. Thân bài

a. Giải thích câu nói:
- Học là một quá trình trình tiếp thu kiến thức của con người vừa có yếu tố chủ động vừa bị động, thông qua nhiều nguồn như trong quá trình giảng dạy, qua sách vở, qua kinh nghiệm, kỹ năng của những người đi trước hoặc của chính bản thân trong quá trình thực hành.
- Học có nhiều mục đích, nhưng có lẽ nó tựu chung nhất 4 mục đích theo như quan niệm của tổ chức UNESCO.

* Học để biết:
- Học để nhận thức, để nâng cao trình độ, bắt kịp với sự phát triển của xã hội; mở mang tầm hiểu biết, làm giàu thêm vốn sống, khai mở tâm hồn bằng tri thức và những điều thú vị trong cuộc sống.
- Khiến chúng ta trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, dễ dàng mở rộng mối quan hệ xã hội bằng vốn kiến thức rộng rãi sẵn có.
- Học nhiều biết nhiều, còn khiến con người ta trở nên già dặn, trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nhìn nhận những sự vật, sự việc trong cuộc sống, có lối ứng xử đúng, phù hợp và khéo léo, tạo dựng được những mối quan hệ tốt.

* Học để làm:
- Mục đích "học để làm" chính là biến thể của câu nói "học đi đôi với hành", đó là quá trình mà con người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để tạo ra các giá trị thực bao gồm cả vật chất và tinh thần để phục vụ cho cuộc sống của chính bản thân họ và xã hội.
- Nêu một số ví dụ.
- Việc học cái cốt yếu vẫn là để làm, để tạo ra các giá trị cho xã hội, nếu như học mà không làm thì chỉ là uổng phí, là vô ích, cũng không khiến con người ta phát triển được.

* Học để chung sống:
- Theo chủ nghĩa C.Mác-Lê Nin, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, chính vì vậy để tồn tại một cách hòa đồng, bình đẳng trong cộng đồng to lớn chúng ta cần phải học những kỹ năng cho việc "chung sống" như kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế, khả năng hòa nhập, thích nghi với điều kiện sống, khả năng lắng nghe và trình bày quan điểm cá nhân một cách khéo léo,...
- Để không bị tụt hậu, lạc lõng trở thành người "tối cổ" trong chính xã hội hiện đại bởi sự biệt lập với cộng đồng.

* Học để khẳng định bản thân:
- Đây là mục tiêu mà hầu hết những người tham gia công cuộc học tập đều hướng đến.
- Khẳng định mình thông qua việc "học để chung sống", "học để làm" và "học để biết", khẳng định mình bằng cách đối nhân xử thế, nhân phẩm, cá tinh, bằng kỹ năng thực hành, bằng sự hiểu biết của bản thân trong nhiều lĩnh vực,...
- Chung quy lại mục đích lớn nhất của việc học chính là để tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, để khẳng định vai trò và vị trí của cá nhân trong cộng đồng, để thấy bản thân mình được sống có ích và có ý nghĩa chứ không phải là chỉ tồn tại lay lắt.

b. Bàn luận:
- Mục đích của việc học do tổ chức UNESCO đề xướng hoàn toàn hợp lý, đúng đắn và thể hiện một cách đầy đủ những lý do mà học tập được coi là vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với sự phát triển của nhân loại.
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra của các chương trình giáo dục mà mọi quốc gia, mọi tổ chức đều hướng đến, đảm bảo tính chung nhất của mục đích học tập đối với cư dân trên toàn thế giới.
- Khẳng định tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống của con người, đồng thời cũng khiến mỗi chúng ta nhận thức được những quan điểm lệch lạc, sai lầm trong quá trình học tập. (Tự nêu ví dụ).

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của bản thân.
 

II. Bài văn mẫu  Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình (Chuẩn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng có một câu nói rất nổi tiếng đánh giá tầm quan trọng của tri thức đối với sức mạnh của đất nước rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Đặc biệt trong xã hội hiện đại, cơ chế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người ngày càng cố gắng để hoàn thiện mình, để trở thành một trong những chiến binh xuất sắc nhất trên đường đời, thì giáo dục và học tập lại càng thể hiện rõ được vai trò quan trọng của nó trong việc phát triển của các cá thể. Học tập đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu, được nhắc đến như là quốc sách đầu tiên thể hiện trong chủ trương của Đảng và Nhà nước trong nhiều kỳ Đại Hội gần đây. UNESCO cũng nhắc đến việc học tập với những mục đích chính là: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình", càng chứng tỏ tầm quan trọng của học vấn trong sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.

Có thể định nghĩa đơn giản việc học là một quá trình trình tiếp thu kiến thức của con người vừa có yếu tố chủ động vừa bị động, thông qua nhiều nguồn như trong quá trình giảng dạy, qua sách vở, qua kinh nghiệm, kỹ năng của những người đi trước hoặc của chính bản thân trong quá trình thực hành. Việc học là không có điểm dừng nó dàn trải trong suốt cuộc đời của con người, đôi lúc nó diễn ra một cách âm thầm mà con người không nhận ra, như việc con người nhận thức, hoặc hình thành một thói quen nhỏ, thích nghi với điều kiện cuộc sống,... Việc học có nhiều mục đích, nhưng có lẽ nó tựu chung nhất 4 mục đích theo như quan niệm của tổ chức UNESCO. Đầu tiên "học để biết" tức là học để nhận thức, để nâng cao trình độ, bắt kịp với sự phát triển của xã hội, con người đi từ việc mở mang kiến thức kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", sang đến biết một chút, biết nhiều và đạt đến cảnh giới hiểu sâu sắc một ngành nghề, lĩnh vực nào đó và có một vị trí nhất định trong lĩnh vực này. Việc học để biết, khiến con người có cơ hội mở mang tầm hiểu biết, làm giàu thêm vốn sống, khai mở tâm hồn bằng tri thức và những điều thú vị trong cuộc sống, khiến chúng ta trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, dễ dàng mở rộng mối quan hệ xã hội bằng vốn kiến thức rộng rãi sẵn có. Không chỉ vậy, việc học nhiều biết nhiều, còn khiến con người ta trở nên già dặn, trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nhìn nhận những sự vật, sự việc trong cuộc sống, cũng cải thiện cả việc nhìn nhận bản chất của những con người trong xã hội, thông qua những gì họ nói và thể hiện. Từ đó giúp chúng ta có lối ứng xử đúng, phù hợp và khéo léo, tạo dựng được những mối quan hệ tốt, đồng thời cũng không mắc phải những sai lầm kém duyên khi nguồn kiến thức hạn hẹp, hoặc bị qua mặt mà không hay biết.

Mục đích tiếp theo của việc học ấy là "học để làm", điều này là hoàn toàn chính xác, không ai có thể làm tốt việc gì mà họ chưa từng được học, được nhìn thấy, dù rằng người ấy có là thiên tài đi chăng nữa. Phàm là việc trên đời đều có một quy trình, mà người muốn làm nó phải thông qua một quá trình học hỏi, tìm hiểu các kỹ năng vận hành, hoạt động sao cho tinh thông để làm nó được tốt và hiệu quả. Mục đích "học để làm" chính là biến thể của câu nói "học đi đôi với hành", đó là quá trình mà con người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để tạo ra các giá trị thực bao gồm cả vật chất và tinh thần để phục vụ cho cuộc sống của chính bản thân họ và xã hội. Có thể lấy ví dụ, một ca sĩ học thanh nhạc để cuối cùng là hát lên những ca khúc tuyệt vời phục vụ cho nhu cầu giải trí của khán giả, đồng thời cũng đem về các giá trị vật chất cho chính mình. Hay việc một người thợ học làm bánh, để tạo ra những thứ bánh thơm ngon, trước là phục vụ bản thân, sau là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách hàng. Hoặc người nông dân học sơ chế các nông sản mà mình thu hoạch được để nâng cao giá trị sản phẩm, mang đến chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng. Hoặc các y bác sĩ phải trải qua một quá trình học tập kết hợp với thực hành hàng chục năm, mới được phép khám chữa một cách độc lập cho bệnh nhân, việc học tập dài lâu như vậy mục đích chính là để nâng cao tay nghề bác sĩ, đồng thời đảm bảo chất lượng thăm khám, cho người bệnh những chẩn đoán chính nhất. Có thể thấy rằng việc học cái cốt yếu vẫn là để làm, để tạo ra các giá trị cho xã hội, nếu như học mà không làm thì chỉ là uổng phí, là vô ích, cũng không khiến con người ta phát triển được. Bởi không làm thì không có kinh nghiệm thực tiễn, khi gặp phải những vấn đề mà lý thuyết chưa đề cập đến thì cũng chịu bó tay không giải quyết được.

Mục đích thứ ba của việc học ấy là "học để chung sống", ông bà ta từ xa xưa đã có những lời dạy rất hay minh chứng cho mục đích này của việc học như "học ăn, học nói, học gói, học mở", tức là con người trong cuộc sống muốn hòa hợp với cộng đồng thì cần phải học cách ăn nói, cư xử sao cho đúng đắn và khéo léo. Hoặc một câu khác ấy là "Tiên học lễ, hậu học văn" tức ý chỉ, con người trước khi học kiến thức khoa học, thì vẫn cần học nhất là kiến thức xã hội, học cách sống, cách cư xử đúng đắn trong cộng đồng dân tộc trước tiên. Nói con người "học để chung sống" là bởi theo chủ nghĩa C.Mác-Lê Nin, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, chính vì vậy để tồn tại một cách hòa đồng, bình đẳng trong cộng đồng to lớn chúng ta cần phải học những kỹ năng cho việc "chung sống" như kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế, khả năng hòa nhập, thích nghi với điều kiện sống, khả năng lắng nghe và trình bày quan điểm cá nhân một cách khéo léo,...Có như vậy bản thân chúng ta mới không bị tụt hậu, lạc lõng trở thành người "tối cổ" trong chính xã hội hiện đại bởi sự biệt lập với cộng đồng. Bên cạnh đó việc học để chung sống, cũng là một quá trình hữu ích và cần thiết giúp con người hoàn thiện nhân cách, cá tính, phẩm chất, giúp con người trưởng thành, tìm được vị trí của mình trong cuộc đời.

Mục đích cuối cùng của việc học mà UNESCO đề cập ấy là "học để khẳng định mình". Có thể nói rằng đây là mục tiêu mà hầu hết những người tham gia công cuộc học tập đều hướng đến. Trải qua một quá trình học tập dài lâu, nhiều khó khăn gian khổ, đích đến cuối cùng của mỗi người vẫn là mong mình sẽ đạt được chút thành tựu nào đó để khẳng định bản thân, để tạo cho mình một vị trí vững chắc trong xã hội. Thông qua việc thành công trong một lĩnh vực nào đó, hay có một tấm bằng đại học hạng ưu, xây dựng cho mình một sự nghiệp đáng mơ ước, bảo vệ thành công một đề tài nghiên cứu, hoặc có một số tài sản đáng ngưỡng mộ,... Bên cạnh đó người ta còn khẳng định mình thông qua việc "học để chung sống", "học để làm" và "học để biết", khẳng định mình bằng cách đối nhân xử thế, nhân phẩm, cá tinh, bằng kỹ năng thực hành, bằng sự hiểu biết của bản thân trong nhiều lĩnh vực,... Chung quy lại mục đích lớn nhất của việc học chính là để tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, để khẳng định vai trò và vị trí của cá nhân trong cộng đồng, để thấy bản thân mình được sống có ích và có ý nghĩa chứ không phải là chỉ tồn tại lay lắt.

Như vậy, mục đích của việc học do tổ chức UNESCO đề xướng hoàn toàn hợp lý, đúng đắn và thể hiện một cách đầy đủ những lý do mà học tập được coi là vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với sự phát triển của nhân loại. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra của các chương trình giáo dục mà mọi quốc gia, mọi tổ chức đều hướng đến, đảm bảo tính chung nhất của mục đích học tập đối với cư dân trên toàn thế giới. Khẳng định tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống của con người, đồng thời cũng khiến mỗi chúng ta nhận thức được những quan điểm lệch lạc, sai lầm trong quá trình học tập. Ví như có nhiều người cho rằng học tập là không cần thiết, nhàm chán, vô vị, không giúp ích cho cuộc sống, họ không chịu nỗ lực hết mình trong học tập, không có mục tiêu lý tưởng, trở nên lười biếng, ỷ lại. Sử dụng các mánh khóe gian lận, không trung thực để vượt qua các kỳ thi, học tập một cách cầm chừng, học tập chỉ vì thành tích, không quan tâm đến việc học để bồi dưỡng tri thức để vận dụng trong cuộc sống, học để chung sống, học để làm. Dẫn tới hệ lụy một thế hệ con người chỉ giỏi lý thuyết, dốt thực hành, những chú gà công nghiệp chỉ biết học nhưng không biết việc đối nhân xử thế. Ví như những học sinh đi học nhưng không biết viết đơn xin phép đúng quy chuẩn, những "tiến sĩ giấy" lý luận giỏi, nhưng những nghiên cứu có tính ứng dụng thì chưa có cái nào đàng hoàng,...

Tựu chung lại mỗi chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về việc học tập, xác định được mục tiêu lý tưởng, cũng như xác định rằng học là việc phải dành thời gian cả đời chứ không phải là học có lúc, có giai đoạn. Học tập để khẳng định bản thân, không bị lạc hậu, chậm tiến, học để góp phần xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng nền tri thức của nhân loại và tạo dựng sự nghiệp của cá nhân. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi chúng ta cần cố gắng hết sức mình trong công cuộc học tập, luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để chinh phục kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại, phát triển bản thân một cách tích cực và toàn diện nhất có thể.

---------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-hoc-de-biet-hoc-de-lam-hoc-de-chung-song-hoc-de-khang-dinh-minh-54036n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong nội dung bài  Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 12 khác như: Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào, Nghị luận xã hội Học để làm gì?, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên, Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt.

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Nghi luan xa hoi Hoc de biet hoc de lam hoc de chung song hoc de khang dinh minh

, dan y nghi luan hoc de biet hoc de lam hoc de chung song, em co suy nghi gi ve muc dich hoc tap cua unesco,

Tin Mới