Năm nhuận là gì? giải thích ngày nhuận, tháng nhuận

Năm nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Cách tính năm nhuận ra sao? được nhiều người thắc mắc bởi không phải ai cũng biết rõ những thông tin này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Taimienphi.vn sẽ giúp bạn đọc giải đáp cụ thể về năm nhuận âm lịch và dương lịch cũng như cách tính năm nhuận chuẩn nhất.

Dù nghe nhắc nhiều về năm nhuận, tháng nhuận nhưng nhiều người vẫn không hiểu tại sao họ lại nói như vậy hay ý nghĩa mà chúng thể hiện là gì? Đặc biệt, với nhiều cách tính năm nhuận khác nhau khiến mọi người thường hay nhầm lẫn thì đâu mới là cách tính năm nhuận chuẩn? Trước khi đi tìm hiểu cách tính năm nhuận thì chúng ta cùng đi giải thích năm nhuận là gì nhé!

Năm nhuận là gì?

Năm nhuận được biết đến là năm có 366 ngày (dương lịch) và gồm 13 tháng (âm lịch). Trong tiếng Anh năm nhuận có thể được gọi là leap year hoặc intercalary year. Mục đích của việc có năm nhuận là để bổ sung các ngày, tháng vào năm trên lịch cho đồng bộ, phù hợp với năm của thời tiết 4 mùa.

nam nhuan la gi

Năm dương lịch được tính theo chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời với thời gian 1 vòng là 365 ngày + 5 giờ 48 phút 46 giây. Vì vậy, năm dương lịch lấy tròn số là 365 ngày. Số dư còn lại sẽ được tích lũy và cứ 4 năm sẽ được thêm 1 ngày. Người ta thêm ngày này vào tháng 2 thành 29 ngày. Do đó, những năm nhuận dương lịch, tháng 2 sẽ có 29 ngày thay vì 28 ngày như lịch năm thường.

Còn năm âm lịch, người ta tính theo lịch của Mặt Trăng. Tháng Mặt Trăng sẽ bao gồm 29,53 ngày nên một năm âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày. Lượng thời gian dư ra sau 3 năm sẽ có thể tích lũy thành một tháng (33 ngày). Chính vì vậy, năm âm lịch sẽ có thêm tháng thứ 13 để đồng bộ với chu kỳ thời tiết.

Cách tính năm nhuận chính xác nhất

Cách tính năm nhuận dương lịch

Theo giải thích bên trên, năm nhuận dương lịch cứ 4 năm sẽ có thêm một ngày. Do đó, để biết 1 năm có phải là năm nhuận hay không thì người ta áp dụng như sau:

Cách 1: Lấy năm dương lịch đó rồi chia 4, nếu không dư thì là năm nhuận.

Ví dụ như:

+) Năm 2020 là năm nhuận bởi 2020/4 = 505 không dư
+) Năm 2013 không phải là năm nhuận bởi 2013/4 = 503 dư 1

nam nhuan la gi 2

Cách 2: Với những năm có hai số cuối tận cùng là 0 thì không chia cho 4 mà phải chia cho 400, nếu không dư là năm nhuận.

Ví dụ như:

+) Năm 1600/400 = 4 => năm nhuận
+) Năm 1700/400 = 4 dư 1 => không phải năm nhuận

Cách tính năm nhuận âm lịch

Do lịch âm năm nhuận sẽ có thêm 1 tháng nữa nên tất cả gồm 13 tháng trong năm. Lịch âm mỗi năm có 354 ngày và lệch so với dương lịch khoảng 11 ngày. Việc thêm 1 tháng vào lịch âm sẽ giúp cho số ngày trong năm gần bằng với 365 ngày. Tuy nhiên, để vẫn giữ được chu kỳ của Mặt Trăng thì lịch âm trong 19 năm sẽ có 7 tháng nhuận. Vì vậy cách tính năm nhuận cụ thể như sau:

Chia số năm âm lịch cho 19, nếu số dư thuộc một trong các số 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm nhuận.

Ví dụ:

+) Năm 2020 âm lịch là năm nhuận bởi 2020/19 dư 6
+) Năm 2019 âm lịch không phải là năm nhuận bởi chia 19 dư 5

https://thuthuat.taimienphi.vn/nam-nhuan-la-gi-50374n.aspx
Những thông tin trên đây Taimienphi.vn đã giúp bạn đọc hiểu được Năm nhuận là gì? Cách tính năm nhuận chuẩn xác nhất để bạn không nhầm lẫn giữa năm âm lịch và dương lịch với nhau. Bên cạnh đó, ngoài tìm hiểu về năm nhuận thì cũng nhiều người chưa nắm rõ được 1 năm có bao nhiêu ngày, tuần, quý để có thể sắp xếp, lên kế hoạch các công việc cũng như dự định của mình.

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Những câu hỏi hack não nhất thế giới
1080 là gì? Cách gọi tổng đài 1080 63 tỉnh trên cả nước hỏi đáp mọi lĩnh vực
C&B nghĩa là gì ? vai trò của chuyên viên C&B
Demo là gì? Demo ảnh cưới, kỷ yếu, sản phẩm nghĩa là thế nào?
Trứng kiến vàng dùng để làm gì? có tốt không?
Từ khoá liên quan:

nam nhuan

, tháng nhuận, ngày nhuận,

SOFT LIÊN QUAN
  • 1000 Câu hỏi kiến thức tổng hợp

    Hỏi đáp kiến thức tổng hợp tự nhiên - xã hội

    1000 Câu hỏi kiến thức tổng hợp tập hợp 20 file word gồm những câu hỏi và trả lời ngắn gọn về tất cả các lĩnh vực như tự nhiên, xã hội, địa lý, lịch sử, sinh học, hóa học... Các câu hỏi đều là những kiến thức cần thiết, ...

Tin Mới