Phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ của toàn xã hội, bởi mỗi năm những thiệt hại mà các vụ hỏa hoạn gây ra ở nước ta là rất lớn. Do vậy, để ghi nhận nhiệm vụ của toàn dân, cũng như điều chỉnh hành vi phù hợp trong lĩnh vực này, Luật Phòng cháy chữa cháy được ban hành là yếu tố khách quan và cần thiết. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình đang hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ quy định của Luật phòng cháy chữa cháy để đảm bảo sự an toàn cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân, những người xung quanh và cộng đồng.
Luật phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013 số 40/2013/QH13 và những nội dung cơ bản
* Tải Luật phòng cháy chữa cháy mới nhất Tại đây
1. Giới thiệu về Luật phòng cháy chữa cháy mới nhất 2023
- Luật Phòng cháy chữa cháy đang có hiệu lực thi hành hiện nay là Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10, có hiệu lực ngày 04/10/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy số 40/2013/QH13, có hiệu lực ngày 01/7/2014.
=> Để thuận tiện cho quá trình tra cứu và sử dụng, Văn phòng quốc hội đã ban hành Luật phòng cháy chữa cháy hợp nhất vào ngày 13/12/2013. Nhiều người còn gọi đây là Luật Phòng cháy chữa cháy 2013.
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng cháy chữa cháy bao gồm:
+ Quy định về phòng cháy, chữa cháy; xây dựng lực lượng, trang thiết bị, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Luật sửa đổi 2013 đã sửa đổi, bổ sung 33 điều trên tổng số 65 điều tại Luật 2001.
Nếu như Luật Phòng cháy, chữa cháy còn có nhiều quy định mang tính chất chung chung, chưa cụ thể thì Nghị định hướng dẫn Luật phòng cháy, chữa cháy - Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Thông tư 149/2020/TT-BCA sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan, hộ gia đình hiểu rõ và tuân thủ một cách chính xác hơn.
Luật Phòng cháy và chữa cháy mới nhất điều chỉnh những nội dung gì?
2. Một số điều cơ bản của Luật Phòng cháy, chữa cháy
Luật Phòng cháy, chữa cháy bao gồm 65 điều, tuy nhiên, độc giả cần đặc biệt lưu ý đối với một số các điều cơ bản sau:
- Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy;
- Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy;
- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy, chữa cháy.
- Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy;
- Phòng cháy đối với các đối tượng cụ thể: nhà ở, khu dân cư, phương tiện giao thông cơ giới, rừng, chợ, trung tâm thương mại,..
- Biện pháp cơ bản trong chữa cháy;
- Xử lý vi phạm trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
Một số các ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Luật Phòng cháy chữa cháy, chẳng hạn như kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ.
Trên đây là những chia sẻ của Taimienphi.vnvề Luật phòng cháy chữa cháy. Cùng với các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy thì công tác đảm bảo phòng cháy, chữa cháy thực tế hiện nay đang được chú trọng nhiều.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-phong-chay-chua-chay-73824n.aspx
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật phòng chống ma túy, Luật quảng cáo, Luật phòng chống tham nhũng, ...