Tham nhũng là vấn đề nóng được Đảng, Nhà nước và xã hội cực kỳ quan tâm, bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, đòi hỏi có hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề này. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và các văn bản hướng dẫn ra đời để đáp ứng yêu cầu trên. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu chi tiết nội dung tại bài viết sau.
Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và xã hội. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 ra đời đã tạo ra một cơ chế mới cho sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Luật phòng chống tham nhũng 2018 có hiệu lực khi nào? Tìm hiểu nội dung Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14
* Tải luật phòng, chống tham nhũng mới nhất TẠI ĐÂY
1. Pháp luật phòng, chống tham nhũng của nước ta từ 1945 đến nay
- Văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận về phòng chống tham nhũng là Sắc lệnh 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt ngày 23/11/1945. Đây là cơ sở pháp lý áp dụng trong suốt giai đoạn 1945 - 1954.
- Trong các giai đoạn từ năm 1955 - 1998 có các văn bản đáng chú ý như Pháp lệnh 149-LCT ngày 21/10/1970 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ năm 1981; Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2000).
- Đến ngày 29/11/2005, lần đầu tiên vấn đề phòng chống tham nhũng được điều chỉnh bởi Luật, theo đó Luật Phòng chống tham nhũng 2005 được ban hành, sau đó sửa đổi bổ sung vào năm 2007 và 2012.
- Trải qua nhiều năm áp dụng, Luật Phòng chống tham nhũng đã không còn phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta, bên cạnh đó thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng đòi hỏi Việt Nam phải có Luật Phòng, chống tham nhũng mới. Đó là lý do Luật Phòng chống tham nhũng 2018 được ban hành. Đây chính là Luật phòng chống tham nhũng mới nhất hiện nay.
2. Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành năm nào?
- Luật Phòng chống tham nhũng đầu tiên được ban hành vào ngày 19/11/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01/6/2006.
- Sau đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành vào ngày 04/8/2007 và ngày 23/11/2012.
- Tuy nhiên, các văn bản trên đều đã hết hiệu lực, kể từ ngày Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH18 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2019).
- Luật Phòng chống tham nhũng được thông qua vào ngày 10/11/2018 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với 93,2% đại biểu tán thành.
Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực khi nào? Những quy định mới luật phòng, chống tham nhũng 2018
3. Nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- Luật Phòng chống tham nhũng 2018 gồm có 11 Chương và 98 Điều, trong đó, các nội dung chủ yếu cần lưu ý là:
+ Khái niệm tham nhũng: Xác định người có chức vụ, quyền hạn, trong đó đặc biệt chú ý đến cán bộ, công chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và viên chức theo quy định tại Luật Viên chức.
+ Các hành vi tham nhũng.
+ Phòng ngừa tham nhũng: Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Phát hiện tham nhũng: Thông qua giám sát, thanh tra, kiểm toán, phản ánh, tố cáo, báo cáo.
+ Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng tại Điều 72.
+ Kê khai tài sản.
+ Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
+ Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
4. Những điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng 2018
So với Luật Phòng chống tham nhũng 2005, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có một số các điểm mới nổi bật sau:
- Bổ sung quy định về hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện tại Khoản 2, Điều 2.
- Bổ sung đối tượng phải kê khai tài sản là sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp và bỏ đối tượng là "người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;"
- Thay đổi, bổ sung quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai tại Điều 35.
- Bổ sung hình thức xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực - có thể buộc thôi việc tại Điều 51.
- Bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Hoạt động chống tham nhũng còn được ghi nhận trong các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như trong hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước.
Trên là những thông tin về Luật phòng chống tham nhũng được Taimienphi.vn tổng hợp và phân tích. Luật phòng chống tham nhũng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ thể có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức góp phần ngăn ngừa và xử lý tham nhũng một cách hiệu quả nhất.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-phong-chong-tham-nhung-73826n.aspx
Tiếp theo, để có thêm hiểu biết về quy định pháp luật hiện hành, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật phòng chống ma túy, Luật khoáng sản, Luật kinh tế, ...