Kể về một người thân của em

Trong bài văn mẫu hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh viết bài văn Kể về một người thân của em, các em có thể tham khảo cách viết và học hỏi những cách sử dụng từ ngữ dưới đây để hoàn thiện bài viết của mình.

Đề bài: Kể về một người thân của em

ke ve mot nguoi than cua em

Kể về một người thân của em
 

Mẹo Phương pháp làm văn kể chuyện lớp 4,5

Mùa thu đến với bầu trời xanh trong và những áng mây trắng xốp bồng bềnh trôi. Và leng keng tiếng chuông chiếc xe đạp của ông ngoại em vừa về đến ngõ, mang theo những niềm vui cho đứa cháu nhỏ đang chờ ông về.

Ông của em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông vốn là một cán bộ nghỉ hưu sau nhiều năm làm việc chăm chỉ và tận tâm. Em hay ngắm nhìn ông ngoại, để càng thêm yêu mến gương mặt cương nghị, có nhiều nếp nhăn in dấu tuổi tác. Ông có một sống mũi cao, thanh tú, mà bây giờ em cũng được thừa hưởng trên khuôn mặt của mình. Mắt của ông ngoại vốn rất tinh anh, nhưng do tuổi tác, nên mỗi khi đọc báo, ông lại đeo vào chiếc kính lão để nhìn cho rõ chữ. Ông em vốn là một người cao lớn, rắn rỏi. Dáng đi của ông lúc nào cũng nhanh nhẹn, quả quyết. Giọng nói thì sang sảng, đầy nội lực, nhất là khi ông phân tích những chuyện đúng sai trong cuộc sống để con cháu hiểu đúng mọi việc.
Ông em rất thích đọc sách báo. Ông có hẳn một tủ sách lớn để trong phòng làm việc, mà ông coi đó là một kho báu do chính ông chọn lựa và tích lũy nhiều năm. Em thích tủ sách của ông lắm. Nhưng ít khi ông cho phép em đọc những cuốn sách ở đó. Ông bảo:
- Sách này, phải lớn hơn một chút nữa thì cháu đọc mới hiểu. Nếu thích đọc sách thì ông sẽ tặng cho sách khác hợp lứa tuổi hơn.

Nghỉ hưu rồi, ông ngoại cũng thấy buồn nhớ công việc. Ông bèn xin làm bảo vệ trường học ở gần nhà. Ông hay đi trực theo ca tám tiếng, có khi là ca ngày, có khi là ca tối. Bố mẹ em thương ông, lại lo ông mệt nên bảo ông: “Bố đi làm như thế sợ không đảm bảo sức khỏe. Với lại nhà mình có thiếu thốn gì đâu mà bố phải làm thêm. Bố lại là cán bộ về hưu, bây giờ làm bảo vệ thì chúng con ái ngại lắm”. Nghe nói thế, ông ngoại em cười xòa, rồi nhẹ nhàng bảo rằng: “Các con đừng lo. Bố còn khỏe. Nghỉ hưu nó buồn chân buồn tay, đi làm là để thấy mình còn có ích. Làm bảo vệ hay làm cán bộ cũng đều là việc làm ngay thẳng, lương thiện là được. Bố thấy vui nên các con đừng lo lắng. Khi nào mệt thì bố ắt nghỉ thôi”. Nghe ông ngoại nói thế, bố mẹ em cũng tạm yên tâm.

Thế là ngày ngày, ông ngoại em lại đi làm. Ông cưỡi trên chiếc xe đạp mới sắm, vì theo ý ông, đạp xe cũng là một hình thức rèn luyện sức khỏe cho tuổi già. Sau khi tan ca, ông thường đạp xe tới nhà sách gần trường, nơi ông làm bảo vệ, để mua cho em vài cuốn truyện: Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán… và cả mua thêm một vài chiếc bánh tiêu nóng hổi của bà Út bán đầu phố. Khi nghe thấy tiếng chuông leng keng vang lên trước cửa, em vui mừng chạy ra đón ông, reo lên khi đón chiếc túi nhỏ trong đó có những cuốn truyện thú vị mà em sẽ vừa đọc, vừa nhâm nhi chiếc bánh tiêu đậu xanh ngọt bùi. Rồi ông xoa đầu em một cách dịu dàng và mắng yêu: “Con bé này đúng là mọt sách”.

Ông ngoại em còn rất quan tâm đến những việc xảy ra trong khu phố. Ông nhắc nhở mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, đến giờ tối thì không nên hát ka-ra-ô-kê để bọn trẻ chúng em học tập. Ông thích trò chuyện với các cụ già trong khu phố để bàn những chuyện làm thế nào cho khu phố luôn là khu phố văn hóa. Nhờ ông và các cụ, mà nơi chúng em ở năm nào cũng được tuyên dương, các gia đình đều tự giác thực hiện nếp sống văn minh.

Bà ngoại em hay kể cho em nghe rằng khi còn trẻ, ông là một người rất ham học hỏi, lại cần cù làm việc. Sự thành công của ông bắt nguồn từ đức tính hiếu học và chăm chỉ ấy. Khi làm cán bộ thì ông là một người chính trực và liêm khiết. “Ông của cháu dạy con cái từ chính tấm gương của mình đấy!”. Thế nên mẹ tôi và các cậu đều học hành thành đạt, và cả chúng em, những đứa cháu của ông cũng luôn noi theo gương ông: cố gắng học hành và làm người tử tế.

Ông ngoại em là như thế đấy! Ông là người thân của em, cũng là thần tượng trong lòng em. Mỗi ngày đợi ông đi làm về, em luôn thấy lòng mình tràn ngập sự ấm áp của yêu thương. Em mong ông luôn vui khỏe để ở bên chúng em, là chỗ dựa vững chắc và là tấm gương bình dị cao đẹp cho chúng em.

----------------------HẾT--------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-ve-mot-nguoi-than-cua-em-41484n.aspx
Ngoài bài văn mẫu Kể về một người thân của em, các em học sinh cũng có thể tham khảo một số bài văn tự sự khác để trau dồi thêm các kiến thức về văn tự sự như: Kể về một người ông của em, Kể về tình cảm của bố mẹ, người thân đối với em, Kể về một người tốt mà em biết, Kể về một người bạn tốt mà em biết hay bài viết Kể về một người có tài mà em biết... cũng là đề văn khá thú vị. 

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình
Viết 4 - 5 câu về công việc hằng ngày của một người thân
Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)
Bài văn về buổi đi thăm mộ người thân
Kể về công việc hằng ngày của một người thân của em
Từ khoá liên quan:

ke ve mot nguoi than cua em

, ke ve mot nguoi than cua em lop 6, bai van ke ve mot nguoi than cua em ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Kể về một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

    Bài văn lớp 9 đề số 2

    Kể về một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày là đề bài tập làm văn trong bài viết văn mẫu lớp 9 số 2 văn tự sự kể về một giấc mơ của chính các em học sinh khi được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. Các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất dưới đây để tìm hiểu cách viết cũng như có thêm nhiều ý tưởng hay để hoàn thành bài tập làm văn số 2 của mình.

Tin Mới