Phương pháp làm văn kể chuyện lớp 4,5

Để hoàn thiện bài văn kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn về nội dung, mạch lạc trong diễn đạt, bên cạnh việc thường xuyên luyện tập kĩ năng viết với các đề bài mà giáo viên yêu cầu, nắm được một số phương pháp làm văn kể chuyện lớp 4,5 sẽ giúp các em hoàn thành một cách đơn giản, thành thạo hơn với tất cả các dạng đề kể chuyện. Các em hãy cùng tham khảo nhé.

phuong phap lam van ke chuyen lop 4 5

Phương pháp làm văn kể chuyện lớp 4,5
 

1. Các dạng bài kể chuyện

- Để làm tốt bài văn kể chuyện, trước hết các em cần nắm được yêu cầu của đề bài, từ yêu cầu các em có thể xác định được dạng bài kể chuyện và lựa chọn phương pháp làm bài sao cho hiệu quả nhất.

- Về cơ bản, chương trình tập làm văn lớp 5 sẽ xoay quanh 2 dạng bài kể chuyện chính:
+ Kể về những kỉ niệm đáng nhớ của bản thân
+ Kể về chuyện mình đã được nghe, được học ( Kể lại một câu chuyện đã học, đã nghe; Kể về loài vật, cây cối, đồ vật; Kể chuyện theo trí tưởng tượng).


2. Phương pháp làm bài


a. Kể về những kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

Dạng đề kể về những kỉ niệm đáng nhớ thường yêu cầu các em kể lại một kỉ niệm đáng nhớ (với bạn bè, gia đình, người thân hay những người mà em yêu quý/ có ấn tượng). Với dạng đề này, việc bộc lộ những tình cảm chân thực vào bài viết (Đưa vào bài viết những kỉ niệm có thật mà em đã trải qua cũng như những cảm nhận, cảm xúc của em với kỉ niệm ấy) thường dễ tạo ấn tượng hơn với người đọc, người chấm. Luyện tập kĩ năng kể về những kỉ niệm đáng nhớ, các em có thể làm theo các bước sau:

+ Bước 1: Để viết bài, trước hết các em cần xác định đối tượng mà đề bài yêu cầu là ai?
Ví dụ: Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn => Đối tượng ở đây là tình bạn (một người bạn).
+ Bước 2: Lựa chọn một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với một người bạn.
+ Bước 3: Kể lại kỉ niệm ấy
+ Bước 4: Cảm nhận của em về kỉ niệm ấy.
 

b. Kể về câu chuyện mình đã được nghe, được chứng kiến

- Với dạng đề kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được chứng kiến các em cần tái hiện được nội dung của câu chuyện theo lời văn của mình theo 4 bước:
+ Bước 1: Đọc lại câu chuyện cần kể và ghi nhớ cốt truyện (những nội dung chính của câu chuyện).
+ Bước 2: Gạch ra giấy nháp những nội dung lớn của câu chuyện
+ Bước 3: Làm dàn ý tóm tắt cho câu chuyện (Nhân vật, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến, kết truyện).
+ Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt hoàn thiện bài kể chuyện bằng lời văn của mình.


3. Một số đề bài luyện tập


a. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ:

Đề 1: Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Đề 2: Kể về kỉ niệm thời thơ ấu
Đề 3:Kể lại một vài kỉ niệm về mẹ
Đề 4:Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với thầy, cô giáo của em
Đề 5: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em


b. Kể về câu chuyện mình đã được nghe, được chứng kiến:

Đề 1: Kể một câu chuyện của em hoặc bạn bè về việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
Đề 2: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc
Đề 3: Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng
Đề 4: Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí
Đề 5: Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết

.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phuong-phap-lam-van-ke-chuyen-lop-4-5-58195n.aspx
Chỉ với một số phương pháp đơn giản, các em có thể tự lên ý tưởng và hoàn thiện tốt bài văn kể chuyện của mình. Chúc các em học tốt và có những bài văn kể chuyện hay, giàu sức hấp dẫn.

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kể lại câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi theo lời của một người Pháp
Kể lại một câu chuyện làm em cảm động
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự, lớp 10
Từ khoá liên quan:

Phuong phap lam van ke chuyen lop 4 5

, cach viet van ke chuyen,

Tin Mới