Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên khi trúng tuyển đại học, cao đẳng

Sau khi nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng các em học sinh cần phải chuẩn bị hồ sơ, trong đó có sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên. Nếu chưa biết cách viết hay sợ viết sai, các em có thể tham khảo hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên khi trúng tuyển đại học, cao đẳng dưới đây.

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên khi trúng tuyển đại học, cao đẳng như thế nào là đúng nhất theo yêu cầu của bộ Giáo Dục Đào Tạo, chắc hẳn đây là nội dung băn khoăn của rất nhiều em học sinh, sinh viên, hay của các thầy cô giáo và bậc phụ huynh. Có thể nói hồ sơ nhập học là hành trang không thể thiếu đối với mỗi bạn sinh viên khi bước khi nhập học.

huong dan viet so yeu ly lich hoc sinh sinh vien khi trung tuyen dai hoc cao dang

Cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên 2022
 

Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên khi trúng tuyển đại học, cao đẳng

Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh theo quy định được ban hành sẽ bao gồm các nội dung ở 4 trang, trong 4 trang này học sinh bắt buộc phải điền đầy đủ các thông tin có liên quan:

Trang thứ 1: Tại đây là bìa ngoài của lý lịch học sinh sinh viên, các em sẽ cần cung cấp các thông tin như:

- Họ và tên (Yêu cầu phải viết bằng in hoa có dấu)
- Ngày, tháng, năm sinh (Yêu cầu điền chính xác về ngày tháng năm sinh)
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (Điền trùng khớp thông tin có trên hộ khẩu)
- Khi cần báo tin cho ai? ở đâu (Tại đây các em học sinh sinh viên có thể điền thông tin của bố mẹ có ghi kèm thêm số điện thoại)

Trang thứ 2: Đây là sẽ là phần khai về bản thân học sinh, sinh viên các thông tin chính như:

- Ảnh 3x4: Các em sẽ dán vào góc bên trái và giáp lai vào ảnh
- Họ tên: Đầy đủ thông tin học sinh viết in hoa có dấu
- Ngày, tháng, năm sinh: Các em chỉ cần điền thông tin 2 số cuối ngày, tháng, năm sinh của mình và ô trống.
- Dân tộc: Dân tộc Kinh thì em điền 1 vào ô trống, dân tộc khá thì điền 0
- Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó, không theo tôn giáo thì ghi là không.
- Thành phần xuất thân gia đình: Điền 1 khi là công nhân viên chức, 2 là nông dân, 3 là trường hợp khác.
- Đối tượng dự thi: Các em thí sinh thuộc đối tượng nào sẽ điền thông tin tương tự trong giấy báo dự thi, trường hợp không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.
- Ký hiệu trường: Điền ký hiệu mã trường mà các em trúng tuyển, nhập học
- Số báo danh: Điền chính xác số báo danh trong kỳ thi THPT Quốc Gia của các em
- Kết quả học lớp cuối cấp THPT, THBT, THN, TCCN: Tại mục này thông tin này các em học sinh sinh viên cần phải điền đầy đủ, chính xác về học tập, về xếp loại hạnh kiểm.
- Ngày vào Đoàn TNCS HCM: Học sinh, sinh viên được kết nạp ngày nào sẽ ghi chi tiết ngày đó
- Ngày vào Đảng CSVN: Ghi rõ ngày được kết nạp Đảng CSVN
- Khen thưởng, kỷ luật: Có thì em điền, còn không có có thể bỏ trống
- Giới tính: Là nữ điền là 1, còn nam điền là 0
- Hộ khẩu thường trú: Học sinh, sinh viên cần phải điền rõ thông tin về số nhà, xóm, xã phường, thị trấn, thông tin này cần phải trùng khớp với sổ hộ khẩu gia đình.
- Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Thông tin này các em cần phải điền trùng khớp theo đúng giấy báo dự thi là khu vực: 1; 2; 2NT; 3
- Ngành học: Là thông tin ngành học mà các em trúng tuyển, các em cũng cần phải điền rõ thông tin về mã ngành.
- Điểm thi tuyển sinh: Là điểm 3 môn mà các em xét tuyển vào trường, ghi rõ điểm thi của từng ngành.
- Điểm thưởng: Các em sinh viên có điểm thưởng thì điền, không có điểm thưởng thì bỏ qua.
- Lý do được tuyển thẳng và được điểm thưởng: Nếu có thì các em điền trường hợp không có có thể bỏ qua.
- Năm tốt nghiệp: Là thông tin hai số cuối của năm các em tốt nghiệp.
- Số CMND: Sinh viên điền thông tin chính xác số chứng minh nhân dân của mình.
- Tóm tắt quá trình học tập, công tác lao động: Tại mục này các em học sinh sẽ cần ghi rõ về thời học tiểu học, trung học cơ sở, và THPT.

Trang 3+4: Là thông tin cần khai về thành phần gia đình

- Thông tin về Cha: Học sinh, sinh viên cần phải ghi rõ họ tên cha của mình, về quốc tịch, hộ tịch về hộ khẩu thường trú
- Thông tin về Mẹ: Học sinh cũng điền thông tin giống như ở phần thông tin về Cha.
- Thông tin vợ hoặc chồng: Đã kết hôn thì điền thông tin, chưa có thì bỏ qua.
- Thông tin về anh chị em ruột: Ghi rõ thông tin họ, tên anh trai, chị gái, em trai, em gái..làm gì, ở đâu.

Cam đoan xác nhận của gia đình về thông tin khai ở trên của học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên ký xác nhận thông tin
Xác nhận của chính quyền Xã, phường nơi học sinh đang cư trú.

https://thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-viet-so-yeu-ly-lich-hoc-sinh-sinh-vien-khi-trung-tuyen-dai-hoc-cao-dang-26211n.aspx
Trên đây là những hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên khi trúng tuyển đại học, cao đẳng hy vọng đã giúp các em học sinh, sinh viên năm được những yêu cầu và cách thức trình bài trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên, cùng với nội dung hữu ích này Tải Miễn Phí cũng chia sẻ tới các bạn đọc giả nhiều nội dung có liên quan như Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc dành cho các bạn ứng viên đã tốt nghiệp đang mong muốn có được cơ hội việc làm phù hợp, tốt, tham khảo ngay cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc để hoàn thiện được một bản Cv xin việc chất lượng nhé.

Tác giả: Trần Hoạt     (3.6★- 19 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Lịch nghỉ tết 2016 Bính Thân
Cách chèn ảnh vào cv xin việc, sơ yếu lí lịch, đơn xin việc trong Word
CV là viết tắt của từ nào trong tiếng Anh?
Top 5 web thiết kế CV đỉnh nhất
Luật công chức sửa đổi 2019, Luật số 52/2019/QH14
Từ khoá liên quan:

Huong dan viet so yeu viet ly lich

, ho so hoc sinh sinh vien gom nhung gi, cach viet ho so hoc sinh sinh vien 2017,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ yếu lý lịch khoa học

    Sơ yếu lý lịch khoa học

    Sơ yếu lý lịch khoa học là mẫu dùng cho các cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ trên đại học, trong đó, sẽ ghi lại toàn bộ những trình độ, quá trình đào tạo, hoạt động khoa học - kỹ thuật của người khai.

Tin Mới