Hướng dẫn sử dụng hàm làm tròn số trong Excel

Bạn đang muốn làm tròn số trong Excel nhưng lại chưa biết cách nào. Vậy hãy tham khảo bài viết hướng dẫn sử dụng hàm làm tròn số trong Excel dưới đây của Taimienphi.vn để có thể làm tròn số nhanh chóng, chính xác.

Làm việc với Excel chắc hẳn sẽ có lúc bạn cần phải làm tròn số cho mục đích công việc, và tùy theo nhu cầu mà bạn cần phải làm tròn theo những yêu cầu khác nhau. Hiện Excel cũng hỗ trợ rất nhiều hàm làm tròn số để bạn sử dụng và phổ biến như các hàm: ROUND(), ROUNDUP(), ROUNDDOWN(), MROUND(), CEILING(), FLOOR(), EVEN(), ODD(), INT()TRUNC()

huong dan su dung ham lam tron so trong excel

Các hàm làm tròn số trong Excel
 

Nội dung bài viết:
1. Cách dùng hàm ROUND() làm tròn số sau và trước dấu phẩy.
2. Cách dùng Hàm MROUND() làm tròn đến bội số của một số khác.
3. Cách dùng Hàm ROUNDDOWN() và Hàm ROUNDUP().
4. Cách dùng Hàm CEILING() và Hàm FLOOR().
5. Cách dùng Hàm EVEN() và Hàm ODD() làm tròn trong Excel.
6. Cách dùng Hàm INT() và hàm TRUNC().

 

Hướng dẫn sử dụng hàm làm tròn số trong Excel


1. Cách dùng hàm ROUND() làm tròn số sau và trước dấu phẩy

Hàm này giúp bạn làm tròn số để rút ngắn số lại hơn tùy theo số lượng chữ số cần làm tròn khá đơn giản và thông dụng

Cú pháp:

ROUND(Số cần làm tròn, num_digits)

Trong đó

Excel

Ví dụ minh họa:

Với con số 1234.5678 khi bạn sử dụng hàm Round sẽ có kết quả như hình dưới:

huong dan su dung ham trong excel


2. Cách dùng Hàm MROUND() làm tròn đến bội số của một số khác

Cú pháp:

MROUND(số cần làm tròn, multiple)

- Multiple: Con số mà bạn cần làm tròn number đến bội số của nó

- Nếu Number Multiple khác dấu, hàm sẽ báo lỗi #NUM!

- Nếu Number Multiple bằng nhau, kết quả là chính số đó

- MROUND() sẽ làm tròn lên, nếu phần chia của phép chia Number cho Multiple lớn hơn hoặc bằng 1/2 Multiple, và làm tròn xuống nếu phần chia của phép chia Number cho Multiple nhỏ hơn 1/2 Multiple

Ví dụ minh họa:

Giả sử bạn cần làm tròn đến bội số của một số khác thì kết quả việc làm tròn sẽ như hình minh họa dưới đây:

su dung ham trong excel


3. Cách dùng Hàm ROUNDDOWN() và Hàm ROUNDUP()

Hai hàm này, về cơ bản thì giống hàm ROUND(), chỉ khác là chúng chỉ làm tròn theo một chiều: ROUNDDOƯ() luôn luôn làm tròn một số về số 0, còn ROUNDUP() thì luôn luôn làm tròn một số ra xa số 0.

Cú pháp:

ROUNDDOWN(Số cần làm tròn, num_digits)

ROUNDUP(number, num_digits)

su dung Excel

Ví dụ minh họa:

Bạn có thể xem kết quả so sánh giữa hàm ROUNDDOWN()ROUNDUP() trong bảng Excel dưới đây:

 ham trong excel


4. Cách dùng Hàm CEILING() và Hàm FLOOR()

Hai hàm này tương tự giống hàm MROUND() - làm tròn đến bội số gần nhất của một số được chỉ định, chỉ khác đôi chút về cách tính đó là: CEILING() luôn luôn làm tròn một số ra xa số 0, còn FLOOR() làm tròn về số 0.

Cú pháp:

CEILING(Số cần làm tròn, significance)

FLOOR(number, significance)

- Significance: Con số mà bạn cần làm tròn Number đến bội số của nó.

- Nếu Number Significance khác dấu, hàm sẽ báo lỗi #NUM!

- Nếu Number là bội số của Significance -> kết quả là chính số đó.

Ví dụ minh họa:

Giả sử ta cần so sánh giữa CEILING(), FLOOR() MROUND() - ở ví dụ này, xem như Significance Multiple của MROUND() -> bạn sẽ có kết quả như hình ảnh dưới:

dung ham trong excel


5. Cách dùng Hàm EVEN() và Hàm ODD() làm tròn trong Excel

Hai hàm này làm tròn rất đơn giản. EVEN() làm tròn đến số nguyên chẵn gần nhất, còn ODD() làm tròn đến số nguyên lẻ gần nhất. Cả hai đều làm tròn theo kiểu chạy xa khỏi số 0.

Cú pháp:

EVEN(number)

ODD(number)

Ví dụ minh họa:

Giả sử bạn cần làm tròn các số trong Excel và sử dụng 2 hàm là EVEN ODD thì bạn có kết quả như hình minh họa dưới đây:

huong dan su dung ham lam tron trong excel


6. Cách dùng Hàm INT() và hàm TRUNC()

Hai hàm này về cách dùng thì gần như giống nhau nếu như bạn muốn làm tròn một số thành một số nguyên.

Cú pháp:

INT(number)

TRUNC(number [, num_digits])

- Num_digits: Là một số nguyên, chỉ cách mà bạn muốn cắt bớt số

- Num_digits > 0 nếu Number là một số thập phân, thì Num_digits chỉ ra số con số thập phân mà bạn muốn giữ lại (sau dấu phẩy)

- Num_digits = 0 hoặc không nhập: cắt bỏ hết phần thập phân của Number (nếu có)

- Num_digits nhỏ hơn làm tròn Number thành một số nguyên và làm tròn Number sang trái thành một bội số của 10.

Hàm INT() làm tròn một số tới số nguyên gần nhất.

Đối với số dương, hàm INT() TRUNC() cho kết quả giống nhau (Num_digits của TRUNC() = 0 hoặc không có), nhưng đối với số âm thì hai hàm này sẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ minh họa:

INT(123.456) = 123 | TRUNC(123.456) = 123

INT(-123.456) = -124 | TRUNC(-123.456) = -123

Khi Num_digits khác 0, TRUNC() khác hẳn với ROUND() ở chỗ: ROUND() thì làm tròn, còn TRUNC() chỉ cắt bỏ bớt số chứ không làm tròn.

Một số ví dụ về hàm TRUNC() để bạn dễ hình dung:

ham lam tron trong excel

Như vậy là Taimienphi.vn vừa giới thiệu tới bạn cùng Hướng dẫn sử dụng các hàm làm tròn số trong Excel. Để làm tròn số trên Excel thì bạn có thể sử dụng các hàm như hàm làm tròn ROUND, ROUNDUP, ROUNDDOWN, MROUND, CEILING, FLOOR, EVEN, ODD, INT và TRUNC.

https://thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-su-dung-ham-lam-tron-so-trong-excel-43967n.aspx
Ngoài ra, trong quá trình tính toán khi làm việc trên Excel, bạn cũng cần phải nắm rõ các hàm cơ bản trong Excel để việc vận dụng tính toán trong Excel được hiệu quả. Chúc bạn thành công.

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Excel - Hàm MINUTE, Hàm chuyển đổi một số seri thành một phút
Excel - Hàm NETWORKDAYS, Hàm tính số lượng ngày làm việc
Cách sử dụng hàm Flash Fill trong Excel 2013, lọc dữ liệu tuyệt vời
Excel - Hàm DATEVALUE, Hàm chuyển đổi ngày tháng sang dạng số
Hàm MAXIFS trong Excel
Từ khoá liên quan:

ham lam tron so trong Excel

, ham lam tron so Excel, huong dan lam tron so trong Excel,

SOFT LIÊN QUAN
  • Excel 2013

    Bảng tính của Microsoft Office

    Những cải tiến trong Excel 2013 như Power Query, Flash Fill là giải pháp tối ưu, giúp quản lý dữ liệu dễ dàng và nâng cao hiệu suất công việc. Bạn hãy tải ứng dụng về máy để tạo bảng tính chuyên nghiệp.

Tin Mới