Học trường gì ra làm nhân viên kinh doanh?

Câu hỏi "Học trường gì ra làm nhân viên kinh doanh?" được nhiều người quan tâm và tìm hiểu khi mà ngành kinh doanh đang hot hiện nay, mức thu nhập + % hoa hồng cao. Thấu hiểu điều này, Taimienphi.vn sẽ giải đáp câu hỏi trong bài viết sau đây.

Bên cạnh ngành Công nghệ thông tin thì nhân viên kinh doanh cũng là nghề hot, cơ hội nghề nghiệp mở rộng khi mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều cần giống như vị trí nhân viên kế toán. Do đó, có nhiều người lựa chọn và mong muốn theo nghề này, tuy nhiên nhiều người chưa biết nên học trường gì ra làm nhân viên kinh doanh?

hoc truong gi ra lam nhan vien kinh doanh

Công việc của một nhân viên kinh doanh: khó hay dễ?

I. Khái niệm nhân viên kinh doanh?

Nhân viên kinh doanh (tiếng Anh viết Sales Supervisor hoặc Sales Executive) là một nghề nghiệp chỉ người làm việc có liên quan tới việc tiếp thị, mô giới. Công việc của nhân viên kinh doanh chính là đẩy hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đi, mang tới lợi nhuận và nguồn doanh thu lớn.

Theo thực tế hiện nay, nghề kinh doanh đang thiếu nguồn nhân lực tương đối lớn. Nhưng việc làm này cũng cạnh tranh khốc liệt. Do đó, bạn cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể đưa ra quyết định hướng đi đúng đắn cho bản thân.

II. Tầm quan trọng của việc đào tạo bài bản trong lĩnh vực kinh doanh

hoc truong gi ra lam nhan vien kinh doanh 2

Ngành kinh doanh có cơ hội nghề nghiệp mở rộng

Hiện nay, nhân viên kinh doanh chia thành hai dạng chính, đó là:

- Dạng nhân viên đào tạo bài bản qua trường lớp

- Dạng nhân viên trải nghiệm thực tế, rút ra các bài học kinh nghiệm để phát triển kinh doanh

Nhân viên kinh doanh sẽ phải trả giá nhiều chính là nhân viên trải nghiệm thực tế, rút ra các kinh nghiệm bởi họ sẽ phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tâm hút và trải qua nhiều thất bại để có thể đạt được thành công.

Còn nhân viên kinh doanh được đào tạo chính thống qua trường hợp sẽ có nhiều lợi thế hơn. Trong các trường Đại học, cao đẳng, họ sẽ được các giảng viên hướng dẫn cách lập ra chiến lược, cách phân tích thị trường, phân tích đối thủ, nhận ra được điểm mạnh và yếu của sản phẩm. Do đó, khi đi làm, họ đã có định hướng sẵn nên trong khi làm việc, họ sẽ nhanh chóng tiếp cận với công việc, bớt phần mông lung hơn. Nhưng để đạt được thành công thì họ cần phải rút ra được các bài học từ thực tế.

Vì thế, bạn cần kết hợp giữa yếu tố học ở trên lớp cùng thực hành để có thể đạt được thành công sớm, tránh được các rủi ro không đáng có.

III. Các tố chất của nhân viên kinh doanh cần có

Nhân viên kinh doanh được xem là một nghề đa năng nên không thể thiếu được các tố chất sau:

- Có đam mê, hoài bão: Người làm nhân viên kinh doanh cần phải biết đặt mục tiêu, lên kế hoạch, đặc biệt là đam mê, hoài bão lớn để có thể thực hiện được mục tiêu đó. Do đó, khi có đam mê và sự nỗ lực thì công việc sẽ đạt kết quả tốt.

- Kiên trì: Sẽ không ít lần gặp những khó khăn, thử thách khi khách hàng từ chối, đưa ra các yêu cầu cao nhưng đó sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên kinh doanh tìm và đưa ra giải pháp hữu ích để thuyết phục được khách hàng. Nếu như bạn không kiên trì thì bạn khó có thể đưa ra các giải pháp này.

- Làm việc độc lập: Khi có tính tự lập thì nhân viên kinh doanh sẽ chủ động làm việc hơn, biết cách lên kế hoạch, sắp xếp và tổ chức công việc phù hợp với thứ tự làm việc ưu tiên phù hợp.

- Khả năng đàm phán, thuyết phục khách hàng: Khả năng đàm phán và giao tiếp là tố chất cần phải có của nhân viên kinh doanh. Khi bạn xây dựng được quan hệ tốt với các khách hàng thì bạn đã đạt tới 80% thành công khi bán hàng.

- Lạc quan, suy nghĩa tích cực: Những người nhân viên kinh doanh cần suy nghĩ tích cực, lạc quan. Điều này cho phép họ có thể nhìn nhận được vấn đề tốt nhất. Với mỗi thất bại, thay vì nản lòng thì họ sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm để lần sau làm việc hiệu quả hơn.

IV. Công việc của một nhân viên kinh doanh?

hoc truong gi ra lam nhan vien kinh doanh 3

Nhân viên kinh doanh làm nhiều công việc khác nhau như lên kế hoạch, thúc đẩy tiến trình hợp đồng ...

Có rất nhiều sinh viên ra trường thường lựa chọn công việc mang tính thời vụ, nhân viên bán hàng để vừa kiếm thêm thu nhập vừa chờ công việc đúng chuyên ngành theo học. Tuy nhiên với nghề kinh doanh thì ít người chọn bởi có áp lực thường liên quan tới doanh số. Vậy công việc của nhân viên kinh doanh là gì? Đó là:

- Duy trì mối quan hệ kinh doanh

- Trình các kế hoạch kinh doanh lên trưởng phòng kinh doanh

- Nắm rõ các sản phẩm của công ty

- Nắm rõ quy trình tiếp xúc khách hàng, xử lý các khiếu nại ...

- Xử lý các hợp đồng

- Đốc thúc tiến trình hợp đồng

- Bổ sung kiến thức

- Chứng tỏ bản thân

Để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi thì mọi người cần phải:

- Nắm vững thông tin sản phẩm, dịch vụ cùng chính sách bán hàng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng ...

- Nẵm vững thông tin trên thị trường, đánh giá về xu hướng thị trường vào thời gian tương lai ...

- Kỹ năng giao tiếp

- Trang phục và phong thái lịch sự thể hiện được sự tôn trọng các khách hàng, tạo ra cho bạn phong thái tự tin.

- Theo dõi tiến độ của các dự án, những phản hồi từ phía khách hàng.

V. Nhân viên kinh doanh học ngành gì? Học trường nào?

Làm nhân viên kinh doanh có cần bằng cấp không? Như nói ở trên, nhân viên kinh doanh có thể được đào tạo bài bản từ trường lớp hoặc do trải nghiệm thực tế mà thành. Do đó, dù bạn học ngành nào nhưng nếu như có đủ kỹ năng, tố chất của nhân viên kinh doanh thì bạn đều có thể trở thành nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thể học các ngành sau sẽ đảm bảo được khi ra trường, bạn có nền tảng kiến thức và định hướng sẵn có cho công việc khi bạn muốn làm nhân viên kinh doanh. Một số ngành học dưới đây sẽ giúp bạn theo đuổi được nghề hot này như:

1. Ngành Quản trị kinh doanh:

Học Quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có cơ hội học quản lý doanh nghiệp tốt như tạo nguồn vốn, quản lý nhân viên, quảng bá sản phẩm ... Ngành học này vô cùng thích hợp với ai yêu thích, đam mê theo đuổi kinh doanh.

Top trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tốt nhất hiện nay như:

- Ở Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính ...

- Ở TPHCM: Đại học Ngoại thương TPHCM, Đại học Kinh tế, Học viện Tài chính, Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM ...

- Đà Nẵng: Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học Duy Tân ...

2. Ngành Tâm lý học

Học ngành Tâm lý học, bạn sẽ học được cách giao tiếp, thấu hiểu được tâm lý của con người, từ đó bạn dễ dàng chinh phục được mọi khách hàng nên có thể làm chuyên viên nhân sự, truyền thông hoặc có thể làm nhân viên kinh doanh đều được.

Top trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất cả nước như:

- Đại học sư phạm Hà Nội

- Đại học Lao động - Xã Hội

- Đại học Báo chí - Tuyên truyền

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Học viện Quản lý Giáo dục

- Đại học Sư phạm TPHCM

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM

- Đại học Công nghệ TPHCM

- Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Đại học Hồng Đức

- Đại học Quy Nhơn

- Đại học Sư phạm - Đại học Huế

3. Ngành Marketing

Marketing là hình thức cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, gồm các hoạt động hướng đến khách hàng để thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của họ thông qua việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Mục tiêu của Marketing chính là trở thành cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Ngành này đào tạo các kiến thức liên quan tới Marketing gồm nghiên cứu thị trường, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, quảng bá sản phẩm ... với nhiều môn học có liên quan như Quản trị bán hàng, chiến lược giá và phân phối, hành vi người tiêu dùng ...

Top các trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất Việt Nam như:

- Ở phía Bắc: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

- Ở phía Nam: Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Kinh tế tài chính, Học viện Quản lý và Phát triển Minh Anh ...

4. Ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội

Ngành này sẽ mang tới cho bạn kiến thức về xã hội, văn hóa tốt nhất, giúp bạn trang bị các kiến thức và kỹ năng quan trọng, nhất là cách ăn nói giao tiếp. Đây chính là yếu tố tạo ra được niềm tin cho các khách hàng.

Top trường đào tạo ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội tốt nhất như:

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đại học Khoa hoc Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM

- Đại học Văn hóa Hà Nội

- Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I Hà Nội

- Đại học Khoa học - Đại học Huế

VI. Có nên làm nhân viên kinh doanh?

Hiện nay, làm việc trái ngành khá phổ biến trong giới trẻ, trong đó thì có nhiều người thành công nhưng cũng không ít người thất bạn. Như bạn cũng đừng quá lo lắng đối với việc làm trái ngành hoặc làm công việc áp lực như nhân viên kinh doanh.

Các bạn cần lưu ý nhất chính là bạn đã biết được nghề nào phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình, có quyết tâm, đam mê đi theo nghề không?

Trên thực tế thì nhiều bạn học ngành CNTT, ngành kỹ thuật nhưng khi ra trường không còn yêu thích ngành đó mà phát hiện ra yêu thích công việc kinh doanh hơn nên đã theo nghề nhân viên kinh doanh.

Nếu như bạn thấy mình hợp với nghề kinh doanh nhưng không có bằng cấp thì bạn cũng có thể ứng tuyển vào công ty đang tuyển nhân viên kinh doanh để có thể bắt đầu công việc yêu thích của mình. Sau đó, học hỏi và trải qua các kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ đạt được thành công trong nghề nghiệp.

https://thuthuat.taimienphi.vn/hoc-truong-gi-ra-lam-nhan-vien-kinh-doanh-49069n.aspx
Học trường gì ra làm nhân viên kinh doanh chính là câu hỏi có tính định hướng cao giúp các bạn rút ngắn thời gian và hướng tới con đường làm nhân viên kinh doanh đào tạo bài bản. Với thông tin hữu ích trên, hy vọng các bạn có được lựa chọn trường phù hợp.

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm kinh doanh quán Cafe
Nhân viên kinh doanh học trường gì?
Những ý tưởng kinh doanh nhỏ tại nhà có thu nhập tốt
Kinh nghiệm bán đồ ăn online trên mạng
Mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh update mới nhất 2023
Từ khoá liên quan:

Nhân viên kinh doanh

, nhan vien kinh doanh co can bang cap khong cong viec, co nen lam nhan vien kinh doanh,

SOFT LIÊN QUAN
  • CV ứng viên kinh doanh

    Cv xin việc ngành kinh doanh

    CV ứng viên kinh doanh là mẫu CV được sử dụng phổ biến trong hồ sơ đăng ký ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp. Nếu các bạn đang có dự định xin việc ở vị trí nhân viên kinh doanh thì v ...

Tin Mới