Nhân viên kinh doanh học trường gì?

Làm nhân viên kinh doanh học trường gì? Có rất nhiều bạn mơ ước sau khi ra trường sẽ được làm nhân viên kinh doanh nhưng lại không biết học ngành nào, trường gì để có thể làm công việc này. Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

Đối với các bạn học sinh, không phải ai cũng biết được nên chọn ngành nào, trường học nào để có thể ra trường dễ xin việc, lương cao, thậm chí là xác định được sở thích của mình. Một trong những ngành hot, dễ xin việc trong thời gian hiện tại và tương lai, đồng thời có mức thu nhập và hoa hồng cao thì không thể không kể tới ngành nhân viên kinh doanh. Nếu như bạn chưa có được định hướng chính xác cho mình khi muốn làm nhân viên kinh doanh thì hãy tham khảo bài viết nhân viên kinh doanh học trường gì? ngay sau đây.

nhan vien kinh doanh hoc truong gi

Học trường gì ra làm nhân viên kinh doanh?

Mục Lục bài viết:
1. Nhân viên kinh doanh nên học trường nào?.
2. Những điều cần biết về nhân viên kinh doanh.

 

I. Nhân viên kinh doanh học trường gì?

Học trường gì ra làm nhân viên kinh doanh và dễ xin việc? Theo chia sẻ của trang website tuyển dụng https://vn.joboko.com (trước đây là GoodCV.vn), các ngành và các trường đào tạo các sinh viên ra trường không lo thất nghiệp khi làm vị trí nhân viên kinh doanh như sau:

1. Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh mang đến cho bạn kiến thức về tạo nguồn vốn, quản lý kinh doanh, đưa ra chiến lược quảng cáo sản phẩm/dịch vụ .... Do đó, học ngành này, bạn vừa có thể theo học làm quản lý hoặc làm nhân viên kinh doanh đều được.

Top trường đào tạo Quản trị kinh doanh uy tín và chất lượng:

- Miền Bắc: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Thương Mại, học viện Tài chính ...

- Miền Nam: Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương TPHCM, Đại học Quốc tế (ĐHQG TPHCM)

- Miền Trung: Đại học Duy Tân, Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

2. Ngành Marketing

Maketing là ngành học đào tạo các sinh viên đưa ra các chiến lược quảng cáo, chăm sóc khách hàng, phân tích thị trường .... Tất cả các kiến thức này đều cần có trong một nhân viên kinh doanh, hỗ trợ quá trình kinh doanh hiệu quả. Do đó, học ngành Marketing, bạn có thể làm nhân viên kinh doanh hoặc làm nhân viên Marketing đều được.

Top trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất:

- Miền Bắc: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học RMIT Hà Nội
- Miền Nam: Đại học RMIT TPHCM, Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế - Luật
- Miền Trung: Đại học Nha Trang

3. Tâm lý học

Ngành tâm lý học là ngành nghiên cứu các hành vi, tinh thần, tư tưởng của con người, tác động tới hoạt động thể chất, tinh thần, hành vi của con người. Do đó, học ngành này sẽ giúp bạn hiểu được khách hàng của mình muốn gì, từ đó có thể thuyets phục được khách hàng.

Top trường đào tạo ngành Tâm lý học uy tín nhất

- Miền Bắc: Đại học Khao học xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Miền Nam: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM, Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Miền Trung: Đại học Sư phạm - Đại học Huế

4. Quản trị bán hàng

Học ngành Quản trị bán hàng, bạn sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng như hành vi bán hàng, Digital Marketing, quản trị chăm sóc khách hàng, giao tiếp.

Top các trường đào tạo ngành Quản trị bán hàng

- Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
- Cao đẳng Việt Mỹ
- Đại học Tài chính Marketing

5. Truyền thông báo chí và khoa học xã hội

Học ngành này, bạn sẽ có được các kỹ năng giao tiếp, hiểu hành vi, ngôn ngữ, cách suy nghĩ. Đây là yếu tố rất cần thiết trong nhân viên kinh doanh.

Top trường đào tạo ngành truyền thông, báo chí tốt nhất gồm có:

- Miền Bắc: Đại học Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, Đại học Khoa học và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Miền Nam: Đại học Khoa học và Nhân văn - ĐHQG TPHCM, Cao đẳng Phát thanh truyền hình II TPHCM.
- Miền Trung: Đại học Khoa học - ĐH Huế, Đại học Vinh

II. Những điều cần biết về nhân viên kinh doanh

1. Nhân viên kinh doanh là gì?

nhan vien kinh doanh hoc truong gi 2

Thích kinh doanh nên học ngành gì?

Nhân viên kinh doanh (tiếng Anh gọi là Sales Executive, Sales Supervisor) là người làm công việc liên quan tới việc xây dựng các chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ của công ty, tiếp thị và mô giới để có thể bán hết các sản phẩm/dịch vụ, đem tới cho công ty lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Do đó, nhân viên kinh doanh có vai trò quan trọng và cần thiết trong mọi doanh nghiệp.

Khác với các vị trí khác, nếu làm nhân viên kinh doanh thì bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực, áp lực doanh số, từ công ty và áp lực từ phía khách hàng nhưng đổi lại, khi bạn làm tốt, kiếm được nhiều lợi nhuận cho công ty, bạn sẽ hưởng % hoa hồng cao, tương xứng với năng lực của bạn.

2. Các yếu tố cần có của một nhân viên kinh doanh

Vai trò của nhân viên kinh doanh đối với các doanh nghiệp, công ty là rất lớn, góp phần quyết định tới doanh thu của công ty. Để trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, bạn cần hội tụ các yếu tố:

- Đam mê với nghề: Nhân viên kinh doanh là một ngành cần người làm có tham vọng, biết tắt mục tiêu và lên kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch đó, luôn thay đổi bản thân để phù hợp hơn với hiện tại, giúp tạo ra động lực lớn làm việc dù phía trước nhiều khó khăn. Như thế, bạn mới nỗ lực làm việc để có thể đạt được kết quả tốt.

- Làm việc độc lập: Khi bạn có tính làm việc độc lập, không phụ thuộc vào ai, bạn sẽ chủ động hơn khi làm việc, cũng như biết cách lên các kế hoạch làm việc cho bản thân để có thể đặt ra mục tiêu.

- Kiên trì: Khó khăn với nhân viên kinh doanh là khách hàng từ chối tiếp nhận sản phẩm/dịch vụ của công ty. Tuy nhiên, khi bạn kiên trì tìm kiếm cái mà khách hàng cần, lắng nghe ý kiến của khách hàng cũng như đưa ra giải pháp phù hợp để có thể thuyết phục được khách hàng dễ dàng hơn.

- Quyết đoán: Khi bạn tự tin vào sản phẩm/dịch vụ và tin vào các quyết định của mình thì đây là yếu tố giúp bạn tạo ra thành công.

- Lạc quan: Dù khó khăn, thất bại thì bạn cũng nên suy nghĩ lạc quan. Từ thất bại, bạn có thể rút ra được những bài học cho mình để lần sau gặp phải có thể giải quyết hiệu quả.

3. Kỹ năng mà nhân viên kinh doanh nên có

Khi bạn hội tụ các kỹ năng sau, bạn dễ dàng trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, xuất sắc, được công ty, doanh nghiệp coi trọng:

- Kỹ năng giao tiếp: Bạn có kỹ năng sẽ giúp đàm phán và thỏa thuận với các khách hàng của mình tốt hơn, đặc biệt là tạo ra được mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này tạo ra được sự cạnh tranh tốt cho bạn.

- Có vốn hiểu biết, chuẩn đoán tốt: Nếu bạn hiểu các vấn đề xã hội, kinh tế cơ bản, đặc biệt là hiểu về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang chào khách thì lời nói của bạn sẽ nhanh chóng đi vào lòng người, thuyết phục khách hàng mua hàng hiệu quả hơn.

- Kỹ năng nghiên cứu, chuẩn bị: Mọi thứ đều cần chuẩn bị và nhân viên kinh doanh cũng vậy. Điều này giúp bạn sẵn sàng, tự tin cho mọi tình huống. Tuy nhiên trước khi chuẩn bị, các bạn cần phải nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ, nghiên cứu đối thủ, thị trường hiện nay để có thể thuyết phục khách hàng của mình tốt nhất.

- Hợp tác tốt: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng là giải pháp, giúp giữ chân khách hàng ở lại với bạn và công ty hiệu quả.

- Chỉn chu, thân thiện: Vẻ ngoài ưa nhìn, thân thiện luôn nở nụ cười là điểm cộng thu hút và tạo thiện cảm với các khách hàng. Khi bạn thoải mái, cởi mở, khách hàng sẽ có hứng thú trao đổi với bạn hơn.

4. Cơ hội việc làm của nhân viên kinh doanh

Cũng theo chia sẻ của trang tuyển dụng https://vn.joboko.com cũng như nhìn trên thị trường tuyển dụng hiện nay, vai trò của nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp là rất to lớn, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển dụng và nhu cầu về tuyển dụng nhân viên kinh doanh đang dẫn đầu các trang web tuyển dụng nên các sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh.

5. Công việc của một nhân viên kinh doanh

Một nhân viên kinh doanh "lão làng" thường làm những công việc sau đây:

- Tìm hiểu về sản phẩm: Nắm bắt thông tin về sản phẩm như xuất xứ, chủng loại, ưu và nhược điểm của sản phẩm/dịch vụ so với các sản phẩm/dịch vụ cùng loại của đối thủ.
- Phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng: Phân tích, nghiên cứu thị trường, khoanh vùng các khách hàng để có thể tiết kiệm được các khách hàng tiềm năng, trung thành.
- Tiếp cận các khách hàng: Bạn ra thị trường, tìm kiếm khách hàng hoặc liên hệ với khách hàng thông qua số điện thoại, email nhằm phục vụ được mong muốn của khách hàng.
- Đàm phán, thương thảo hợp đồng: Khách hàng đã bị thuyết phục bởi bạn thì bước tiếp theo là bạn đàm phán về giá, ký kết hợp đồng. Ở bước này, bạn nên đưa ra chính sách ưu đãi, hậu mãi.
- Kiểm kê hóa đơn, hàng hóa: Điều này đảm bảo hàng hóa/ dịch vụ sẽ được giao khách đúng thời hạn, hợp lý.
- Chăm sóc khách hàng: Giải đáp và tư vấn khách hàng về sản phẩm.
- Báo cáo doanh thu với lãnh đạo.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Khi có kinh nghiệm làm việc, bạn dễ dàng ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh bất cứ doanh nghiệp/công ty nào.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nhan-vien-kinh-doanh-hoc-truong-gi-56170n.aspx
Hy vọng với giải đáp nhân viên kinh doanh học trường gì trên đây của Taimienphi.vn, bạn đã định hướng, lựa chọn ngành và trường học cho mình để có thể theo đuổi niềm đam mê với ngành này, đặc biệt ra trường dễ xin việc hơn.

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng trong CV
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV
Gửi CV qua email cần những gì? kinh nghiệm gửi CV xin việc online
Nhà tuyển dụng quan tâm gì nhất ở CV xin việc của bạn?
Cách viết CV hành chính văn phòng hay nhất
Từ khoá liên quan:

Nhân viên kinh doanh

, nhan vien kinh doanh thi hoc truong nao nganh gi,

SOFT LIÊN QUAN
  • CV xin việc vị trí nhân viên kinh doanh

    Mẫu CV xin việc vị trí nhân viên kinh doanh

    CV xin việc vị trí nhân viên kinh doanh là tài liệu tham khảo khi đi xin việc rất hữu ích dành cho các ứng viên là sinh viên mới ra trường hoặc các ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, việc chuẩn bị một CV xin việc vị trí nhân viên kinh doanh hoàn chỉnh, khoa học sẽ giúp cho các ứng viên nâng cao khả năng trúng tuyển vào doanh nghiệp mình yêu thích.

Tin Mới